YOMEDIA
NONE

Toán 7 Bài 7: Đa thức một biến


Nội dung bài học sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến khái niệm Đa thức một biến. Bên cạnh đó là hệ thống bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm chủ nội dung này.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đa thức một biến

  • Đa thức một biến là tổng của các đơn thức của cùng một biến. Do đó, mỗi số cũng có thể coi là một đa thức của một biến nào đó.
  • Sau đó thu gọn đa thức có thể được sắp xếp theo luỹ thừa giảm dần hoặc tăng tằng của biến.

1.2. Bậc của đa thức một biến

Bậc của đa thức một biến khác đa thức không (đa thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến có trong đa thức đó.

1.3. Hệ số, giá trị của một đa thức

a. Hệ số của đa thức:

  • Hệ số cao nhất là hệ số của số hạng có bậc cao nhất.
  • Hệ số tự do là số hạng không chứa biến.

b. Giá trị của đa thức f(x) tại x=a được kí hiệu là f(a).


Ví dụ 1:

Thu gọn các đa thức sau và sắp xếp theo luỹ thừa giảm dần của biến:

a. \(2{x^3} - {x^5} + 3{x^4} + {x^2} - \frac{1}{2}{x^3} + 3{x^5} - 2{x^2} - {x^4} + 1\).

b. \({x^7} - 3{x^4} + 2{x^3} - {x^2} - {x^4} - x + {x^7} - {x^3} + 5\).

Hướng dẫn giải:

a.

\(\begin{array}{l}2{x^3} - {x^5} + 3{x^4} + {x^2} - \frac{1}{2}{x^3} + 3{x^5} - 2{x^2} - {x^4} + 1\\ = (2{x^3} - \frac{1}{2}{x^3}) + ( - {x^5} + 3{x^5}) + (3{x^4} - {x^4}) + ({x^2} - 2{x^2}) + 1\\ = \frac{2}{3}{x^3} + 2{x^5} + 2{x^4} - {x^2} + 1\\ = 2{x^5} + 2{x^4} + \frac{2}{3}{x^3} - {x^2} + 1\end{array}\).

b.

\(\begin{array}{l}{x^7} - 3{x^4} + 2{x^3} - {x^2} - {x^4} - x + {x^7} - {x^3} + 5\\ = ({x^7} + {x^7}) + ( - 3{x^4} - {x^4}) + (2{x^3} - {x^3}) + ( - {x^2}) + 5\\ = 2{x^7} - 4{x^4} + {x^3} - {x^2} - x + 5\end{array}\).


Ví dụ 2:

Tính giá trị của các đa thức:

a. \(x + {x^2} + {x^3} + {x^4} + {x^5} + ... + {x^{99}} + {x^{100}}\) tại x=-1.

b. \({x^2} + {x^4} + {x^6} + {x^8} + .... + {x^{98}} + {x^{100}}\) tại x=-1.

Hướng dẫn giải:

a. Thay x=-1 vào ta được:

\(\begin{array}{l}x + {x^2} + {x^3} + {x^4} + {x^5} + ... + {x^{99}} + {x^{100}}\\ = ( - 1) + {( - 1)^2} + {( - 1)^3} + {( - 1)^4} + {( - 1)^5} + ... + {( - 1)^{99}} + {( - 1)^{100}}\\ =  - 1 + 1 - 1 + 1 - 1 + 1 + ... - 1 + 1 = 0\end{array}\).

b. Thay x=-1 vào ta được:

\(\begin{array}{l}{x^2} + {x^4} + {x^6} + {x^8} + .... + {x^{98}} + {x^{100}}\\ = {( - 1)^2} + {( - 1)^4} + {( - 1)^6} + {( - 1)^8} + .... + {( - 1)^{98}} + {( - 1)^{100}}\\ = \underbrace {1 + 1 + ...... + 1}_{50\,\,so\,\,\,hang} = 50\end{array}\).


Ví dụ 3:

Cho đa thức sau:

\(5{x^7} - 7{x^6} + 5{x^5} - 4{x^4} + 7{x^6} - 3{x^2} + 1 - 5{x^7} - 3{x^5}\)

Bậc của đa thức đã cho là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Thu gọn đa thức đã cho ta được:

\(\begin{array}{l}5{x^7} - 7{x^6} + 5{x^5} - 4{x^4} + 7{x^6} - 3{x^2} + 1 - 5{x^7} - 3{x^5}\\ = (5{x^7} - 5{x^7}) + ( - 7{x^6} + 7{x^6}) + (5{x^5} - 3{x^5}) - 4{x^4} - 3{x^2} + 1\\ = 2{x^5} - 4{x^4} - 3{x^2} + 1\end{array}\).

Đa thức có bậc là 5.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Cho \(P(x) =  - 3{x^2} + 7x + 12 - 28{x^4}\) và \(Q(x) = 13{x^2} + 22{x^3} + 15{x^4} + 3x.\). Tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x).

Hướng dẫn giải:

Ta có: \(\frac{\begin{array}{l}P(x) = 12 + 7x - 3{x^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 28{x^4}\\ + \\Q(x) = \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3x + 13{x^2} + 22{x^3} + 15{x^4}\end{array}}{{P(x) + Q(x) = 12 + 10x + 10{x^2} + 22{x^3} - 13{x^4}}}\).

Và: \(\frac{\begin{array}{l}P(x) = 12 + 7x - 3{x^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 28{x^4}\\ + \\ - Q(x) = \,\,\,\,\,\,\, - \,3x - 13{x^2} - 22{x^3} - 15{x^4}\end{array}}{{P(x) - Q(x) = 12 + 4x - 16{x^2} - 22{x^3} - 43{x^4}}}\).


Bài 2:

Cho đa thức: \(f = 2x - {x^2} + 2.|x + 1|\)

a. Thu gọn đa thức f.

b. Tính giá trị của f khi \(x =  - \frac{3}{2}\).

Hướng dẫn giải:

\(f = 2x - {x^2} + 2.|x + 1|\)

a. Thu gọn:

Nếu \(\begin{array}{l}x + 1 \ge 0 \Rightarrow x \ge  - 1\\f = 2x - {x^2} + 2(x - 1) = 2x - {x^2} + 2x + 2\\ =  - {x^2} + 4x + 2\end{array}\).

Nếu \(x + 1 < 0 \Rightarrow x <  - 1\)

\(f = 2x - {x^2} + 1[ - (x - 1){\rm{]}} = 2x - {x^2} - 2x - 2 =  - {x^2} - 2\)

Vậy \(f =  - {x^2} + 4x + 2\) với \(x \ge  - 1\)

\( - {x^2} - 2\) với \(x <  - 1\).

b. Tính giá trị của f khi \(x =  - \frac{3}{2}\)

Vì \(x =  - \frac{3}{2} <  - 1\) nên \(f =  - {x^2} - 2 =  - {\left( { - \frac{3}{2}} \right)^2} - 2 =  - \frac{9}{4}2 =  - \frac{{17}}{4}\).


Bài 3:

Cho P(x) là một đa thức bậc 4 sao cho P(1)=P(-1) và P(2)=P(-2). Chứng minh rằng P(x)=P(-x) với mọi \(x \in Q.\)

Hướng dẫn giải:

P(x) là một đa thức bậc 4 nên P(x) có dạng thu gọn là:

\(P(x) = {a_0} + {a_1}x + {a_2}{x^2} + {a_3}{x^3} + {a_4}{x^4}\)

Từ các điều kiện P(1)=P(-1) và P(2)=P(-2), ta suy ra:

\(\begin{array}{l}{a_1} + {a_3} =  - {a_1} + {a_3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\\2{a_1} + 8{a_3} =  - 2{a_1} - 8{a_3}\,\,\,(2)\end{array}\)

Từ (1) và (2) suy ra: \({a_1} = {a_3} = 0\)

Vậy \(P(x) = {a_0} + {a_2}{x^2} + {a_4}{x^4} = {a_0} + {a_2}{( - x)^2} + {a_4}{( - x)^4} = P( - x)\) với mọi \(x \in Q.\)

Nhận xét:

Trong bài này, ta sử dụng dạng thu gọn của một đa thức bậc 4. Chú ý rằng dạng thu gọn của một đa thức bậc n là:

\(f(x) = {a_n}{x^n} + {a_{n - 1}}{x^{n - 1}} + .... + {a_1}x + {a_0}\)

Từ bài toán này ta rút ra: Nếu đa thức f(x) chỉ gồm các luỹ thừa bậc chẵn của biến x thì f(x)=f(-x) với mọi \(x \in Q.\)

3. Luyện tập Bài 7 Chương 4 Đại số 7 

Qua bài giảng Đa thức một biến này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Khái niệm đa thức một biến
  • Cách tính bậc của đa thức một biến
  • Hệ số, giá trị của một đa thức

3.1 Trắc nghiệm về Đa thức một biến

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK về Đa thức một biến

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 39 trang 43 SGK Toán 7 Tập 2

Bài tập 40 trang 43 SGK Toán 7 Tập 2

Bài tập 41 trang 43 SGK Toán 7 Tập 2

Bài tập 42 trang 43 SGK Toán 7 Tập 2

Bài tập 43 trang 43 SGK Toán 7 Tập 2

Bài tập 34 trang 24 SBT Toán 7 Tập 2

Bài tập 35 trang 24 SBT Toán 7 Tập 2

Bài tập 36 trang 24 SBT Toán 7 Tập 2

Bài tập 37 trang 25 SBT Toán 7 Tập 2

Bài tập 7.1 trang 25 SBT Toán 7 Tập 2

Bài tập 7.2 trang 25 SBT Toán 7 Tập 2

4. Hỏi đáp Bài 7 Chương 4 Đại số 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON