YOMEDIA

@%$ Đạo's Profile

@%$ Đạo

@%$ Đạo

01/01/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 492
Điểm 2418
Kết bạn

Bạn bè (2)

Hoạt động gần đây (500)

  • @%$ Đạo đã trả lời trong câu hỏi: Vì sao Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn? Cách đây 5 năm

    Vì có chính sách khuyến khích công nhân hăng hái thi đua làm việc

  • Khi Bức màn sắt sụp đổ vào năm 1989, địa thế chính trị của khối Đông Âu, cũng như toàn thế giới thay đổi. Khi nước Đức thống nhất, Đông Đức nhập vào Tây Đức 1990. Trong năm 1991, Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON), Khối Warszawa và Liên Xô tan rã.

    Nhiều quốc gia Âu Châu là một phần của Liên Xô đã giành được quyền độc lập của họ, (BelarusMoldovaUkraina cũng như các nước Baltic LatviaLitva và Estonia). Tiệp Khắc tách ra thành Cộng hòa Séc và Slovakia trong năm 1993. Nhiều quốc gia trong vùng này đã nhập vào Liên Minh Âu Châu, như BulgariaCộng hòa SécHungaryBa LanRomania và Slovakia.

    Xem thêm

  • Vì:vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan. Cuộc xâm lược khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, theo hiệp ước hai nước này đã ký kết với Ba Lan. Theo sau Anh, các nước ÚcCanadaNew ZealandCộng hoà Nam Phi cũng tuyên chiến với Đức. Sau chiến dịch tại Ba Lan, chiến tranh bước đến một giai đoạn tương đối im lặng gọi là Chiến tranh Giả vờ. Giai đoạn này kết thúc khi Đức xâm chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4 năm 1940 và Hà LanBỉ và Pháp vào tháng 5. Tất cả các nước bị xâm chiếm lần lược bị sụp đổ trong khi Anh và các đồng minh bị tổn thất nặng nề tại Na Uy và phải rút quân ra khỏi Pháp. Anh lại có nguy cơ bị đổ bộ, nhưng trong cuộc chiến trên bầu trời Anh, Luftwaffe (Không quân Đức Quốc xã) đã không giành được ưu thế và vì vậy Đức Quốc xã đã đình hoãn kế hoạch xâm chiếm.

    Các sự kiện quân đội Đức bị đánh bại ở trận Stalingrad năm 1942, ở trận Kursk năm 1943, ở Chiến dịch Bagration năm 1944 và sự kiện Hoa Kỳ cùng các đồng minh Anh và Canada mở Mặt trận phía Tây tháng 6 năm 1944 đã làm thay đổi cán cân lực lượng bất lợi cho Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt với sự đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện của Đức, sự sụp đổ của Đức Quốc xã, và cái chết của Adolf Hitler.

  • @%$ Đạo đã trả lời trong câu hỏi: Thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế? Cách đây 5 năm

    Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.

    Kinh tế:

    + Công nghiệp: được phục hồi vào năm 1947. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%) hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động.

    + Nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt mức trước chiến tranh.

    Khoa học - kĩ thuật: phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

    Sai lầm và chú ý: phân biệt hai giai đoạn:

    - Giai đoạn Liên Xô khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai: 1945 – 1950.

    - Giai đoạn Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội: từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70.

     

  • @%$ Đạo đã trả lời trong câu hỏi: Nêu vai trò quốc tế của Liên xô 1945-1991 Cách đây 5 năm

     Liên Xô là nước có vai trò quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức vào tháng 5 – 1945, kết thúc chiến tranh ở mặt trận châu Âu… Theo tinh thần của những quyết định của Hội nghị Ianta, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật vào ngày 8 – 8 – 1945 và đến ngày 14 – 8 – 1945, Liên Xô cùng với quân Đồng minh đánh bại hoàn toàn phát xít Nhật ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai…. 

     

    – Sau năm 1945, mặc dù giúp nhiều khó khăn, song Liên Xô vẫn vừa tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…. Liên Xô là nước đại diện cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc chống lại cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động, chống lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ và các cường quốc tư bản… 

     

    – Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới… Tại Liên hợp quốc, với vị thế là nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc cũng cố hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển sự hợp tác quốc tế… Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỷ XX), Liên Xô được xem là thành trì của hòa bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.

     

    – Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV – 1949), cùng với sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) mà Liên Xô vừa là thành viên của tổ chức này vừa là nước đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của các nước thành viên…

     

    – Đến năm 1991, khi Liên Xô bước vào thời kì khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ, vai trò quốc tế của Liên Xô không còn nữa.

  • @%$ Đạo đã trả lời trong câu hỏi: Liên Xô xây dựng quốc phòng từ những năm 1950 đến 1970 Cách đây 5 năm

    1. Hoàn cảnh

    – Liên Xô ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng, nhưng cũng bị tổn thất nặng nề (khoảng 27 triệu người chết, 1.710 thành phố bị phá huỷ, 7 vạn làng mạc, 32.000 xí nghiệp bị phá huỷ).

    – Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu theo đuổi chính sách chống Liên Xô. Liên Xô phải chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh.

    – Liên Xô có trách nhiệm gúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội; giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

    2. Thành tựu chủ yếu

    – Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

    – Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn

    • Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
    • Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm.
    • Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ…

    – Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

    3. Ý nghĩa

    – Trên cơ sở những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Xô – viết không ngừng được cải thiện, Liên Xô có vị trí quan trọng trong việc giải quyết những công việc quốc tế.

    – Liên Xô đạt thế cân bằng sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với Mĩ và phương Tây; trở thành đối trọng của Mĩ trong trật tự thế giới hai cực, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

    – Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc Á – Phi – Mĩ Latinh về vật chất và tinh thần trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới, trụ cột của hoà bình thế giới.

  • @%$ Đạo đã trả lời trong câu hỏi: Em hiểu gì về Liên Xô? Cách đây 5 năm

    Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hoặc Liên bang Các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (tiếng NgaСоюз Советских Социалистических Республикchuyển tự. Soyuz Sovietskikh Sotsialisticheskikh Respublik IPA: [sɐˈjus sɐˈvʲetskʲɪx sətsɨəlʲɪˈstʲitɕɪskʲɪx rʲɪsˈpublʲɪk]  ( nghe), viết tắt: СССРtiếng AnhUnion of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

    Các tên gọi không chính thức: Liên bang Xô viết (tiếng NgaСоветский Союзchuyển tự. Sovietsky SoyuzIPA: [sɐˈvʲɛt͡skʲɪj sɐˈjus]  ( nghe)tiếng AnhSoviet Union), Liên Xô.[5]

    Sự thành lập quốc gia này gắn liền với quá trình sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chính quyền Sa hoàng và Cách mạng Tháng Mười năm 1917 lật đổ Chính phủ Lâm thời của Aleksandr Fyodorovich Kerensky sau đó. Liên Xô hình thành với chiến thắng của những người cộng sản Nga (Bolshevik) đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin trong cuộc cách mạng Tháng Mười và trong cuộc nội chiến Nga (1918 – 1922).

    Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia rộng nhất thế giới và sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

    Liên Xô thuộc phe Đồng Minh chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và mạnh lên thành một siêu cường của thế giới. Nửa sau thế kỷ XX là cuộc đấu tranh giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa (tự gọi là Thế giới tự do) do Hoa Kỳ đứng đầu và phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu mà cuộc Chiến tranh Lạnh là đỉnh cao. Sau đó là thời gian trì trệ kéo dài, dẫn đến sự cải tổ và tan rã trong năm 1991.

    Lãnh thổ Liên Xô thay đổi theo thời gian. Gần đây nhất nó gần giống lãnh thổ Đế quốc Nga, ngoại trừ các nước Ba Lan và Phần Lan, ngoài ra còn có AlaskaĐế quốc Nga đã bán cho Hoa Kỳ trước đó vào năm 1867.

  • Sau thế chiến thứ nhất và nội chiến, nền kinh tế nước Nga đứng trước nguy cơ phá sản: ở nông thôn nạn đói hoành hành, cướp bóc thổ phỉ nổi lên khắp nơi, đất nông nghiệp bị tàn phá, nông dân đói chạy vào thành phố ăn xin; còn ở thành phố, công nghiệp đình đốn, thất nghiệp cực điểm, tiền không còn giá trị, nguyên liệu, tài chính cạn kiệt – và tình hình xã hội lúc đó cực kỳ căng thẳng. Trong khoảng 2 năm 1921-1922, nạn đói lớn đã xảy ra tại các vùng nông thôn của nước Nga, đặc biệt là ở khu vực sông Volga và Ural, giết chết khoảng 2 triệu[7] tới 5 triệu người[8][9]. Theo nhà báo Cynthia Heaven, những người bị đói buộc phải ăn "cỏ trộn với xương nghiền, vỏ cây, đất sét, ăn thịt đủ loại sinh vật từ ngựa, chó, mèo, chuột cho đến cả rơm trên mái nhà. Chính phủ đã phải nỗ lực ngăn chặn nạn bán thịt người và cắt cử canh gác tại các nghĩa trang để ngăn chặn việc đào mồ"[10]. Cơ quan Cứu trợ Mỹ (ARA) đề nghị giúp đỡ, nhưng ban đầu Lenin đã từ chối và coi rằng đó là hành động nhằm "can thiệp vào nội bộ nước Nga Xô viết"[11]. Nạn đói đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn, nhà văn Nga Maxim Gorky đã phải lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ. Vào tháng 12 năm 1921, Quốc hội Mỹ đã thông qua một gói cứu trợ trị giá 20 triệu USD bao gồm các loại hạt giống ngô và lúa mì gửi tới Nga để giúp chính phủ Nga Xô viết giải quyết nạn đói[10]. Sau đó Mỹ cũng đạt được một thỏa thuận với Chính phủ Nga về việc cung cấp lương thực cho hàng triệu người Nga ở những vùng bị đói. Nhà văn Maxim Gorky đã viết một lá thư vào tháng 7/1922 để cảm ơn khoản viện trợ từ nước Mỹ: "Sự giúp đỡ của các bạn sẽ đi vào lịch sử như là một chiến thắng đáng giá, một thành tựu vĩ đại và duy nhất, sẽ còn mãi trong ký ức của hàng triệu người Nga đã được các bạn cứu khỏi cái chết [12]. Tuy nhiên, việc cứu trợ cũng gặp một số ý kiến chỉ trích từ nước Mỹ và các nước khác, ví dụ như tờ London Daily Express (Anh), những ý kiến này cho rằng nạn đói ở Nga không quá nghiêm trọng và lập luận rằng số tiền này nên được dành cho việc cứu trợ người nghèo và nạn đói ở Anh, vốn cũng rất trầm trọng sau thế chiến thứ nhất.[13]

  • Vì Liên Xô có những chính sách tốt về công nghiêp,Khoa học-kĩ thuật,đối ngoại

  • @%$ Đạo đã trả lời trong câu hỏi: Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa Cách đây 5 năm

    Chủ nghĩa xã hội (tiếng ĐứcSozialismustiếng AnhSocialism) là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. Không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bảnnhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận Thể chế Đại nghị và dân chủ như chủ nghĩa xã hội dân chủ, thậm chí phát xít Đức cũng tự nhận mình là những người theo chủ nghĩa xã hội. Theo đó, có sự phân biệt giữa những khuynh hướng chủ nghĩa cộng sảndân chủ xã hội và vô chính phủ. Những người theo chủ nghĩa xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản như bình đẳngcông bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội và lý thuyết phê phán xã hội. Họ theo đuổi mục tiêu tạo ra một trật tự xã hội hòa hợp và hướng đến công bằng xã hội.

Điểm thưởng gần đây (1)

  • @%$ Đạo: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON