YOMEDIA
NONE

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình vẽ. Gọi \(S\) là tập tất cả các giá trị nguyên của tham số \(m\) để phương trình \(f\left( {\sin x} \right) = 2\sin x + m\) có nghiệm trong khoảng \(\left( {0\,;\,\pi } \right)\). Tính tổng các giá trị của \(S\).

A. \( - 5\)                  B. \( - 6\).

C. 10.                       D. \( - 3\).

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Đặt \(t = \sin x\).

    Với \(x \in \left( {0;\pi } \right)\) thì \(t \in \left( {0;1} \right]\).

    Khi đó ta có phương trình \(f\left( t \right) = 2t + m\).

    Phương trình đã cho có nghiệm trong khoảng \(\left( {0;\pi } \right)\) khi và chỉ khi phương trình \(f\left( t \right) = 2t + m\) có nghiệm trong nửa khoảng \(\left( {0;1} \right]\) hay đồ thị hàm số \(y = f\left( t \right)\) cắt đường thẳng \(y = 2t + m\) tại ít nhất 1 điểm có hoành độ thuộc nửa khoảng \(\left( {0;1} \right]\).

    Đường thẳng \(y = 2t + m\) là đường thẳng song song với đường thẳng \(y = 2t\) và đi qua điểm \(\left( {0;m} \right)\).

     

    Ta có hình vẽ:

    Quan sát hình vẽ ta thấy, với \( - 3 \le m < 1\) thì đường thẳng \(y = 2t + m\) cắt đồ thị hàm số \(y = f\left( t \right)\) tại đúng 1 điểm có hoành độ thuộc \(\left( {0;1} \right]\).

    Mà \(m \in \mathbb{Z}\) nên \(m \in \left\{ { - 3; - 2; - 1;0} \right\}\).

    Vậy tổng các giá trị của \(m\) là \(\left( { - 3} \right) + \left( { - 2} \right) + \left( { - 1} \right) + 0 =  - 6\).

    Đáp án B.

      bởi Hoàng My 10/06/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF