Câu hỏi trắc nghiệm (20 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 2606
Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu dư vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO. Muối thu được trong dung dịch là muối nào sau đây:
- A. Fe(NO3)3
- B. Fe(NO3)3; Cu(NO3)2
- C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
- D. Cu(NO3)2
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 2607
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm:
- A. IIA.
- B. VIB.
- C. VIIIB.
- D. IA.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 2608
Cho phương trình phản ứng:
aFe3O4 + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O
Tỷ lệ a : b là:- A. 3 : 10
- B. 3 : 28
- C. 1 : 14
- D. 1 : 3
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 2609
Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
- A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.
- B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
- C. Không có bọt khí bay lên.
- D. Dung dịch không chuyển màu.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 2610
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:
- A. Sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
- B. Sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
- C. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
- D. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 2611
Cho các phản ứng sau:
2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
Tính oxi hóa tăng dần của các cặp oxi hóa khử trên dãy điện hóa là thứ tự nào sau đây:- A. I2/2I- < Cl2/2Cl- < Fe3+/Fe2+.
- B. Fe3+/Fe2+ < Cl2/2Cl- < I2/2I-.
- C. I2/2I- < Fe3+/Fe2+ < Cl2/2Cl-.
- D. Cl2/2Cl- < Fe3+/Fe2+ < I2/2I-.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 2612
Khi cho kim loại M tác dụng với dung dịch chứa Fe3+ chỉ xảy ra phản ứng: M + nFe3+ → Mn+ + nFe2+
Vậy Mn+/M thuộc khoảng nào trong dãy điện hóa của kim loại?
- A. Từ Fe2+/Fe đến Fe3+/Fe2+.
- B. Từ Mg2+/Mg đến Fe3+/Fe2+.
- C. Từ Mg2+/Mg đến Fe2+/Fe.
- D. Từ Fe3+/Fe2+ trở về sau.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 2613
Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 2614
Cho 14,8 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Kết thúc phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn không tan và V lít khí H2 (đo ở đktc). Giá trị V là:
- A. 1,12.
- B. 2,24.
- C. 5,6.
- D. 3,36.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 2615
Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HCl thu được dung dịch X chứa 2 chất tan với số mol bằng nhau. Cho AgNO3 vào X tới dư đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,448 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với?
- A. 35,4
- B. 33,9.
- C. 36,5.
- D. 28,6.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 2616
Hòa tan hoàn toàn 0,10 mol FeS2 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được khí NO2 và dung dịch X. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng. Biết rằng Fe và S trong FeS2 bị oxi hóa đến số oxi hóa cao nhất.
- A. 1,4 mol
- B. 1,6 mol
- C. 1,8 mol
- D. 1,5 mol
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 2617
Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đuợc 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu đuợc là:
- A. 75,75 gam.
- B. 68,55 gam.
- C. 54,45 gam.
- D. 89,70 gam.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 2618
Cho khí CO đi qua ống chứa 0,04 mol X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng, ta nhận được 4,784 gam chất rắn Y ( gồm 4 chất), khí đi ra khỏi ống dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp X là:
- A. 24,42%
- B. 25,15%
- C. 32,55%
- D. 13,04%
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 117654
Phương trình hóa học nào sau đây sai:
-
A.
2Fe + 6H2SO4(đ) → 3SO2 + Fe2(SO4)3 + 6H2O
-
B.
Fe + 6HNO3(l) → 3NO2 + Fe(NO3)3 + 3H2O
-
C.
Fe + 4HNO3(l) → NO + Fe(NO3)3 + 2H2O
- D. 3FeS + 12HNO3 → 9NO + Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 6H2O
-
A.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 117655
Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hóa chất này là:
-
A.
dung dịch NaOH đặc
-
B.
dung dịch HCl đặc
- C. dung dịch H2SO4
- D. dung dịch HNO3 đặc
-
A.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 117656
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng một lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp gồm hai khí X, Y. Công thức hóa học của X, Y lần lượt là:
- A. H2S và SO2
- B. H2S và CO2
- C. SO2 và CO
- D. SO2 và CO2
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 117657
Cho a mol sắt tác dụng hết với a mol khí clo thu được chất rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây?
- A. AgNO3
- B. NaOH
- C. Cu
- D. khí Cl2
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 117658
Hỗn hợp X gồm Fe và FeS. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc). Mặt khác, m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và SO2. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
- A. 45,9%
- B. 54,1%
- C. 43,9%
- D. 52,1%
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 117659
Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3, thu được 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là:
- A. 0,01 và 0,01
- B. 0,03 và 0,03
- C. 0,02 và 0,02
- D. 0,03 và 0,02
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 117661
Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO31,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại. Giá trị của m là:
- A. 8,96.
- B. 16,80.
- C. 11,20.
- D. 14,00.