YOMEDIA
NONE

Bài tập 6 trang 142 SBT Sinh học 12

Giải bài 6 tr 142 sách BT Sinh lớp 12

Thế nào là diễn thế sinh thái? Hãy cho một ví dụ về diễn thế sinh thái trên cạn, phân tích các giai đoạn của diễn thế trong đó thể hiện rõ sự thay đổi của thành phần, sự phân bố của sinh vật và tương ứng với sự thay đổi của sinh vật là sự thay đổi về môi trường vô sinh ở mỗi giai đoạn của diễn thế?

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết bài 6

  • Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
  • VD1: diễn thế sinh thái nguyên sinh: quá trình diễn thế thảm thực vật trên các bãi bồi ven biển ở nước ta có thể diễn ra qua 4 giai đoạn: 
    • Giai đoạn 1. Giai đoạn tiên phong trên đất mới bồi tụ. Ở giai đoạn này loài cây đến định cư đầu tiên thường là Mấm đen (Avicennia marina var. alba), Mấm trắng (Avicennia marina var. intermedia). Ở cửa sông, nơi nước lợ gặp loài Mấm lưỡi đồng (Avicennia officinalis).
    • Giai đoạn 2. Giai đoạn hỗn hợp trên đất hơi chặt đến chặt. Khi những loài cây ở giai đoạn tiên phong định cư được một số năm, đất dần dần trở nên cứng hơn. Đây là cơ hội thuận lợi cho một số loài cây như Đâng (Rhizophora conjugata), Đước xanh (Rhizophora mucronata), Vẹt tách (Bruguiera parviflora) đến định cư. Hai loài Đâng (Đước bộp) và Đước xanh ưa thích loại đất mềm và sâu, còn Vẹt tách lại mọc tốt ở đất bùn hơi chặt. Những vùng đất nằm sâu hơn trong đất liền, nơi có nước đọng là môi trường thuận lợi cho loài Dà vôi (Ceriops candolleana) sinh sống. Những loài cây này thường hình thành các quần thụ thuần loại tương đối đồng tuổi, chiều cao đạt tới 20 -25 m.
    • Giai đoạn 3. Giai đoạn Vẹt dù, Cóc trắng, Giá...Đây là giai đoạn quá độ trước khi rừng ngập mặn bị thay thế bởi rừng Tràm (Melaleuca leucadendra) phân bố trên đất phèn than bùn. Ở giai đoạn này có thể thấy xuất hiện loài cây thân thấp với tán lá thưa như Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Cóc trắng (Lumnitzera racemosa), Cóc đỏ (Lumnitzera coccinea), Giá (Exxoecaria agallocha) và Cỏ ráng (Acrostichum aureum). Trên những đất phân bố ven kênh và rạch, nơi mà nước đã chuyển từ mặn thành lợ sẽ thấy xuất hiện các loài cây như Bần chua (Sonneratia acida), Bần ổi (S. alba), Bần đắng (S. griffithii)...Và khi nước lạt dần thì loài Dừa nước (Nipa fructicans) và Ô rô (Acanthus ilicifolius) sẽ đến định cư.
    • Giai đoạn 4. Giai đoạn diễn thế cuối cùng. Khi điều kiện môi trường đất không còn bị ngập nước thường xuyên, nước trở nên ngọt dần, nhưng đất có chứa nhiều than bùn chua phèn thì rừng ngập mặn sẽ bị rừng Tràm (Melaleuca leucadendra) thay thế hoàn toàn.
  • VD2: diễn thế thứ sinh:
    • Diễn thế rừng sau khi khai thác và làm nương rẫy, hoặc sau khi có lửa tràn qua...Khác với diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh bắt đầu xảy ra ở những nơi mà điều kiện đất đã được hình thành, trong đất đã có nhiều vi sinh vật và động vật nhỏ, các mầm sống của thực vật như hạt giống cây và các cơ quan dưới đất của thực vật đang sống ở trạng thái tiềm ẩn (gốc và rễ cây). Vì thế, diễn thế thứ sinh luôn luôn tiến triển nhanh hơn diễn thế nguyên sinh.
    • Cần nhận thấy rằng, sự phát triển nhanh của diễn thế thứ sinh không chỉ là do môi trường đất thuận lợi cho sự định cư của nhiều loài, trong đất đã có nhiều mầm sống, mà còn vì nhiều loài cây phát sinh trên những giá thể này đã trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài. Chính nhờ những điều kiện đó mà các loài sinh vật nhanh chóng chiếm đoạt được môi trường sống tự do.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 6 trang 142 SBT Sinh học 12 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • thi trang

    (1) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật phát triển như các cánh rừng nguyên sinh, sau đó chúng bị hủy diệt dần.

    (2) Diễn thế thứ sinh bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật sinh sống, sau đó các sinh vật đầu tiên phát tán đến và hình thành quần xã tiên phong.

    (3) Tùy điều kiện mà diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc dẫn tới quần xã suy vong.

    (4) Các nguyên nhân bên ngoài quần xã sinh vật mới là yếu tố quyết định sự diễn thế, các nhân tố bên trong chỉ mang ý nghĩa duy trì quá trình diễn thế.

    Số nhận định đúng trong số những nhận xét kể trên?

    A. 2 

    B. 1

    C. 4

    D. 3

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • lê Phương

      1. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

      2. Diễn thế nguyên sinh diễn ra với tốc độ nhanh hơn diễn thế thứ sinh.

      3. Diễn thế thường là một quá trình định hướng, có thể dự báo trước.

      4. Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường.

      5. Tuỳ theo điều kiện phát triển thuận lợi hoặc không thuận lợi mà diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc dẫn tới quần xã bị suy thoái.

    Có bao nhiêu nhận định không chính xác?

    A. 1

    B. 2

    C. 4

    D. 3

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Tieu Dong

      (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống

      (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

      (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường

      (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái

    Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?

    A. 1

    B. 3

    C. 4

    D. 2

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Thủy

    (1) Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

    (2) Diễn thể thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

    (3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn đến một quần xã ổn định.

    (4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

    A. 1.

    B. 3.

    C. 4.

    D. 2.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Dell dell

      I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

      II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

      III. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

      IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.

    A. 2.

    B. 3.

    C. 1.

    D. 4.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyen Nhan

    A. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã khác.

    B. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn định.

    C. Song song với quá trình diễn thế sẽ kéo theo sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.

    D. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Hiền

    I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

    II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

    III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.

    IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.

    A. 3.                                       B.4.                                    C. 1.                                  D.2.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thúy ngọc

    I. Trong tự nhiên, hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn cơ bản.

    II. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.

    III. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

    IV. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật có sinh khối cao nhất thì có bậc dinh dưỡng cao nhất.

    A. 1.                                       B. 3.                                   C. 2.                                  D. 4.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Tuyet Anh

    I. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

    II. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

    III. Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển rồi hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

    IV. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.

    A. 4.                                       B. 2.                                   C. 1.                                  D. 3.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Tran Chau

    1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu.... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai

    2. thác tài nguyên của con người.

    3. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

    4. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thưởng dẫn đến một quần xã ổn định.

    5. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

    6. Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta có thể khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.

    A. 2.                                       B. 1                                    C. 3.                                  D. 4.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Hoang Vu

    Theo thởi gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.

    II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.

    III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.

    IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

    A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                                  D. 4.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Rừng

    a. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

    b. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

    c. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

    d. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Hoang Viet

    (1)  Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

    (2)  Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường .

    (3)  Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.

    (4)  Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.

    Số phương án đúng là:

    A.

    2

    B.

    4

    C.

    3

    D.

    1

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thanh Truc

    A. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.

    B. Số lượng loài giảm, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng.

    C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, thức ăn mùn bã sinh vật ngày càng quan trọng và quan hệ giữa các loài càng trở nên căng thẳng.

    D. Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF