Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 22633
Một chất điểm dao động điều hòa. Khi đi qua vị trí cân bằng, tốc độ của chất điểm là 40cm/s, tại vị trí biên gia tốc có độ lớn 200cm/s2. Biên độ dao động của chất điểm là:
- A. 0,1 m.
- B. 8 cm.
- C. 5 cm.
- D. 0,8 m.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 22634
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox, khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì tốc độ của nó là 0,5 m/s. Khi chất điểm có tốc độ 40 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là 1,5 m/s2. Biên độ dao động của vật là:
- A. 6 cm.
- B. 8 cm.
- C. 5 cm.
- D. 10 cm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 22635
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là:
- A. A = 2 cm.
- B. A = 3 cm.
- C. A= 5 cm.
- D. A = 21 cm.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 22636
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình \(x = A\cos (\omega t + \frac{5 \pi }{6})\). Vận tốc của con lắc đạt cực đại tại thời điểm:
- A. \(t = \frac{T}{3}.\)
- B. \(t = 0,5T.\)
- C. \(t = \frac{T}{6}.\)
- D. \(t = \frac{T}{12}.\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 22637
Sự cộng hưởng cơ
- A. Được ứng dụng để chế tạo đồng hồ quả lắc.
- B. Xảy ra khi vật chịu tác dụng của ngoại lực có độ lớn không đổi.
- C. Có lợi vì làm tăng biên độ và có hại vì tần số thay đổi.
- D. Chỉ có thể xảy ra khi vật dao động cưỡng bức.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 22638
Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Trong thời gian 31,4 s chất điểm thực hiện được 100 dao động toàn phần. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí có li độ 2 cm theo chiều âm với tốc độ là \(40\sqrt{3}\) cm/s. Lấy \(\pi = 3,14\). Phương trình dao động của chất điểm là:
- A. \(x = 6\cos (20t + \frac{\pi }{6})\ (cm).\)
- B. \(x = 4\cos (20t - \frac{\pi }{6})\ (cm).\)
- C. \(x = 4\cos (20t + \frac{\pi }{3})\ (cm).\)
- D. \(x = 6\cos (20t - \frac{\pi }{3})\ (cm).\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 22639
Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox có phương trình dao động là \(x = 8\cos(2\pi t + \frac{5\pi}{6})\) cm. Tại thời điểm t vật có li độ x = 6 cm và đang chuyển động ra xa vị trí cân bằng, sau đó 0,25 s vật có li độ:
- A. \(2\sqrt{3}\ cm.\)
- B. \(2\sqrt{7}\ cm.\)
- C. \(-2\sqrt{3}\ cm.\)
- D. \(-2\sqrt{7}\ cm.\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 22640
Chọn ý sai. Đối với con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa:
- A. Ở vị trí cân bằng lò xo không biến dạng.
- B. Li độ có độ lớn bằng độ biến dạng lò xo.
- C. Lực đàn hồi là lực kéo về.
- D. Lò xo luôn dãn khi vật dao động điều hòa.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 22641
Ban đầu dùng một lò xo treo vật M tạo thành con lắc lò xo dao động với tần số f. Sau đó lấy 2 lò xo giống hệt lò xo trên ghép song song, treo vật M vào hệ lò xo này và kích thích cho hệ dao động. Tần số dao động của hệ:
- A. \(f' = \sqrt{2}f.\)
- B. \(f' = 2f.\)
- C. \(f' = \frac{1}{2}f.\)
- D. \(f' = f.\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 22642
Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x = 10\cos (4\pi t + \frac{\pi }{2})\) cm. Tốc độ trung bình của vật khi đi được quãng đường 20 cm kể từ t = 0 là:
- A. 0 cm/s.
- B. 80 cm/s.
- C. 50 cm/s.
- D. 40 cm/s.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 22643
Một vật dao động điều hòa với phương trình chuyển động \(x = 2\cos(2\pi t - \frac{\pi }{2})\) cm. Thời điểm để vật đi qua li độ x = 3 cm theo chiều âm lần đầu tiên kể từ thời điểm t = 2s là:
- A. \(\frac{27}{12}\ s.\)
- B. \(\frac{4}{3}\ s.\)
- C. \(\frac{7}{3}\ s.\)
- D. \(\frac{10}{3}\ s.\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 22644
Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x= 5\cos (4\pi t + \frac{\pi }{3})\) cm. Xác định quãng đường vật đi được sau \(\frac{7}{4}\) s kể từ thời điểm ban đầu?
- A. 35 cm.
- B. 70 cm.
- C. 60 cm.
- D. 100 cm.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 22645
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số góc, khác pha dao động điều hòa có đặc điểm nào sau đây?
- A. Tần số dao động tổng hợp khác tần số của các dao động thành phần.
- B. Pha ban đầu phụ thuộc vào biên độ và pha ban đầu của hai dao động thành phần.
- C. Chu kì dao động bằng tổng các chu kì của hai dao động thành phần.
- D. Biên độ bằng tổng các biên độ của hai dao động thành phần.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 22646
Trong mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều, cặp đại lượng nào dưới đây (theo thứ tự đó) tương ứng với bán kính và vận tốc góc của chuyển động tròn đều?
- A. Biên độ và tần số góc.
- B. Biên độ và tần số.
- C. Pha ban đầu và tần số góc.
- D. Pha ban đầu và biên độ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 22647
Một vật dao động điều hòa có phương trình dao động \(x =15\cos (4\pi t - \frac{\pi }{6})\) cm . Kể từ lúc vật bắt đầu dao động, thời gian vật đi được quãng đường 61 cm gần bằng:
- A. 0,509 s.
- B. 0,524 s.
- C. 0,521 s.
- D. 0,512 s.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 22648
Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T. Trong một chu kỳ dao động, thời gian vật có tốc độ không nhỏ hơn \(\frac{v_{max}}{2}\) là:
- A. \(\frac{2T}{3}.\)
- B. \(\frac{T}{6}.\)
- C. \(\frac{T}{12}.\)
- D. \(\frac{T}{3}.\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 22649
Một vật dao động với biên độ A, chu kỳ T. Tính tốc độ trung bình lớn nhất vật có thể đạt được trong \(\frac{2T}{3}\)?
- A. \(\frac{4A}{T}.\)
- B. \(\frac{2A}{T}.\)
- C. \(\frac{9A}{2T}.\)
- D. \(\frac{9A}{4T}.\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 22650
Khi nói về dao động điều hoà của một vật thì câu nào dưới đây là sai?
- A. Lực kéo về trái dấu với li độ và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.
- B. Chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp li độ và vận tốc của vật lặp lại như cũ.
- C. Động năng và vận tốc của vật dao động cùng tần số.
- D. Thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật qua vị trí cân bằng là nửa chu kỳ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 22651
Chọn phát biểu sai:
- A. Vật dao động cưỡng bức có biên độ dao động cực đại khi tần số lực cưỡng bức thích hợp.
- B. Trong dao động điều hoà, li độ vuông pha với vận tốc và ngược pha với gia tốc.
- C. Chu kỳ vật dao động điều hòa là khoảng thời gian vật đi được quãng đường bằng bốn lần biên độ.
- D. Dao động duy trì có biên độ tỉ lệ với biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 22652
Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng \(\frac{3}{4}\) lần cơ năng thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn.
- A. 6 cm.
- B. 4,5 cm.
- C. 4 cm.
- D. 3 cm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 22653
Hai lò xo giống nhau có cùng độ cứng 10N/m. Mắc hai lò xo song song nhau rồi treo vật nặng khối lượng khối lượng m = 200g. Lấy \(\pi ^2 = 10\). Chu kỳ dao động tự do của hệ là:
- A. 1 s.
- B. 2 s.
- C. \(\frac{\pi }{5} \ s.\)
- D. \(\frac{2\pi }{5} \ s.\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 22654
Gọi k là độ cứng của lò xo, m là khối lượng của vật nặng. Bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo và kích thước vật nặng. Nếu độ cứng của lò xo tăng gấp đôi, khối lượng vật dao động tăng gấp ba thì chu kỳ dao động tăng gấp:
- A. 6 lần.
- B. \(\sqrt{\frac{3}{2}}\) lần.
- C. \(\sqrt{\frac{2}{3}}\) lần.
- D. \(\frac{3}{2}\) lần.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 22655
Con lắc lò xo gồm hòn bi có m = 1 kg và lò xo có k = 16 N/m. Lúc t = 0, vật đi qua li độ \(x = -5\sqrt{3}\) cm với vận tốc v = -20 cm/s. Viết phương trình dao động:
- A. \(x = 10\cos (4t + \frac{2\pi }{3})\ cm.\)
- B. \(x = 10\cos (4t + \frac{5\pi }{6})\ cm.\)
- C. \(x = 10\cos (4t + \frac{\pi }{3})\ cm.\)
- D. \(x =5\sqrt{3}\cos (4t + \frac{\pi }{3})\ cm.\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 22656
Một con lắc lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng bằng nhau thì vận tốc có độ lớn là 0,6m/s. Biên độ dao động của con lắc là:
- A. \(\frac{6}{\sqrt{2}}\) cm.
- B. \(6\sqrt{2}\) cm.
- C. 12 cm.
- D. 6 cm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 22657
Vật dao động điều hoà với biên độ A, chu kì T. Đoạn đường dài nhất vật đi được trong \(\frac{1}{6}\)T là:
- A. A.
- B. 0,5A.
- C. A\(\sqrt{2}\).
- D. 0,866A.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 22658
Vật dao động điều hoà với biên độ A. Khi động năng bằng n lần thế năng thì vật có li độ:
- A. \(x = \pm \frac{A}{\sqrt{n+1}}.\)
- B. \(x = \pm \frac{A}{\sqrt{n}}.\)
- C. \(x = \pm \frac{A}{n}.\)
- D. \(x = \pm \frac{A}{\sqrt{2n+1}}.\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 22659
Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = A\cos(\omega t + \varphi )\). Tốc độ trung bình của vật sau mỗi chu kì dao động của vật là:
- A. \(\frac{2}{\pi}\omega A.\)
- B. \(\frac{A}{2T}.\)
- C. \(\frac{A}{T}.\)
- D. \(\frac{2A}{T}.\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 22660
Cùng một nơi trên Trái Đất con lắc đơn có chiều dài l1 dao động với tần số f1 = 60 Hz, con lắc có chiều dài l2 dao động với tần số f2 = 80 Hz.Tần số dao động của con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 dao động tại nơi đó bằng:
- A. 100 Hz.
- B. 70 Hz.
- C. 48 Hz.
- D. 20 Hz.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 22661
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng 100 g, dao động tại nơi có g = 9,8 m/s2. Từ vị trí cân bằng đưa vật tới vị trí dây treo hợp phương thẳng đứng một góc 600 rồi buông cho vật dao động. Tại vị trí động năng bằng 3 lần thế năng, lực căng dây treo có độ lớn bằng:
- A. 1,593 N.
- B. 1,566 N.
- C. 1,96 N.
- D. 0,49 N.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 22662
Tại cùng một nơi trên mặt đất, ở nhiệt độ 150C, trong một ngày đêm đồng hồ quả lắc chạy nhanh 12,96 s. Biết thanh treo có hệ số nở dài \(\alpha =2.10^{-5}\ K^{-1}\). Đồng hồ chạy đúng ở nhiệt độ bằng:
- A. 300C.
- B. 250C.
- C. 200C.
- D. 27,50C.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 22663
Một con lắc đơn treo vào trần một toa xe đặt trên đường nằm ngang. Khi xe đứng yên con lắc dao động với chu kỳ 2 s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,86 m/s2. Khi xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 4 m/s2, con lắc dao động với chu kỳ gần bằng:
- A. 1,72 s.
- B. 2,08 s.
- C. 1,93 s.
- D. 1,86 s.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 22664
Dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, có biên độ bằng biên độ của mỗi dao động thành phần khi hai dao động thành phần
- A. ngược pha.
- B. cùng pha
- C. lệch pha \(\frac{\pi }{3}\).
- D. lệch pha \(\frac{2\pi }{3}\).
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 22665
Trong dao động điều hòa, hai đại lượng nào dưới đây đồng pha với nhau?
- A. Lực tác dụng và li độ.
- B. Li độ và vận tốc.
- C. Vận tốc và lực tác dụng.
- D. Gia tốc và lực tác dụng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 22666
Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 150 g và lò xo có độ cứng k .Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Biên độ của ngoại lực không đổi. Khi tần số của ngoại lực thay đổi từ 5 Hz đến 8 Hz thì biên độ cưỡng bức của con lắc tăng đến giá trị cực đại rồi giảm. Lấy \(\pi ^2 = 10\). Độ cứng của lò xo có thể bằng:
- A. 121,5 N/m.
- B. 138,24 N/m.
- C. 216 N/m.
- D. 403,44 N/m.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 22667
Một vật dao động với biên độ 10 cm trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát là 0,01. Vật dao động với tần số góc 4 rad/s. Lấy g = 10 m/s2. Số chu kỳ dao động cho tới khi vật dừng lại là:
- A. 2.
- B. 8.
- C. 5.
- D. 4.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 22668
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động cùng tần số và độ lệch pha không đổi có biên độ lần lượt là 5 cm và 9 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể có giá trị bằng:
- A. 3 cm.
- B. \(3\sqrt{2}\) cm.
- C. \(9\sqrt{3}\) cm.
- D. 3,5 cm.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 22669
Một vật có khối lượng 400 g thực hiện đồng thời hai dao động cùng phương cùng tần số và có các phương trình lần lượt là \(x_1 = 4\cos (5t + \frac{\pi }{3})\) và \(x_2 = A_2\cos (5t - \frac{\pi }{6})\) cm. Biết cơ năng của vật bằng 0,0125 J. Giá trị A2 bằng:
- A. 4 cm.
- B. 5 cm.
- C. 3 cm.
- D. 8 cm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 22670
Hai dao động điều hòa có cùng phương, cùng tần số có phương trình \(x_1 = A_1 \cos (\omega t - \frac{\pi}{6})\) và \(x_2 = A_2\cos (\omega t - \pi )\) cm. Dao động tổng hợp có phương trình \(x = 9\cos (\omega t + \varphi )\) cm. Để biên độ A2 có giá trị cực đại thì A1 có giá trị:
- A. \(9\sqrt{3}\ cm.\)
- B. \(7\ cm.\)
- C. \(15\sqrt{3}\ cm.\)
- D. \(18\sqrt{3}\ cm.\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 22671
Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình \(x_1 = A_1\cos (\pi t + \frac{\pi }{6})\) (cm) và \(x_2 = 6\cos (\pi t - \frac{\pi }{2})\) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình \(x = A\cos (\pi t + \varphi )\) (cm). Thay đổi A1 cho đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì:
- A. \(\varphi = -\frac{\pi }{6} \ rad.\)
- B. \(\varphi = \pi \ rad.\)
- C. \(\varphi = -\frac{\pi }{3} \ rad.\)
- D. \(\varphi = 0\ rad.\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 22672
Trong dao động của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.
- B. Tần số dao động riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ.
- C. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động tắt dần.
- D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn.