Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 20917
Trái đất hút mặt trăng với một lực bằng bao nhiêu? Cho biết khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất là r=38.107m, khối lượng của mặt trăng m=7,37.1022kg, khối lượng của trái đất M=6.1024kg.
- A. 2.1027N
- B. 22.1025N
- C. 2,04.1021N
- D. 2,04.1020N
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 20918
Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng bao nhiêu?
- A. 0,01m/s
- B. 2,5m/s
- C. 0,1m/s
- D. 10m/s
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 20919
Chọn câu đúng.
- A. Một vật đang đứng yên muốn chuyển động phải có lực tác dụng vào vật.
- B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn giảm dần thì sẽ chuyển động chậm dần.
- C. Một vật sẽ đứng yên nếu không có lực nào tác dụng vào vật
- D. Một vật luôn chuyển động cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng vào nó.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 20920
Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 15m với tốc độ dài 54 km/h. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là:
- A. 225m/s2.
- B. 1m/s2.
- C. 15m/s2.
- D. 1,5m/s2.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 20921
Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật sẽ chuyển động như thế nào?
- A. Vật dừng lại ngay.
- B. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 5m/s.
- C. Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại.
- D. Vật sẽ đổi hướng chuyển động.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 20922
Khi một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn và hướng không đổi thì
- A. vật sẽ chuyển động tròn đều.
- B. vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- C. vật sẽ chuyển động thẳng chậm dần đều.
- D. vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 20923
Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang, vật đứng yên. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Vật đứng yên vì lực ma sát đã giữ vật.
- B. Vật đứng yên vì lực tác dụng lên vật quá nhỏ.
- C. Vật đứng yên vì không có lực nào tác dụng lên vật.
- D. Vật đứng yên vì hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 20924
Khi khối lượng của hai vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
- A. tăng gấp 4 lần.
- B. giảm đi một nữa.
- C. tăng gấp 16 lần.
- D. giữ nguyên như cũ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 20925
Chọn phát biểu đúng.
- A. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục lò xo vào phía trong.
- B. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục lò xo ra phía ngoài.
-
C.
Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào phía trong.
- D. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng ra phía ngoài.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 20926
Một vật có khối lượng m=4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F=8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng:
- A. 30m
- B. 25m
- C. 5m
- D. 50m.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 20927
Lực ma sát trượt không phụ thuộc các yếu tố nào?
- A. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
- B. Bản chất và các điều kiện về bề mặt.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B mới đúng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 20928
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích
- A. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
- B. giảm lực ma sát để giảm hao mòn.
- C. tăng lực ma sát để xe khỏi trượt.
- D. giới hạn vận tốc của xe.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 20929
Tại cùng một địa điểm 2 vật có khối lượng m1<m2, trọng lực tác dụng lên 2 vật lần lượt là P1, P2 luôn thỏa điều kiện:
- A. P1= P2
- B. \(\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} < \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)
- C. P1> P2
- D. \(\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 20930
Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10Km với vận tốc 720Km/h.Người phi công phải thả bom từ xa, cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi đúng mục tiêu? Lấy g= 9,8 m/s2
- A. 4,5Km
- B. 9Km
- C. 13,5Km
- D. Một giá trị khác.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 20931
Khi người ta treo quả cân có khối lượng 300g vào đầu dưới của một lò xo có chiều dài ban đầu là 30cm (đầu trên cố định) thì lò so dãn ra và có chiều dài 33 cm. Cho g= 10 m/s2. Độ cứng của lò xo là:
- A. 1 N/m
- B. 10 N/m
- C. 100 N/m
- D. 1000 N/m
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 20932
Hai chất điểm bất kỳ hút nhau với một lực
- A. tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- B. tỷ lệ thuận với tích hai khối lượng.
- C. cả A và B đều đúng
- D. A hoặc B đúng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 20933
Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?
- A. Không thay đổi.
- B. Nhỏ hơn.
- C. Lớn hơn.
- D. Bằng không.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 20934
Lực ma sát trượt có độ lớn
- A. tỷ lệ với của trọng lượng của vật.
- B. tỷ lệ với độ lớn của áp lực.
- C. tỷ lệ với khối lượng của vật.
- D. tỷ lệ với vận tốc của vật.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 20935
Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu là v0. Tầm xa của vật được tính bằng công thức
- A. \(x = {v_0}\sqrt {\frac{g}{{2h}}} \)
- B. \(x = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
- C. \(x = {v_0}\sqrt {\frac{h}{{2g}}} \)
- D. \(x = {v_0}\sqrt {\frac{{2g}}{h}} \)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 20936
Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
- B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
- C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
- D. Trong mọi trường hợp : \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le \left| {{F_1} + {F_2}} \right|\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 20937
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30cm, khi bị nén lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
- A. 48cm
- B. 18cm.
- C. 22cm
- D. 40cm
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 20938
Một lò xo có độ cứng k=400N/m, để nó dãn ra được 10cm thì phải treo vào nó một vật có trọng lượng bằng:
- A. 400N
- B. 40N
- C. 4000N
- D. 4N
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 20939
Lực \(\overrightarrow F \) truyền cho vật khối lượng \({m_1}\) gia tốc 2m/s², truyền cho vật khối lượng \({m_1}\) gia tốc 6m/s². Lực \(\overrightarrow F \) sẽ truyền cho vật khối lượng \(m = {m_1} + {m_2}\) gia tốc :
- A. 1,5 m/s².
- B. 2 m/s².
- C. 4 m/s².
- D. 8 m/s².
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 20940
Điều nào sau đây là sai với ý nghĩa của tính quán tính một vật?
- A. Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
- B. Nguyên nhân làm cho các vật tiếp tục chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào nó mất đi chính là tính quán tính của vật.
- C. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
- D. Những vật có khối lượng rất nhỏ thì không có quán tính.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 20941
Bi A có khối lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại cùng một vị trí, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ vo. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng.
- A. A chạm đất trước B.
- B. Cả hai đều chạm đất cùng lúc.
- C. A chạm đất sau B.
- D. Chưa biết giá trị vo nên chưa kết luận được.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 20942
Một người đẩy một vật trượt thẳng nhanh dần đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực theo phương ngang có độ lớn 400N. Khi đó, độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
- A. lớn hơn 400N.
- B. nhỏ hơn 400N.
- C. bằng 400N.
- D. bằng độ lớn phản lực của sàn nhà tác dụng lên vật.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 20943
Một trái bóng bàn được truyền một vận tốc đầu v0=0,5m/s. Hệ số ma sát giữa quả bóng và mặt bàn bằng 0,01. Coi bàn đủ dài, Lấy g= 10 m/s2. Quãng đường mà quả bóng chuyển động trên bàn cho đến khi dừng lại là
- A. 1,25m
- B. 2,5m
- C. 5m
- D. Một giá trị khác.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 20944
Một chiếc xe chạy trên chiếc cầu cong vòng lên bán kính R. Tại Điểm cao nhất của cầu, áp lực gây ra do xe tác dụng lên cầu
- A. nhỏ hơn trọng lượng xe.
- B. nhỏ hơn khối lượng xe.
- C. bằng trọng lượng xe.
- D. lớn hơn trọng lượng xe.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 20945
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khối lượng?
- A. Khối lượng đo bằng đơn vị Kg.
- B. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không thay đổi đối với mỗi vật.
- C. Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính của vật càng nhỏ và ngược lại.
- D. Khối lượng có tính chất cộng được.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 20946
Một vật đang trượt trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát sẽ thay đổi thế nào nếu ta tăng khối lượng của vật.
- A. Hệ số ma sát tăng do áp lực tăng.
- B. Hệ số ma sát giảm do áp lực tăng.
- C. Hệ số ma sát không đổi.
- D. Hệ số ma sát tăng do trọng lực tăng.