QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 92492 Thuận lợi mới của cách mạng Việt Nam sau chiến thắng Biên giới (1950) là A. căn cứ địa Việt Bắc được bảo vệ. B. được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. C. quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. tiêu hao được một bộ phận sinh lực địch. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 92493 Yếu tố quốc tế tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương là A. xu thế hòa hoãn Đông - Tây. B. xu thế toàn cầu hóa. C. sự hòa hoãn giữa các nước lớn. D. chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 92494 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (1858 -1859) đã không A. buộc thực dân Pháp phải chuyển hướng tấn công vào Gia Định. B. chứng tỏ tinh thần đoàn kết, chủ động kháng chiến của nhân dân. C. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. D. phản ánh sự phối hợp chiến đấu giữa triều đình Huế với nhân dân. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 92495 Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1913) ở Việt Nam trong bối cảnh A. đã cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam. B. đang tiến hành quá trình xâm lược toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. C. đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. D. đã dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 92496 Một trong những ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu người Nga. B. xóa bỏ chế độ bóc lột, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga. C. làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh, bao trùm thế giới. D. đưa nhân dân lao động Nga lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 92497 Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về A. Khuynh hướng. B. Kẻ thù trước mắt. C. Động cơ. D. Lực lượng lãnh đạo. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 92498 Nội dung mới thể hiện sự tiến bộ và nhân văn trong Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) là A. Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh. B. các bên tham chiến ngừng bắn, chấm dứt các hoạt động quân sự. C. các đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. D. các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 92499 Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975), để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, Đảng Lao động Việt Nam đã đưa ra biện pháp gì? A. Tăng lương, thực hiện đời sống mới. B. Đưa nông dân vào các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao. C. Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. D. Tăng cường vệ sinh phòng bệnh, chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 92500 Nội dung nào không phải là lí do Đảng cộng sản Đông Dương chưa chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)? A. Tầng lớp trung gian còn ảo tưởng vào Nhật. B. Lực lượng của Nhật chưa hoàn toàn suy yếu. C. Cơ sở Đảng ở các địa phương chưa sẵn sàng. D. Lực lượng của Pháp ở Đông Dương còn mạnh. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 92501 Ý nghĩa quan trọng của chiến thắng Bình Giã (2/12/1964) ở Việt Nam là A. chứng tỏ sự bất lực, yếu kém của Chính phủ và quân đội Hoa Kỳ. B. mở đầu thời kì khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn. C. làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. D. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 92502 Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau được kí kết ngày 23/8/1939 là A. đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng của Liên Xô đối với phát xít Đức. B. mục tiêu hàng đầu trong chính sách không can thiệp của Mỹ. C. thắng lợi trong chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp. D. giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 92503 Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1969 đến năm 1973, Mỹ tiếp tục A. sử dụng thủ đoạn ngoại giao, hoà hoãn Liên Xô - Trung Quốc. B. âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. C. sử dụng quân Mỹ và quân đồng minh làm lực lượng xung kích. D. tăng cường hơn nữa việc dồn dân lập “ấp chiến lược”. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 92504 Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chế độ phong kiến. B. chế độ nô lệ. C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 92505 “Người khổng lồ về kinh tế, chú lùn về chính trị” là cụm từ nói về nước nào? A. Canađa. B. Nhật Bản. C. Pháp. D. Cộng hòa liên bang Đức Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 92506 Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Inđônêxia. B. Việt Nam. C. Thái Lan. D. Lào. Xem đáp án ◄1...165166167168169...179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật