YOMEDIA
NONE

Sự hi sinh anh dũng của người lính Tây Tiến được Quang Dũng thể hiện như thế nào trong bài thơ Tây Tiến?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Sự hi sinh anh dũng của người lính Tây Tiến:

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

    Câu thơ đầu tiên đã trực tiếp nói lên những mất mát, đau thương, rất nhiều người lính đã không thể bước tiếp được nữa, phải gửi thân mình vào lòng đất mẹ. Từ thuần Việt mồ – một danh từ đã  miêu tả chính xác thực tế chiến trường lúc đó khi các anh hi sinh trên đường hành quân, việc chôn cất sơ sài, vội vã, các anh nằm lại trong những nấm đất hoang lạnh, hiu hắt, đơn sơ trên đường.  Bản thân cái chết đã gợi lên sự buồn bã, nhưng càng xót xa hơn khi các anh không được nằm bên nhau. Từ láy rải rác đã gợi ra khoảng cách  những nấm mồ hoang lạnh nằm dọc theo chặng đường hành quân gian khổ, những nấm mồ thiếu hơi ấm của gia đình, quê hương, sự ra đi của các anh càng làm đau lòng người sống.

    Tuy nhiên Tây Tiến bi mà không lụy, ảm đạm mà không yếu mềm , cảm hứng bi tráng đã thành âm hưởng chủ đạo của cả đoạn thơ, bài thơ, mang lại âm hưởng hào hùng cho những đau thương, mất mát. Việc sử dụng một loạt các từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành...” khiến sự hi sinh của chiến sĩ Tây Tiến được đặt vào một không khí thiêng liêng, trang trọng, tạo tâm thế ngưỡng mộ đầy tôn kính cho người đọc.

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh – Câu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi như một lời tuyên thệ xóa tan đi cảm giác ảm đạm, ngậm ngùi. Hình tượng thơ đậm chất bi tráng, cách diễn đạt chủ động mang sắc thái phủ định Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh  đã tô đậm lí tưởng cao cả và khí phách kiên cường của những người chiến sĩ anh hùng Tây Tiến. Đời xanh là một hình ảnh ẩn dụ cho tuổi thanh xuân , thời gian đẹp nhất trong cuộc đời, quãng thời gian một đi không trở lại đã thể hiện ý chí quyết tâm cao độ của những người thanh niên ưu tú, sẵn sàng hiến dâng phần đời đẹp nhất cho đất nước.

    Câu thơ đầu nói về cái chết, về những nấm mồ, câu thơ sau lại khẳng định ý chí, lí tưởng và khí  phách của những người lính Tây Tiến . Phải chăng đây chính là dụng ý của tác giả: các anh mãi nằm lại trong những nấm mồ nơi viễn xứ nhưng khí phách, tinh thần vẫn sống mãi tuổi hai mươi, mãi mãi bất tử trong lòng Tổ quốc.

    Không chỉ hình ảnh cái chết, câu thơ miêu tả việc chôn cất, tiễn biệt chiến sĩ cũng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc: Áo bào thay chiếu anh về đất. Bút pháp mĩ lệ hóa của cảm hứng lãng mạn đã biến tấm áo quân dịch sờn rách của những người lính chiến thành tấm áo bào đẹp đẽ , thiêng liêng.  Vượt lên trên hiện thực khốc liệt của chiến tranh, trong cảm nhận của Quang Dũng , những đồng đội thân yêu của ông khi ngã xuống vẫn được khâm liệm trong những tấm áo bào trang trọng. Hình ảnh thơ vừa làm dịu bớt nỗi đau trước hiện thực tàn nhẫn của chiến tranh mà còn hàm chứa niềm biết ơn, cảm phục sâu xa với công lao những chiến sĩ anh hùng

    Sự bi thảm của cái chết đã được xóa đi không chỉ bởi lí tưởng cao cả và khí phách hào hùng mà còn bởi cách nói giảm chết chỉ là về đất. Các anh đã từ biệt gia đình, quê hương, ra đi về miền viễn xứ với mộng chiến trường cao đẹp , các anh đã chiến đấu kiên cường, đã hi sinh anh dũng vì Tổ quốc , nay Tổ quốc trìu mến , yêu thương, mở rộng vòng tay đón nhận những người con yêu trở về , thanh thản yên nghỉ trong lòng đất Mẹ .

    – Âm hưởng bi tráng gợi ra từ hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến đã được Quang Dũng đẩy lên đến đỉnh điểm trong câu thơ kết đoạn : Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

    Sông Mã đã từng xuất hiện trong tiếng gọi tha thiết ở đầu bài thơ như một biểu tượng của miền Tây, của Tây Tiến, của quá khứ, nay Sông Mã trở lại với âm thanh dữ dội, hào hùng trong cảnh tiễn đưa người tử sĩ.

    Nghệ thuật nhân hóa trong từ gầm lên đã thể hiện trọn vẹn tính chất dữ dội trong những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc nhất với những bi phẫn , xót đau, những tiếc thương, cảm phục…Sông Mã đã từng gắn bó với các anh trong suốt chặng đường hành quân gian khổ nay sông Mã lại là chứng nhân lịch sử thay lời cho cả thiên nhiên, trời đất, núi sông gầm vang khúc độc hành bi tráng tiễn đưa người con yêu quý trở về yên nghỉ trong lòng đất Mẹ.

    Khúc độc hành vang lên vừa mạnh mẽ hào tráng vì là khúc ca dành cho những người chiến sĩ anh hùng, vừa phảng phất âm hưởng cô đơn, ngậm ngùi, buồn bã có sự hi sinh nào không gợi nỗi xót thương!

      bởi Tay Thu 29/04/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON