Phần hướng dẫn giải bài tập Toán 8 Bài 9 Biến đổi các biểu thức hữu tỉ, Giá trị của phân thức sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Đại số 8 Tập 1
-
Bài tập 46 trang 57 SGK Toán 8 Tập 1
Biến đổi mỗi biểu thức sau thành một phân thức đại số:
a) \(\frac{1+\frac{1}{x}}{1-\frac{1}{x}}\);
b) \(\frac{1-\frac{2}{x+1}}{1-\frac{x^{2}-2}{x^{2}-1}}\).
-
Bài tập 47 trang 57 SGK Toán 8 Tập 1
Với giá trị nào của x thì giá trị của mỗi phân thức sau được xác định?
a) \(\frac{5x}{2x+4}\);
b) \(\frac{x-1}{x^{2}-1}\).
-
Bài tập 48 trang 58 SGK Toán 8 Tập 1
Cho phân thức \(\frac{x^2+4x+4}{x+2}\)
a) Với điều kiện nào của x thì giá trị của phân thức được xác định?
b) Rút gọn phân thức?
c) Tìm giá trị của x để giá trị của phân thức bằng 1
d) Có giá trị nào của x để giá trị của phân thức bằng 0 hay không?
-
Bài tập 49 trang 58 SGK Toán 8 Tập 1
Đố. Đố em tìm được một phân thức (của một biến x) mà giá trị của nó tìm được xác định với mọi giá trị của x khác các ước của 2.
-
Bài tập 44 trang 36 SBT Toán 8 Tập 1
Biến đổi các biểu thức sau thành phân thức
a. \({1 \over 2} + {x \over {1 - {x \over {x + 2}}}}\)
b. \({{x - {1 \over {{x^2}}}} \over {x + {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}}}\)
c. \({{1 - {{2y} \over x} + {{{y^2}} \over {{x^2}}}} \over {{1 \over x} - {1 \over y}}}\)
d. \({{{x \over 4} - 1 + {3 \over {4x}}} \over {{x \over 2} - {6 \over x} + {1 \over 2}}}\)
-
Bài tập 45 trang 36 SBT Toán 8 Tập 1
Thực hiện các phép tính sau :
a. \(\left( {{{5x + y} \over {{x^2} - 5xy}} + {{5x - y} \over {{x^2} + 5xy}}} \right).{{{x^2} - 25{y^2}} \over {{x^2} + {y^2}}}\)
b. \({{4xy} \over {{y^2} - {x^2}}}:\left( {{1 \over {{x^2} + 2xy + {y^2}}} - {1 \over {{x^2} - {y^2}}}} \right)\)
c. \(\left[ {{1 \over {{{\left( {2x - y} \right)}^2}}} + {2 \over {4{x^2} - {y^2}}} + {1 \over {{{\left( {2x + y} \right)}^2}}}} \right].{{4{x^2} + 4xy + {y^2}} \over {16x}}\)
d. \(\left( {{2 \over {x + 2}} - {4 \over {{x^2} + 4x + 4}}} \right):\left( {{2 \over {{x^2} - 4}} + {1 \over {2 - x}}} \right)\)
-
Bài tập 46 trang 36 SBT Toán 8 Tập 1
Tìm điều kiện của biến để giá trị của phân thức xác định :
a. \({{5{x^2} - 4x + 2} \over {20}}\)
b. \({8 \over {x + 2004}}\)
c. \({{4x} \over {3x - 7}}\)
d. \({{{x^2}} \over {x + z}}\)
-
Bài tập 47 trang 36 SBT Toán 8 Tập 1
Phân tích mẫu thức của các phân thức sau thành nhân tử rồi tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức xác định :
a. \({5 \over {2x - 3{x^2}}}\)
b. \({{2x} \over {8{x^3} + 12{x^2} + 6x + 1}}\)
c. \({{ - 5{x^2}} \over {16 - 24x + 9{x^2}}}\)
d. \({3 \over {{x^2} - 4{y^2}}}\)
-
Bài tập 48 trang 37 SBT Toán 8 Tập 1
Có bạn nói rằng các phân thức \(\displaystyle {{2x} \over {2x - 2}},\)\(\displaystyle {1 \over {{x^2} - 2x + 1}},\)\(\displaystyle {{5{x^3}} \over {\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 1} \right)}}\) có cùng điều kiện của biến \(x\).
Điều đó đúng hay sai ? Vì sao ?
-
Bài tập 49 trang 37 SBT Toán 8 Tập 1
a. Tìm một phân thức (một biến) mà giá trị của nó được xác định với mọi giá trị của biến khác các số nguyên lẻ lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.
b. Tìm một phân thức (một biến) mà giá trị của nó được xác định với mọi giá trị của biến khác \( \pm \sqrt 2 \)
-
Bài tập 50 trang 37 SBT Toán 8 Tập 1
Đố. Đố em tìm được một cặp phân thức của biến \(x\) mà khi giá trị của phân thức này bằng \(0\) thì giá trị của phân thức kia không xác định và ngược lại khi giá trị của phân thức kia bằng \(0\) thì giá trị của phân thức này không xác định.
Em có thể tìm được bao nhiêu cặp phân thức như thế ?
-
Bài tập 51 trang 37 SBT Toán 8 Tập 1
Tính giá trị của các biểu thức :
a. \({{3{x^2} - x} \over {9{x^2} - 6x + 1}}\)tại \(x = - 8\)
b. \({{{x^2} + 3x + 2} \over {{x^3} + 2{x^2} - x - 2}}\)tại \(x = 1000001\)
-
Bài tập 52 trang 37 SBT Toán 8 Tập 1
Tìm điều kiện của các biến trong mỗi phân thức sau đây. Chứng minh rằng khi giá trị của phân thức xác định thì giá trị đó không phụ thuộc vào các biến x và y (nghĩa là chứng tỏ rằng có thể biến đổi phân thức đã cho thành một biểu thức không chứa x và y ) :
a. \({{{x^2} - {y^2}} \over {\left( {x + y} \right)\left( {6x - 6y} \right)}}\)
b. \({{2ax - 2x - 3y + 3ay} \over {4ax + 6x + 9y + 6ay}}\) ( a là hằng số khác )
-
Bài tập 53 trang 37 SBT Toán 8 Tập 1
Đố. Đố em tìm được giá trị của x để giá trị của phân thức \({{4{x^2} - 4{x^3} + {x^4}} \over {{x^3} - 2{x^2}}}\) bằng:
a. – 2
b. 2
c. 0
-
Bài tập 54 trang 37 SBT Toán 8 Tập 1
Cho biểu thức \({{{x^2} + 2x} \over {2x + 10}} + {{x - 5} \over x} + {{50 - 5x} \over {2x\left( {x + 5} \right)}}\)
a. Tìm điều kiện của biến x để giá trị của biểu thức được xác định.
b. Tìm giá trị của x để giá trị của biểu thức bằng 1
c. Tìm giá trị của x để giá trị của biểu thức bằng \( - {1 \over 2}\)
d. Tìm giá trị của x để giá trị của biểu thức bằng – 3
-
Bài tập 55 trang 38 SBT Toán 8 Tập 1
Tìm x, biết :
a. \({{2x + 1} \over {{x^2} - 2x + 1}} - {{2x + 3} \over {{x^2} - 1}} = 0\)
b. \({3 \over {x - 3}} - {{6x} \over {9 - {x^2}}} + {x \over {x + 3}} = 0\)
-
Bài tập 56 trang 38 SBT Toán 8 Tập 1
Với giá trị nào của x thì giá trị của mỗi biểu thức sau bằng 0 :
a. \({x \over {{x^2} - 4}} + {3 \over {{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}?\)
b. \({1 \over {{x^2} + x + 1}} + x - 1?\)
-
Bài tập 57 trang 38 SBT Toán 8 Tập 1
Tìm giá trị nguyên của biến x để tại đó giá trị của mỗi biểu thức sau là một số nguyên :
a. \({2 \over {x - 3}}\)
b. \({3 \over {x + 2}}\)
c. \({{3{x^3} - 4{x^2} + x - 1} \over {x - 4}}\)
d. \({{3{x^2} - x + 1} \over {3x + 2}}\)
-
Bài tập 9.1 trang 39 SBT Toán 8 Tập 1
Biết rằng \(Q \displaystyle = {{{x^2} - 6x + 9} \over {{x^2} - 9}}\)\(\displaystyle = {{{{\left( {x - 3} \right)}^2}} \over {\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right)}}\)\(\displaystyle = {{x - 3} \over {x + 3}}\) .
Hãy tính giá trị của biểu thức Q. Câu trả lời nào sau đây là sai ?
A. Giá trị của \(Q\) tại \(x = 4\) là \(\displaystyle {{4 - 3} \over {4 + 3 }} = {1 \over 7}\)
B. Giá trị của \(Q\) tại \(x = 1\) là \(\displaystyle {{1 - 3} \over {1 + 3}} = - {1 \over 2}\)
C. Giá trị của \(Q\) tại \(x = 3\) là \(\displaystyle {{3 - 3} \over {3 + 3}} = 0\)
D. Giá trị của \(Q\) tại \(x = 3\) không xác định.
-
Bài tập 9.2 trang 39 SBT Toán 8 Tập 1
Với mỗi biểu thức sau, hãy tìm giá trị của x để giá trị tương ứng của biểu thức bằng 1 :
a. \({{1 + {x^2} + {1 \over x}} \over {2 + {1 \over x}}}\)
b. \({{1 + {x^2} - {4 \over {x + 1}}} \over {2 - {4 \over {x + 1}}}}\)