YOMEDIA
NONE

Có bao nhiêu cách mắc các điện trở nối tiếp với nhau để tạo thành mạch điện có điện trở tương đương 100Ω. ?

Có 100 điện trở loại \(\dfrac{1}{3}\)Ω; 3Ω; 5Ω mắc nối tiếp với nhau để tạo thành mạch điện có điện trở tương đương 100Ω. Hỏi có bao nhiêu cách mắc? Nêu các cách mắc đó.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (29)

  • Like!!! undefined

      bởi Hoàng Quốc Hải 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  •  Người ta có một số bóng đèn LED giống nhau. Cho rằng mỗi đèn LED đỏ sáng bình thường khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây bóng đèn có giá trị khỏang từ 2,0 V đến 2,5 V. Sau đèn LED đỏ được mắc nối tiếp nhau và nối vào nguồn điện có hiệu điện thế U=12V. Hãy trả lời:

    a) Hiệu điện thế của mỗi đèn là bao nhiêu?

    b) Sau một thời gian họat động, một đèn bị hỏng và dòng điện không đi qua bóng đèn đó được nữa. Khi này, các đèn còn lại có còn sáng không, chúng có bị hỏng theo không?

    c) Người ta nối hai chân bóng đèn bị hỏng trong mạch điện bằng một dây dẫn. Các bóng đèn còn lại có sáng không, hiệu điện thế của mỗi đèn này là bao nhiêu?

      bởi Nguyễn Hạ Lan 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    U = 12V

    U1 = U2 = U3 = U4 =U5 = U6 = U'

    \(\)giải:

    a) Ta có: \(U=U_1+U_2+U_3+...+U_6\)

    \(U=6U'\)

    \(U'=\dfrac{U}{6}\)\(=\dfrac{12}{6}\)= 2V

    b) Sau một thời gian hoạt động, một đèn bị hỏng và dòng điện không đi qua bóng đèn đó được nữa. Khi này, các đèn còn lại sẽ không phát sáng nữa, và chúng cũng không bị hỏng theo.

    c) Người ta nối hai chân của bóng đèn bị hỏng trong mạch điện bằng một dây dẫn. Các bóng điện còn lại vẫn sáng. Hiệu điện thế của mỗi đèn là:

    Ta có: \(U=U_1+U_2+....+U_5\)

    \(U=5U'\)

    \(U'=\dfrac{U}{5}=\dfrac{12}{5}=2,4V\)

      bởi Phan Thị Thanh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 3điện trở: R1=30Ω , R2=20Ω , R3=10Ω. Nguồn điện 12V. Nêu cách mắc để cường độ I=0.4A

      bởi Aser Aser 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm Tắt :

    \(R_1=10\Omega\)

    \(R_2=20\Omega\)

    \(R_3=30\Omega\)

    U = 12 V

    I = 0,4 A

    Hỏi : Cách mắc ?

    Giải :

    Điện trở tương đương của đoạn mạch có hiệu điện thế 12 V và cường độ dòng điện 0,4A là :

    \(R_{tđ}=\dfrac{U}{I}=\dfrac{12}{0,4}=30\Omega\)

    Vì thế ta có hai cách mắc :

    * Mắc \(R_1\) nối tiếp với \(R_2\) : R1 R2

    *Mắc \(R_3\) một mình

    R3

      bởi Anh Tuấn Nguyễn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt :

    \(R_1=2\Omega\)

    \(R_2=6\Omega\)

    R1 nt R2

    \(U_1=9V\)

    __________________

    \(U=?\)

    GIẢI :

    cách 1 : Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là :

    \(I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{9}{2}=4,5\left(A\right)\)

    Ta có : R1 nt R2 => \(I_1=I_2=I=4,5A\)

    \(U_2=I_2.R_2=4,5.6=27\left(V\right)\)

    Hiệu điện thế U là :

    \(U=U_1+U_2=9+27=26\left(V\right)\)

    cách 2 :

    Điện trở tương đương toàn mạch là :

    \(R_{tđ}=R_1+R_2=2+6=8\left(\Omega\right)\)

    I = I2 = I1 = \(\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{9}{2}=4,5\left(A\right)\)

    Hiệu điện thế U là :

    \(U=I.R_{tđ}=4,5.8=36\left(V\right)\)

    Vậy hiệu điện thế U là 36V

      bởi Trịnh Huyền 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Từ 2 loại điện trở R1= 1 Ω, R2=4 Ω. Hãy chọn và mắc thành đoạn mạnh nối tiếp để khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế bằng U= 32,4V, thì cường độ dòng điện qua mạch là I= 2,5 A.

      bởi Tran Chau 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có mắc song song ko bạn?

      bởi Kiều Trịnh Phúc Tấn 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(R_1=4\Omega\)

    \(R_2=6\Omega\)

    R1 nt R2

    \(U=12V\)

    _____________________________________

    Rtđ = ?

    I1 = ?; I2 = ?

    U1 = ? ; U2 = ?

    GIẢI :

    Vì R1 nt R2 nên :

    Điện trở tương đương toàn mạch là :

    \(R_{tđ}=R_1+R_2=4+6=10\left(\Omega\right)\)

    Cường độ dòng điện qua mạch chính là :

    \(I_{mc}=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{12}{10}=1,2\left(A\right)\)

    => I1 = I2 = Imc = 1,2A (do R1 nt R2)

    Hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là :

    \(U_1=I_1.R_1=1,2.4=4,8\left(V\right)\)

    Hiệu điện thế hai đầu R2 là :

    \(U_2=I_2.R_2=1,2.6=7,2\left(V\right)\)

      bởi Nguyễn An 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2 dây dẫn có điện trở là R1, R2 biết R2 = 4R1. Mắc 2 dây dẫn trên vào hiệu điện thế tương ứng U1, U2. U2 = 2U1 thì cường độ dòng điện qua mỗi dây dẫn sẽ tỉ lệ ra sao ?

      bởi Phạm Khánh Linh 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tự tóm tắt ...

    --------------------------------------------------------------------------

    Lúc đó :

    \(\dfrac{I_1}{I_2}=\dfrac{\dfrac{U_1}{R_1}}{\dfrac{U_2}{R_2}}=\dfrac{U_1}{R_1}.\dfrac{R_2}{U_2}=\dfrac{U_1.4R_1}{R_1.2U_1}=\dfrac{2}{1}\)

    Vậy \(I_1=2.I_2\)

    ...

      bởi Nguyễn Dung Dung 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mạch điện có đèn 1 nối tiếp đèn 2 ở 2 đầu mạch có hiệu điện thế là U thì cường độ dòng điện trong mạch là 2A. Thay R2 bằng điện trở R3 và giảm hiệu điện thế đi 2 lần thì cường độ dòng điện trong mạch lúc này 1,2 A.Tìm tỉ số R1/R2

      bởi Bánh Mì 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • R3 bằng bao nhiêu vậy bạn?

      bởi phạm linh 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Một bóng đèn sáng bình thường khi đặt vào hiệu điện thế 6V khi đó dòng điện qua đèn là 0.5 A.

    a) Điện trở của đèn là bao nhiêu ?

    b) Nếu mắc đèn vào hiệu điện thế 4V thì dòng điện qua đèn là bao nhiêu ? Đèn sáng ra sao ?

      bởi Phạm Khánh Linh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Điện trở của bóng đèn là:

    \(R=\dfrac{U}{I}=\dfrac{6}{0,5}=12\left(ôm\right)\)

    b)Ta có:

    \(R=\dfrac{U}{I}=>I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{4}{12}=\dfrac{2}{6}\left(A\right)\)

    Gọi I1 và U1 là HĐT và dòng điện qua đèn lúc đầu

    Gọi I2 và U2 là HĐT và dòng điện qua đèn lúc sau

    Ta có:

    U1<U2(4V<6V)

    I1<I2(\(\dfrac{2}{6}\left(A\right)\)<0,5A)

    Do cả HĐT và dòng điện qua đèn đều bé hơn lúc đầu nên đèn sẽ sáng yếu hơn lúc đầu

      bởi Trần Bình 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải giúp em câu này vs ạ
    Cho R1, R2, R3 mắc nối tiếp nhau vào 2 đầu đoạn mạch có HĐT 44V, biết R1=2R2=3R3. CĐDĐ Chạy trong mạch là 4A. Tính giá trị mỗi điện trở và HĐT gữa 2 đầu mỗi điện trở đó.

      bởi bach dang 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • à thôi mình tìm ra rồi, hihi

      bởi tran xuan bach 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R1 lạ I . Đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện qua R2 la \(\dfrac{I}{2}\) . Hỏi nếu mắc hai điện trở R1 va R2 nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 45Vthi hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu ?

      bởi nguyen bao anh 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có: U1=U; U2=2U; I1=I; I2=\(\dfrac{I}{2}\) (với U1,I1,U2,I2 lần lượt là hiệu điện thế và cường độ dòng chạy qua lần lượt điện trở R1, điện trở R2)

    \(R_1=\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{U}{I}\) ; \(R_2=\dfrac{U_2}{I_2}=\dfrac{2U}{\dfrac{I}{2}}=\dfrac{4U}{I}\)

    \(\Rightarrow\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{1}{4}\left(1\right)\)

    Khi mắc R1 nối tiếp R2, hiệu điện thế ở 2 đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với giá trị của chúng (cái này coi trong SGK)

    Do đó \(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{R_1}{R_2}\)(2)

    Lại có U1+U2=45 (vì R1 nt R2) \(\Rightarrow U_2=45-U_1\left(3\right)\)

    Từ (1);(2);(3) ta có \(\dfrac{U_1}{45-U_1}=\dfrac{1}{4}\Rightarrow U_1=9\left(V\right)\Rightarrow U_2=45-9=36\left(V\right)\)

      bởi Phan thị uyển trang 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.2 (SGK). - Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không? Vì sao? - Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn có hoạt động không? Vì sao? - Khi công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 có hoạt động không? Vì sao?
      bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • + Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

    + Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

    + Khi công tắc K đóng, dây tóc đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

      bởi Nguyễn Mai 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω được mắc như sơ đồ hình 4.3a (SGK) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.

    Mắc thêm R3 = 20Ω vào đoạn mạch trên (hình4.3b SGK)thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu? So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần.

      bởi Anh Trần 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • R\(_{tđ}\)=\(R_1+R_2\)=20+20=40Ω

    R\(_{tđ}\)=\(R_1+R_2\)+R\(_3\)=20+20+20=60Ω

    Điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc nối tiếp lớn hơn mỗi điện trở thành phần

      bởi Hoàng Đức Thuận 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao những người cổ đại(ai cập,maya,...)có thể di chuyển các hòn đá hàng trăm tấn khi không có công nghệ hiện đại như bây giờ.limdim

      bởi Đào Lê Hương Quỳnh 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Người Ai Cập “lăn” đá xây kim tự tháp

    -Sử dụng nước để xây dựng kim tự tháp

    tức là dùng nước cho ngấm vào cát thì những tản đá sẽ di chuyển đơn giản hơn trên cát

    -Kim tự tháp được xây từ trong ra ngoài

      bởi Nguyễn Anh 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho R1 = 25 Ω mắc nối tiếp R2 = 125 Ω vào HĐT 110V

    a) Tính CĐDĐ chạy qua mạch và HĐT hai đầu mỗi điện trở

    b) Tính công của dòng điện sinh ra trong 10min ?

    c) Biết R2 làm bằng vật liệu điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m, dài 100m. Tính tiết diện dây quấn R2 ?

      bởi Mai Hoa 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Rtđ=150\(\Omega\);\(I=\dfrac{U}{Rtđ}=\dfrac{11}{15}A\)=>I1=I2=I=\(\dfrac{11}{15}A\)

    b) A=p.t=U.I.t=110.\(\dfrac{11}{15}.\)10.60=48400J

    c) \(R2=p.\dfrac{l}{S}=>S=\dfrac{p.l}{R}=1,36.10^{-8}m^2\)

      bởi Nguyễn Hữu Tín 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 4 điện trở R1 = 2R2 = 3R3 = 4R4 , U = 100V. Biết 4 điện trở nối tiếp với nhau. Tính U1 , U2 , U3 , U4 .

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(R_1=2R_2=3R_3=4R_4\)

    \(R_1ntR_2ntR_3ntR_4\)

    \(U=100V\)

    \(U_1=?U_2=?U_3=?U_4=?\)

    GIẢI :

    Do : \(R_1ntR_2ntR_3ntR_4\) nên :

    \(I=I_1=I_2=I_3=I_4\)

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là :

    \(U_1=R_1.I\)

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là :

    \(U_2=R_2.I\)

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 là :

    \(U_3=R_3.I\)

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R4 là :

    \(U_4=R_4.I\)

    Ta có : \(R_1=2R_2=3R_3=4R_4\)

    \(=>\dfrac{U_1}{I}=\dfrac{U_2}{I}=\dfrac{U_3}{I}=\dfrac{U_4}{I}\)

    \(\Rightarrow R_1=\dfrac{R_1}{2}=\dfrac{R_1}{3}=\dfrac{R_3}{4}=>U_1=\dfrac{U_1}{2}=\dfrac{U_1}{3}=\dfrac{U_1}{4}\)

    Vì đây là mạch mắc nốt tiếp nên :

    \(U=U_1+U_2+U_3+U_4\)

    \(=>U=U_1+\dfrac{U_1}{2}+\dfrac{U_1}{3}+\dfrac{U_1}{4}\)

    \(\Rightarrow U=U_1\left(1+\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{4}\right)=U_1.\dfrac{25}{12}\)

    Vậy : \(U_1=\dfrac{U}{\dfrac{25}{12}}=\dfrac{100}{\dfrac{25}{12}}=48\left(V\right)\)

    \(U_2=\dfrac{U_1}{2}=\dfrac{48}{2}=24\left(V\right)\)

    \(U_3=\dfrac{U_1}{3}=\dfrac{48}{3}=16\left(V\right)\)

    \(U_4=\dfrac{U_1}{4}=\dfrac{48}{4}=12\left(V\right)\)

      bởi phạm trọng quốc 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF