YOMEDIA
NONE

Bài tập 63 trang 166 SBT Toán 9 Tập 1

Giải bài 63 tr 166 sách BT Toán lớp 9 Tập 1

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A.\) Đường tròn nội tiếp tam giác \(ABC\) tiếp xúc với \(BC\) tại \(D.\) Chứng minh rằng: \({S_{ABC}} = BD.DC\)

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

Sử dụng kiến thức: 

+)  Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

+) Sử dụng định lí Py-ta-go: trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết

Gọi \(E\) và \(F\) lần lượt là tiếp điểm của đường tròn với \(AB\) và \(AC.\)

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có:

\(AE = AF\) 

\( BE = BD\)

\( CD = CF\)

Ta lại có: \(BD = BC - CD\)

\( BE = AB – AE\)

Suy ra: \(BD + BE = AB + BC – (AE + CD )\)

\( = AB + BC – (AF + CF)\)

\(= AB + BC – AC\)

Suy ra: \(BD =\displaystyle {{AB + BC - AC} \over 2}\)

Lại có: \(CD = BC – BD\)

\( CF = AC = AF\)

Suy ra: \(CD + CF \)\(= BC + AC – ( BD + AF)\)

\(= BC + AC – (BE + AE)\)

\(= BC + AC – BA\)

Suy ra: \(CD = \displaystyle {{BC + AC - AB} \over 2}\)

Ta có:  \(BD.CD\)\( =\displaystyle  {{AB + BC - AC} \over 2}.{{BC + AC - AB} \over 2}\)

\(\displaystyle = {{\left[ {BC - (AC - AB)} \right]\left[ {BC + (AC - AB)} \right]} \over 4}\)

\(\displaystyle ={{B{C^2} - {{(AC - AB)}^2}} \over 4}\)

\( = \displaystyle {{B{C^2} - A{C^2} - A{B^2} + 2AB.AC} \over 4}\)  \((1)\)

Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(ABC,\) ta có:

\( BC^2 = AB^2 + AC^2  \;\;         (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra: \(BD.CD = \displaystyle {{2AB.AC} \over 4} \)\(=  \displaystyle {{AB.AC} \over 2}\)

Mà \({S_{ABC}} = \displaystyle {1 \over 2}AB.AC\)

Vậy \({S_{ABC}} = BD.DC.\

-- Mod Toán 9 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 63 trang 166 SBT Toán 9 Tập 1 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • Lê Nhật Minh
    Bài 48 (Sách bài tập - tập 1 - trang 164)

    Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (M, N là các tiếp điểm)

    a) Chứng minh rằng \(OA\perp MN\)

    b) Vẽ đường kính NOC. Chứng minh rằng MC // AO

    c) Tính độ dài các cạnh của tam giác AMN biết OM = 3cm, OA = 5cm

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hi hi

    Cho (O) ,điểm K nằm bên ngoài (O) .Kẻ các tiếp tuyến KA,KB với (O) , ( A,B là các tiếp điểm ).Kẽ đk A,O,C, tiếp tuyến của (O) tại C cắt AB ở E. CMR:

    a) \(\Delta KBC\approx\Delta OBE\)

    b) \(CK\perp OE\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Trung Thành

    cho (O;R) có đường kính BC, lấy điểm A thuộc đường tròn tâm O sao cho AB=R

    a. CM: tam giác ABC vuông và tính AC theo R

    b. tiếp tuyến tại A của (O) cắt đường thẳng BC tại M. trên đường ròn tâm O lấy điểm D sao cho MD=MA( điểm D khác điểm A) , CMR: MD là tiếp tuyến của đường tròn tâm O

    c. vẽ đường kính AK của (O) , MK cắt (O) tại E,( E khác K) . gọi H là giao điểm của AD và MO. CMR: ME.MK=MH.MO

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON