Nêu vai trò của bảo mật thông tin?
nêu vai trò của bảo mật thông tin . lấy ví dụ
Trả lời (4)
-
Hiện nay tình hình hacker ngày càng nguy hiểm, khó lường. Việc đảm bảo tính năng bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng vì thông tin đó có thể liên quan tới bạn, tới công ty và doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn để lộ ra ngoài hoặc kém bảo mật thì chuyện tin tặc nhòm ngó là khả năng rất cao.
bởi Thu Thu 01/04/2019Like (1) Báo cáo sai phạm -
1. Thu thập thông tin cá nhân:
- Các thông tin thu thập thông qua website công ty An Phú sẽ giúp chúng tôi:
• Hỗ trợ khách hàng khi mua sản phẩm
• Giải đáp thắc mắc khách hàng
• Cung cấp cho bạn thông tin mới nhất trên Website của chúng tôi
• Thực hiện các bản khảo sát khách hàng
• Thực hiện các hoạt động quảng bá liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của Nguyễn Kim.
- Để truy cập và sử dụng một số dịch vụ tại website công ty An Phú , quý khách có thể sẽ được yêu cầu đăng ký với chúng tôi thông tin cá nhân (Email, Họ tên, Số ĐT liên lạc…). Mọi thông tin khai báo phải đảm bảo tính chính xác và hợp pháp. công ty An Phú không chịu mọi trách nhiệm liên quan đến pháp luật của thông tin khai báo.
- Chúng tôi cũng có thể thu thập thông tin về số lần viếng thăm, bao gồm số trang quý khách xem, số links (liên kết) bạn click và những thông tin khác liên quan đến việc kết nối đến website công ty An Phú
2. Sử dụng thông tin cá nhân:
- website công ty An Phú thu thập và sử dụng thông tin cá nhân quý khách với mục đích phù hợp và hoàn toàn tuân thủ nội dung của “Chính sách bảo mật” này.
- Khi cần thiết, chúng tôi có thể sử dụng những thông tin này để liên hệ trực tiếp với bạn dưới các hình thức như: gởi thư ngỏ, đơn đặt hàng, thư cảm ơn, thông tin về kỹ thuật và bảo mật, quý khách có thể nhận được thư định kỳ cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ mới, thông tin về các sự kiện sắp tới hoặc thông tin tuyển dụng nếu quý khách đăng kí nhận email thông báo.
3. Chia sẻ thông tin cá nhân:
- Ngoại trừ các trường hợp về Sử dụng thông tin cá nhân như đã nêu trong chính sách này, chúng tôi cam kết sẽ không tiết lộ thông tin cá nhân bạn ra ngoài.
- Trong một số trường hợp, chúng tôi có thể thuê một đơn vị độc lập để tiến hành các dự án nghiên cứu thị trường và khi đó thông tin của bạn sẽ được cung cấp cho đơn vị này để tiến hành dự án. Bên thứ ba này sẽ bị ràng buộc bởi một thỏa thuận về bảo mật mà theo đó họ chỉ được phép sử dụng những thông tin được cung cấp cho mục đích hoàn thành dự án.
- Chúng tôi có thể tiết lộ hoặc cung cấp thông tin cá nhân của bạn trong các trường hợp thật sự cần thiết như sau:
- a. khi có yêu cầu của các cơ quan pháp luật;
- b. trong trường hợp mà chúng tôi tin rằng điều đó sẽ giúp chúng tôi bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước pháp luật;
- c. tình huống khẩn cấp và cần thiết để bảo vệ quyền an toàn cá nhân của các thành viên công ty An Phú .
4. Truy xuất thông tin cá nhân:
- Bất cứ thời điểm nào quý khách cũng có thể truy cập và chỉnh sửa những thông tin cá nhân của mình theo các liên kết (website's links) thích hợp mà chúng tôi cung cấp.
5. Bảo mật thông tin cá nhân:
- Khi bạn gửi thông tin cá nhân của bạn cho chúng tôi, bạn đã đồng ý với các điều khoản mà chúng tôi đã nêu ở trên, công ty An Phú cam kết bảo mật thông tin cá nhân của quý khách bằng mọi cách thức có thể. Chúng tôi sẽ sử dụng nhiều công nghệ bảo mật thông tin khác nhau như: chuẩn quốc tế PCI, SSL,… nhằm bảo vệ thông tin này không bị truy lục, sử dụng hoặc tiết lộ ngoài ý muốn.
- Tuy nhiên do hạn chế về mặt kỹ thuật, không một dữ liệu nào có thể được truyền trên đường truyền internet mà có thể được bảo mật 100%. Do vậy, chúng tôi không thể đưa ra một cam kết chắc chắn rằng thông tin quý khách cung cấp cho chúng tôi sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối an toàn, và chúng tôi không thể chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự truy cập trái phép thông tin cá nhân của quý khách như các trường hợp quý khách tự ý chia sẻ thông tin với người khác…. Nếu quý khách không đồng ý với các điều khoản như đã mô tả ở trên, Chúng tôi khuyên quý khách không nên gửi thông tin đến cho chúng tôi.
- Vì vậy công ty An Phú cũng khuyến cáo quý khách nên bảo mật các thông tin liên quan đến mật khẩu truy xuất của quý khách và không nên chia sẻ với bất kỳ người nào khác.
- Nếu sử dụng máy tính chung nhiều người, quý khách nên đăng xuất, hoặc thoát hết tất cả cửa sổ Website đang mở.bởi Đàm Hải 01/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
bảo mật thông tin là bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, tổ chức nhằm tránh khỏi sự ” đánh cắp, ăn cắp” bởi những kẻ xấu hoặc tin tặc. An ninh thông tin cũng như sự bảo mật an toàn thông tin nói chung. Việc bảo mật tốt những dữ liệu và thông tin sẽ tránh những rủi ro không đáng có cho chính cá nhân và doanh nghiệp của bạn.
vd bảo mật tài khoản facebook hoăc các tài khoản quan trọng
bởi phùng kim huy 19/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vai trò của mã hóa thông tin là bảo mật thông tin,tránh bị mất hoặc bị Hack.
Eg:Dùng mã khóa điện thoại.
Mã hóa chủ yếu là để dữ liệu của chúng ta an toàn hơn, tránh sự soi mói tò mò của những kẻ không phận sự, hiện nay có 4 loại mã hóa thường được sử dụng và ứng dụng của mã hóa trong đời sống thực tế.
Mã hóa là gì?
Trong ngành mật mã học, mã hóa là quá trình dùng để biến thông tin từ dạng này sang dạng khác và ngăn những người không phận sự tiếp cận vào thông tin đó. Bản thân việc mã hóa không ngăn chặn việc thông tin bị đánh cắp, có điều thông tin đó lấy về cũng không xài được, không đọc được hay hiểu được vì đã được làm biến dạng đi rồi.
Ví dụ:: bạn có thư tỏ tình muốn gửi cho cô đồng nghiệp ngồi ở phòng bên, nhưng ngặt cái phòng bên có rất nhiều người có thể nhìn thấy bức thư đó trước cả cô gái bạn thích. Ngay cả khi bạn đã giao thư tận tay cho cô ấy rồi thì vẫn có khả năng những người kia sẽ bới móc lại bức thư ra mà đọc. Vì thế để việc tỏ tình diễn ra an toàn và bí mật, bạn mã hóa bức thư tỏ tình theo cách mà chỉ bạn và cô gái kia hiểu, những người khác nhìn vào chỉ thấy một đống kí tự loằng ngoằng, rối rắm.
Mã hóa sẽ mang lại tính an toàn cao hơn cho thông tin, đặc biệt là trong thời đại Internet ngày nay, khi mà thông tin phải đi qua nhiều trạm trung chuyển trước khi đến được đích. Nếu không có mã hóa, khả năng thông tin của bạn sẽ bị ai đó xem trộm trong quá trình truyền tải rồi lợi dụng để làm việc xấu là hoàn toàn hiện hữu.
Thử nghĩ đến việc bạn đang gửi tài liệu mật cho đồng nghiệp ở một thành phố khác, nếu bạn không mã hóa tài liệu đó thì có thể đối thủ cạnh tranh sẽ thấy được kế hoạch kinh doanh bí mật của công ty bạn và làm bạn mất đi doanh thu, thị trường.
Về lý thuyết, bất kì thông điệp mã hóa nào cũng có thể bị giải mã mà không cần biết về thuật toán hoặc các khóa mã hóa (sẽ nói thêm ở bên dưới), vấn đề là mất bao lâu và nguồn lực tính toán cần thiết là như thế nào.
Có những lúc để giải mã một tài liệu phải cần đến cả một siêu máy tính chạy liên tục 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, 365 ngày một năm. Khi đó thì thông tin giải mã ra không còn giá trị nữa nên không đáng để bỏ công sức, nguồn lực vào chuyện đó. Còn nếu đã biết về thuật toán hoặc khóa mã hóa thì người nhận có thể nhanh chóng giải mã trong tích tắc và không gặp bất kì trở ngại nào.
Các loại mã hóa dữ liệu thông dụng
Hiện có 4 biện pháp mã hoá dữ liệu thông dụng:
Mã hóa cổ điển
Mã hoá cổ điển là cách đơn giản nhất, tồn lại lâu nhất trên thế giới và không cần khóa bảo mật, chỉ cần người gửi và người nhận cùng biết về thuật toán này là được.
Ví dụ: nếu chúng ta dùng thuật toán đổi kí tự trong câu văn thành kí tự liền kề trong bảng chữ cái thì chữ “Tinh tế” sẽ biến thành “Ujoi uf”. Người nhận khi nhận được chữ “Ujoi uf” thì chỉ việc dịch ngược lại là xong.
Tuy nhiên, giải pháp mã hóa này được xem là không an toàn, vì nếu một người thứ ba biết được thuật toán thì xem như thông tin không còn bảo mật nữa. Việc giữ bí mật thuật toán trở nên rất quan trọng, và không phải ai cũng có thể giữ bí mật đó một cách trọn vẹn. Có khả năng người đó sẽ rò rỉ ra, hoặc có ai đó ngồi giải ra thuật toán thì xem như chúng ta thua cuộc.
Mã hóa một chiều (hash)
Phương pháp này dùng để mã hóa những thứ không cần dịch lại nguyên bản gốc. Ví dụ, khi bạn đăng nhập vào Tinh tế, mật khẩu mà bạn nhập sẽ được chuyển thành một chuỗi dài các kí tự bằng một thứ gọi là hash function (tạm dịch: hàm băm).
Chuỗi này sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu, chứ không lưu mật khẩu thô của bạn nhằm tăng tính bảo mật. Lỡ hacker có trộm dữ liệu thì cũng chỉ thấy những thứ như FIiyXYB547bhvyuuUIbZ chứ không biết password thật của bạn là gì.
Mỗi lần bạn đăng nhập, hash function sẽ “băm” password thật của bạn thành chuỗi kí tự rồi so sánh nó với cái trong cơ sở dữ liệu, nếu khớp thì đăng nhập tiếp, không thì báo lỗi. Chúng ta không có nhu cầu dịch ngược chuỗi nói trên ra lại thành password thật để làm gì cả.
Nói thêm vềhash function , nhiệm vụ của nó là chuyển một chuỗi có độ dài bất kì thành chuỗi kí tự có độ dài cố định. Ví dụ, nếu bạn quy định chuỗi kí tự sau khi “băm” sẽ dài 10 kí tự thì dù đầu vào của bạn có bao nhiêu chữ đi nữa thì kết quả nhận được sẽ luôn là 10 và chỉ 10 kí tự mà thôi.
Đặc điểm của hash function là trong cùng 1 điều kiện, dữ liệu đầu vào như nhau thì kết quả sau khi băm cũng sẽ y hệt như nhau. Nếu chỉ đổi một chút xíu thôi, có khi chỉ là 1 kí tự nhỏ thì chuỗi kết quả sẽ khác hoàn toàn.
Cũng vì vậy mà người ta dùng hash function để kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu. Ví dụ, trước khi gửi một tập tin Word cho người bạn thì mình dùng mã hóa một chiều và tạo ra được chuỗi sau băm là DFYUBUfyeufuefu. Khi người bạn đó tải tập tin về máy, nếu nó băm và cũng nhận được chuỗi DFYUBUfyeufuefu thì có nghĩa là tập tin của mình không bị can thiệp bởi hacker, còn nếu kết quả khác thì có nghĩa là quá trình truyền tải có thể đã bị lỗi làm mất một phần dữ liệu, hoặc tệ hơn là có ai đó đã xén bớt hay thêm vào thứ gì đó rồi.
Hiện nay, hai thuật toán hash function thường được dùng nhất là MD5 và SHA. Nếu bạn tải tập tin trên mạng thì đôi khi sẽ thấy dòng chữ MD5 do tác giả cung cấp, mục đích là để bạn so sánh file đã tải về với file gốc xem có bị lỗi gì không.
Mã hóa đối xứng (symmetric key encryption)
Chúng ta bắt đầu đi tìm hiểu về việc bảo mật có dùng khóa. Khóa ở đây được gọi là “key”, nó là mấu chốt để thuật toán có thể nhìn vào mà biết đường mã hóa và giải mã dữ liệu.
Cũng giống như cánh cửa nhà của bạn, nếu bạn có khóa thì bạn có thể nhanh chóng đi vào trong, còn không có khóa thì bạn vẫn có thể đục cửa hay kêu thợ sửa khóa, nhưng sẽ tốn thời gian và công sức hơn. Mỗi chìa khóa cho mỗi ổ khóa trên thế giới là duy nhất với các đường rãnh không chìa nào giống chìa nào – key mã hóa cũng tương tự như vậy.
Ở phương pháp mã hóa đối xứng, chìa khóa để mã hóa và giải mã là như nhau nên người ta mới gọi là đối xứng, tiếng Anh là symmetric. Theo một số tài liệu thì mã hóa đối xứng là giải pháp được sử dụng nhất phổ biến hiện nay.
Giả sử mình cần mã hóa một tập tin để gửi cho bạn, thì quy trình sẽ như sau:
- Mình sử dụng một thuật toán mã hóa, cộng với khóa của mình để mã hóa file (cách tạo khóa tạm thời không bàn đến, chủ yếu là dùng các giải thuật ngẫu nhiên).
- Bằng cách nào đó, mình giao cho bạn một khóa giống với mình, có thể là giao trước hoặc sau khi mã hóa tập tin đều được.
- Khi bạn nhận tập tin, bạn sẽ dùng khóa này để giải mã ra tập tin gốc có thể đọc được.
Vấn đề ở đây, đó là mình phải làm sao để chuyển khóa cho bạn một cách an toàn. Nếu khóa này bị lộ ra thì bất kì ai cũng có thể xài thuật toán nói trên để giải mã tập tin, như vậy thì tính bảo mật sẽ không còn nữa.Rumuki: ứng dụng bảo vệ sự riêng tư của các video clip tự quay
Ngày nay người ta thường xài password như là khóa mã hóa, và bằng cách này bạn có thể nhanh chóng nhắn cho người nhận cùng đoạn password đó để xài làm khóa giải mã.
Các thuật toán mã hóa thường thấy bây giờ là DES và AES. Trong đó, AES phổ biến trong thế giới hiện đại hơn và nó dùng để thay thế cho DES vốn đã xuất hiện từ năm 1977. Hiện nay nhiều cơ quan chính phủ trên thế giới quy định tài liệu khi được gửi qua mạng phải mã hóa AES.
Thuật toán AES có thể dùng nhiều kích thước ô nhớ khác nhau để mã hóa dữ liệu, thường thấy là 128-bit và 256-bit, có một số lên tới 512-bit và 1024-bit. Kích thước ô nhớ càng lớn thì càng khó phá mã hơn, bù lại việc giải mã và mã hóa cũng cần nhiều năng lực xử lý hơn.
Hiện chế độ mã hóa mặc định của Android 5.0 đang xài là AES 128-bit. Điều này có nghĩa là mỗi khi bạn chuẩn bị ghi dữ liệu xuống bộ nhớ máy thì hệ điều hành sẽ mã hóa nó rồi mới tiến hành ghi.
Tương tự, mỗi khi OS chuẩn bị đọc dữ liệu thì Android phải giải mã trước rồi mới chuyển ra ngoài, khi đó thì hình ảnh mới hiện ra được, các tập tin nhạc mới chơi được và tài liệu mới có thể đọc được. Bằng cách này, nếu bạn có lỡ làm mất máy thì người lượm được cũng không thể xem trộm dữ liệu của bạn (giả sử bạn đã lock màn hình).
Nếu người đó có gỡ chip nhớ ra để đọc thì dữ liệu cũng đã mã hóa hết. Tất nhiên, Android cũng xài key dạng symmetric (tạo ra dựa vào password của bạn), và key đó còn được băm thêm một lần nữa bằng SHA 256-bit để tăng tính an toàn.
Mình không có tài liệu về Windows 10 và OS X, nhưng cơ chế mã hóa của cả hai hệ điều hành này có vẻ như cũng tương tự, tức là xài AES và xài key tạo ra bằng password kết hợp thêm SHA.
Mã hóa bất đối xứng (public key encryption)
Nếu như ở trên, khóa mã hóa và khóa giải mã đều giống nhau thì với phương phápbất đối xứng, hai khóa này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt giữa hai khóa thì người ta gọi khóa mã hóa là public key, còn khóa giải mã là private key.
Public, như cái tên đã gợi ý, mang tính chất “công cộng” và có thể được sử dụng để mã hóa dữ liệu bởi bất kì ai. Tuy nhiên, chỉ người nào nằm trong tay private key mới có khả năng giải mã dữ liệu để xem.
Quy trình mã hóa bất đối xứng như sau:
- Bên nhận sẽ tạo ra một cặp public + private key. Người này giữ lại private key cho riêng mình và cất cẩn thận, còn public key thì chuyển cho bên gửi (dưới hình thức email, copy qua USB, v.v) hoặc post đâu đó lên mạng.
- Bên gửi sử dụng public key để mã hóa dữ liệu, sau đó gửi file đã mã hóa lại cho bên nhận.
- Bên nhận lúc này sẽ xài private key đã lưu khi nãy để giải mã dữ liệu và sử dụng.
bởi @%$ Đạo 31/05/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
a. Tạo các dòng
b. Tạo cấu trúc bảng
c. Tạo các cột
d. Tạo các cột và các dòng
10/03/2023 | 2 Trả lời
-
Bạn Bình hỏi, có phải khi thực hiện thao tác xoá bảng, chi các thông tin khai báo khi tạo bảng bị xoá, còn các bộ dừ liệu vẫn còn nguyên vẹn không? Em sẽ trả lời bạn Bình như thể nào?
18/04/2023 | 1 Trả lời