YOMEDIA
NONE

Phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?

Phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (7)

  • - Nội dung cúa đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

    +Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm cảu dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của CHủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

    + Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”. tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

    + Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

    + Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

      bởi Trịnh Linh 30/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng tổ chức cuộc họp mở rộng khẩn cấp tại Vạn Phúc, Hà Đông do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì; quyết định chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên phạm vi cả nước; đề ra đường lối, chủ trương kháng chiến chống Pháp xâm lược là kháng chiến lâu dài. Ngay đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi chỉ có 19 dòng, 199 từ ngắn gọn và súc tích, nhưng đã thể hiện những quan điểm cốt lõi của Người về kháng chiến toàn dân cũng như mệnh lệnh của non sông, thôi thúc cả dân tộc chung sức, đồng lòng vùng dậy quyết chiến, quyết thắng quân Pháp xâm lược.

    Kế thừa những lý luận trong học thuyết quân sự Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ đâu là chiến tranh chính nghĩa, cách mạng và đâu là chiến tranh phi nghĩa, phản cách mạng. Người cho rằng, quần chúng nhân dân lao động, nếu được giác ngộ và có nhận thức đúng đắn, sẽ ủng hộ và hăng hái tham gia cuộc chiến tranh chính nghĩa. Vì thế, chỉ có chiến tranh chính nghĩa mới có thể huy động, tập hợp được đông đảo quần chúng, được toàn dân tham gia chiến đấu. Có thể thấy, chiến tranh nhân dân do toàn dân ta tiến hành nhằm giành lại và giữ vững nền độc lập, tự do cho Tổ quốc mình là chiến tranh chính nghĩa. Khẳng định tính chính nghĩa là một trong những nhân tố hàng đầu để đưa cuộc chiến tranh của nhân dân ta đi đến thắng lợi, cho dù phải trải qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, thậm chí kéo dài, “chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta” [1].

    Chủ tịch Hồ Chí Minh coi độc lập dân tộc và tự do hòa bình là mục tiêu phấn đấu suốt đời mình. Thế nhưng trong điều kiện phải đương đầu với kẻ thù xâm lược có sức mạnh quân sự và kinh tế lớn hơn ta nhiều lần, có quân số đông và vũ khí hiện đại, cần phải huy động sức mạnh của toàn dân để chiến dấu. Muốn đánh bại kẻ thù hung bạo, mạnh hơn ta gấp bội thì mỗi người dân Việt Nam đều phải trở thành chiến sĩ đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Khi nhấn mạnh vai trò của nhân dân, về tính chất chính nghĩa, động lực của cuộc kháng chiến là bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, Người khẳng định: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [2]. Bằng sự khẳng định đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến và lòng tin tưởng của Người vào sức mạnh ý chí bảo vệ độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.

    Từ quan điểm về vai trò của con người trong lĩnh vực quân sự và lòng tin vào sức mạnh của nhân dân - có dân là có tất cả, Người nhấn mạnh, phải dựa vào dân, khơi nguồn sức mạnh, sức sáng tạo của nhân dân. Nhân dân trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là toàn dân Việt Nam. Người giải thích, toàn dân kháng chiến là ai cũng phải đánh giặc, bất cứ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến. Tổ quốc là Tổ quốc chung, Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do, nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ. Người đã tìm thấy điểm tương đồng, chất keo kết dính các tầng lớp, giai cấp, dân tộc chính là lợi ích tối cao của dân tộc. Đây là nguyên tắc sống còn được Người khái quát ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc: dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc…” [3]. Điều đó thể hiện ý chí toàn thể dân tộc Việt Nam quyết “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để bảo vệ nền tự do, độc lập mà Người đã tuyên bố trong Tuyên ngôn Độc lập trước toàn thế giới. Quyết tâm đó dựa trên cơ sở lòng tin vào sức mạnh của nhân dân, vào thắng lợi cuối cùng của cả một dân tộc đồng lòng. Người nhấn mạnh: “Bọn thực dân phải biết rằng dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Nhưng nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến. Vì dân Việt Nam tin chắc rằng thế nào cuộc kháng chiến này cũng thành công” [4]. Quyết tâm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở khoa học, dựa trên sức mạnh vô địch của đoàn kết toàn dân, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm quật cường của cha ông ta và chủ yếu nhất, quyết tâm đó dựa trên quyết tâm chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của cả dân tộc bởi “sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc, dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại” [5].

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh của dân tộc, thực hiện toàn dân kháng chiến nhưng phải lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Cùng với kêu gọi toàn dân kháng chiến, Người kêu gọi anh em binh sĩ, tự vệ dân quân phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn non sông đất nước. Do đó, khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên. Tư tưởng này đã được Đảng ta vận dụng, phát triển sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Đảng đã tập trung xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Đây chính là phương thức tổ chức lực lượng thích hợp nhất để động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc, kết hợp lực lượng nòng cốt với lực lượng rộng khắp của toàn dân, lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ trên cả nước và từng khu vực để tạo nên sức mạnh lớn nhất tiêu diệt quân thù.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh toàn dân kháng chiến lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, song Người cũng yêu cầu: “Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải bám sát lấy dân, rời dân ra nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như vậy thì bất kể việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi. Muốn thế phải bảo vệ, giúp đỡ, giáo dục nhân dân… phải vận động nhân dân tự nguyện, tự giác, nếu bắt buộc thì chỉ có thể có kết quả tạm thời ngay lúc đó thôi, còn sau đó thì không thấm…” [7]. Theo Người, kháng chiến toàn dân phải đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí. Tức là mỗi ngành, mỗi giới, mỗi lĩnh vực công tác, chiến đấu sản xuất, công tác đều nỗ lực tạo ra hiệu quả to lớn để phục vụ cuộc kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn đạt một cách dễ hiểu về tính toàn diện của cuộc kháng chiến: Nó lấy vũ lực ta không sợ, nó lấy chính trị ta không mắc mưu, nó lấy kinh tế phong tỏa thì ta lấy kinh tế đánh nó. Ở tiền tuyến, chiến sĩ hy sinh xương máu để bảo vệ non sông. Ở hậu phương, toàn dân gia sức tăng gia sản xuất… thế là đồng bào hậu phương cùng ra sức tham gia kháng chiến. Người kêu gọi: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

    Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế hội nhập quốc tế; những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường của tình hình thế giới; sự xuất hiện loại hình chiến tranh mới, chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, đất nước đang đối mặt nhiều vấn đề mới, có cả những thuận lợi, thời cơ đan xen những khó khăn, thách thức gay gắt. Trong điều kiện đó, “tính linh hoạt” của nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn hiện nay phải trở nên rất cao, nhiệm vụ quốc phòng được mở rộng. Nền quốc phòng toàn dân vừa phải có khả năng ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, vừa phải giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải có đủ sức mạnh ngăn chặn, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến tranh, đáp ứng mọi yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

    Trải qua 70 năm nhưng khí thế hào hùng của những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã đi vào lịch sử, trở thành dấu son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trước những thăng trầm của thời gian, giá trị lịch sử của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ, đồng bào kề vai sát cánh, chung sức, đồng lòng. Quán triệt quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn dân trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    Chúc cậu học vui vẻ nha ^^

    Nguồn: nhandan.com

      bởi Anh Pham 02/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • * Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (tháng 9/1947).

    * Nội dung: - Xác định mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp của CMT8,là đánh đuổi TDP giành độc lập thống nhất cho dân tộc.

    - Xác định tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện. Cuộc kháng chiến chống TDP là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.

    + Kháng chiến toàn dân là huy động toàn dân đánh giăc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, thực hiện khẩu hiệu: “toàn dân kháng chiên” thực hiện kháng chiến ở khắp nơi thực hiện: “mỗi người dân là một chiến sĩ “, “mỗi đường phố là một pháo đài”, “mỗi khu phố là một trận địa”.

    -> Phải kháng chiến toàn dân là vì so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội chủ lực thì sẽ không thể nào thắng nổi giặc. Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thông: “cả nước chung sức, đánh giặc của dân tộc” thể hiện tư tưởng chiến tranh nhân dân trong tư tưởng quân sự của HCM.

    + Kháng chiến toàn diện: là kháng chiến trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội và ngoại giao trong đó chú trọng mặt trận quân sự.

    ++ Về quân sự thực hiện vũ trang toàn dân, xây dưng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai. Thực hiện chiến tranh du kích, tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, từng bước hoàn thiện từ chiến tranh du kích lên thành chiến tranh chính quy.

    ++ Về văn hóa: xóa bỏ nền văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nên văn hóa mới dân chủ, xã hội chủ nghĩa.

    ++ Về ngoại giao thực hiên thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực của ta tuyên truyền để cho nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp biết và ủng hộ cuộc kháng chiến của ta.Thực hiện liên hiệp với dân tộc Pháp, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận nền độc lập của ta.

    ++ Về kinh tế; Thực hiện tiêu thổ kháng chiến, xây dựng nền kinh tế, tự túc, tự cấp tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp quốc phong.

    ++ Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dưng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, đoàn kết với 2 dân tộc Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

    -> Phải kháng chiến toàn diện vì: TDP dùng mọi thủ đoạn để xâm lược ta, vì vậy muốn kháng chiến thắng lợi phải làm thất bại mọi thủ đoạn của chúng: Để kháng chiến thắng lợi ta phải xây dựng một hậu phương kháng chiến xây dựng, 1 hậu phương vững mạnh về mọi mặt, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.

    - Xác định phương châm chiến lược là: trường kì và tự lực cánh sinh.

    + Kháng chiến trường kì: còn gọi là phương châm chiến lược kháng chiến lâu dài , từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, tiến lên tranh thủ cơ hội giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.

    - > Phải kháng chiến lâu dài vì: so sánh tương quan lực lượng giữa ta và kẻ thù xâm lược rất chênh lệch, nhất là về kinh tế và quân sự không có lợi cho ta, nên khó có thể giành thắng lợi một cách nhanh chóng; Đánh nhanh thắng nhanh luôn là lối đánh sở trường của kẻ đi xâm lược (để phát huy ưu thế về quân sự, khắc phục chỗ yếu của chiến tranh phi nghĩa va tiết kiệm chi phí chiến tranh). Ta đánh lâu dài là để chống lại lối đánh sở trường của chúng mà buộc chúng phải theo cách đánh của ta. HCM nói: Địch dùng lối đánh nhanh thắng nhanh, ta quyết kế trường kì kháng chiến”. Đánh lâu dài nhân dân ta sẽ có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế. Tuy nhiên kháng chiến lâu dài cũng cần biết nắm bắt thời cơ, trên cơ sở thực hiện kháng chiến phương châm kháng chiến lau dài còn phải giành thắng lợi từng bước, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, tiến lên tranh thủ giành chiến thắng quyết địch kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến tranh gây mất mát đau thương cho nhân dân.

    - Tự lực cánh sinh: còn gọi là dựa vào sức mình là chính, nhằm phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài; Hơn nữa trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến(trước 1949) ta nằm trong tình thế bị bao vây cô lập thì càng phải phát huy tinh thần tự lực tự cường. Tuy nhiên tự lực cánh sinh cũng cần phải biết tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế, cần phải tuyên truyền vận động quốc tế tranh thủ mọi sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần, làm tăng thêm sức mạnh của cuộc kháng chiến.

    => Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của cha ông ta, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quân sự một số nước anh em vào điều kiện Việt Nam.Là đường lối chiến tranh nhân dân. Đường lối kháng chiến là nguồn cổ vũ, dẫn dặt cả dân tộc VN đứng lên kháng chiến, là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta.

      bởi Thánh Bảo 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đường lỗi được thể hiện rõ ràng

      bởi Ngố ngây Ngô 28/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (tháng 9/1947).
    * Nội dung:
    - Xác định mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp của CMT8,là đánh đuổi TDP giành độc lập thống nhất cho dân tộc.
    - Xác định tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện. Cuộc kháng chiến chống TDP là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.
    + Kháng chiến toàn dân là huy động toàn dân đánh giăc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, thực hiện khẩu hiệu: “toàn dân kháng chiên” thực hiện kháng chiến ở khắp nơi thực hiện: “mỗi người dân là một chiến sĩ “, “mỗi đường phố là một pháo đài”, “mỗi khu phố là một trận địa”.
    -> Phải kháng chiến toàn dân là vì so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội chủ lực thì sẽ không thể nào thắng nổi giặc. Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thông: “cả nước chung sức, đánh giặc của dân tộc” thể hiện tư tưởng chiến tranh nhân dân trong tư tưởng quân sự của HCM.
    + Kháng chiến toàn diện: là kháng chiến trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội và ngoại giao trong đó chú trọng mặt trận quân sự.
    ++ Về quân sự thực hiện vũ trang toàn dân, xây dưng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai. Thực hiện chiến tranh du kích, tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, từng bước hoàn thiện từ chiến tranh du kích lên thành chiến tranh chính quy.
    ++ Về văn hóa: xóa bỏ nền văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nên văn hóa mới dân chủ, xã hội chủ nghĩa.
    ++ Về ngoại giao thực hiên thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực của ta tuyên truyền để cho nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp biết và ủng hộ cuộc kháng chiến của ta.Thực hiện liên hiệp với dân tộc Pháp, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận nền độc lập của ta.
    ++ Về kinh tế; Thực hiện tiêu thổ kháng chiến, xây dựng nền kinh tế, tự túc, tự cấp tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp quốc phong.
    ++ Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dưng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, đoàn kết với 2 dân tộc Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
    -> Phải kháng chiến toàn diện vì: TDP dùng mọi thủ đoạn để xâm lược ta, vì vậy muốn kháng chiến thắng lợi phải làm thất bại mọi thủ đoạn của chúng: Để kháng chiến thắng lợi ta phải xây dựng một hậu phương kháng chiến xây dựng, 1 hậu phương vững mạnh về mọi mặt, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.
    - Xác định phương châm chiến lược là: trường kì và tự lực cánh sinh.
    + Kháng chiến trường kì: còn gọi là phương châm chiến lược kháng chiến lâu dài , từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, tiến lên tranh thủ cơ hội giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.
    - > Phải kháng chiến lâu dài vì: so sánh tương quan lực lượng giữa ta và kẻ thù xâm lược rất chênh lệch, nhất là về kinh tế và quân sự không có lợi cho ta, nên khó có thể giành thắng lợi một cách nhanh chóng; Đánh nhanh thắng nhanh luôn là lối đánh sở trường của kẻ đi xâm lược (để phát huy ưu thế về quân sự, khắc phục chỗ yếu của chiến tranh phi nghĩa va tiết kiệm chi phí chiến tranh). Ta đánh lâu dài là để chống lại lối đánh sở trường của chúng mà buộc chúng phải theo cách đánh của ta. HCM nói: Địch dùng lối đánh nhanh thắng nhanh, ta quyết kế trường kì kháng chiến”. Đánh lâu dài nhân dân ta sẽ có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế. Tuy nhiên kháng chiến lâu dài cũng cần biết nắm bắt thời cơ, trên cơ sở thực hiện kháng chiến phương châm kháng chiến lau dài còn phải giành thắng lợi từng bước, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, tiến lên tranh thủ giành chiến thắng quyết địch kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến tranh gây mất mát đau thương cho nhân dân.
    - Tự lực cánh sinh: còn gọi là dựa vào sức mình là chính, nhằm phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài; Hơn nữa trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến(trước 1949) ta nằm trong tình thế bị bao vây cô lập thì càng phải phát huy tinh thần tự lực tự cường. Tuy nhiên tự lực cánh sinh cũng cần phải biết tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế, cần phải tuyên truyền vận động quốc tế tranh thủ mọi sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần, làm tăng thêm sức mạnh của cuộc kháng chiến.
    => Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của cha ông ta, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quân sự một số nước anh em vào điều kiện Việt Nam.Là đường lối chiến tranh nhân dân. Đường lối kháng chiến là nguồn cổ vũ, dẫn dặt cả dân tộc VN đứng lên kháng chiến, là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta.
      bởi Love Linkin'Park 14/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • * Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (tháng 9/1947).
    * Nội dung:
    - Xác định mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp của CMT8,là đánh đuổi TDP giành độc lập thống nhất cho dân tộc.
    - Xác định tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện. Cuộc kháng chiến chống TDP là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.
    + Kháng chiến toàn dân là huy động toàn dân đánh giăc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, thực hiện khẩu hiệu: “toàn dân kháng chiên” thực hiện kháng chiến ở khắp nơi thực hiện: “mỗi người dân là một chiến sĩ “, “mỗi đường phố là một pháo đài”, “mỗi khu phố là một trận địa”.
    -> Phải kháng chiến toàn dân là vì so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội chủ lực thì sẽ không thể nào thắng nổi giặc. Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thông: “cả nước chung sức, đánh giặc của dân tộc” thể hiện tư tưởng chiến tranh nhân dân trong tư tưởng quân sự của HCM.
    + Kháng chiến toàn diện: là kháng chiến trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội và ngoại giao trong đó chú trọng mặt trận quân sự.
    ++ Về quân sự thực hiện vũ trang toàn dân, xây dưng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai. Thực hiện chiến tranh du kích, tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, từng bước hoàn thiện từ chiến tranh du kích lên thành chiến tranh chính quy.
    ++ Về văn hóa: xóa bỏ nền văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nên văn hóa mới dân chủ, xã hội chủ nghĩa.
    ++ Về ngoại giao thực hiên thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực của ta tuyên truyền để cho nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp biết và ủng hộ cuộc kháng chiến của ta.Thực hiện liên hiệp với dân tộc Pháp, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận nền độc lập của ta.
    ++ Về kinh tế; Thực hiện tiêu thổ kháng chiến, xây dựng nền kinh tế, tự túc, tự cấp tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp quốc phong.
    ++ Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dưng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, đoàn kết với 2 dân tộc Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
    -> Phải kháng chiến toàn diện vì: TDP dùng mọi thủ đoạn để xâm lược ta, vì vậy muốn kháng chiến thắng lợi phải làm thất bại mọi thủ đoạn của chúng: Để kháng chiến thắng lợi ta phải xây dựng một hậu phương kháng chiến xây dựng, 1 hậu phương vững mạnh về mọi mặt, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.
    - Xác định phương châm chiến lược là: trường kì và tự lực cánh sinh.
    + Kháng chiến trường kì: còn gọi là phương châm chiến lược kháng chiến lâu dài , từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, tiến lên tranh thủ cơ hội giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.
    - > Phải kháng chiến lâu dài vì: so sánh tương quan lực lượng giữa ta và kẻ thù xâm lược rất chênh lệch, nhất là về kinh tế và quân sự không có lợi cho ta, nên khó có thể giành thắng lợi một cách nhanh chóng; Đánh nhanh thắng nhanh luôn là lối đánh sở trường của kẻ đi xâm lược (để phát huy ưu thế về quân sự, khắc phục chỗ yếu của chiến tranh phi nghĩa va tiết kiệm chi phí chiến tranh). Ta đánh lâu dài là để chống lại lối đánh sở trường của chúng mà buộc chúng phải theo cách đánh của ta. HCM nói: Địch dùng lối đánh nhanh thắng nhanh, ta quyết kế trường kì kháng chiến”. Đánh lâu dài nhân dân ta sẽ có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế. Tuy nhiên kháng chiến lâu dài cũng cần biết nắm bắt thời cơ, trên cơ sở thực hiện kháng chiến phương châm kháng chiến lau dài còn phải giành thắng lợi từng bước, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, tiến lên tranh thủ giành chiến thắng quyết địch kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến tranh gây mất mát đau thương cho nhân dân.
    - Tự lực cánh sinh: còn gọi là dựa vào sức mình là chính, nhằm phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài; Hơn nữa trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến(trước 1949) ta nằm trong tình thế bị bao vây cô lập thì càng phải phát huy tinh thần tự lực tự cường. Tuy nhiên tự lực cánh sinh cũng cần phải biết tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế, cần phải tuyên truyền vận động quốc tế tranh thủ mọi sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần, làm tăng thêm sức mạnh của cuộc kháng chiến.
    => Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của cha ông ta, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quân sự một số nước anh em vào điều kiện Việt Nam.Là đường lối chiến tranh nhân dân. Đường lối kháng chiến là nguồn cổ vũ, dẫn dặt cả dân tộc VN đứng lên kháng chiến, là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta.
      bởi Nguyễn Đức Thuận 03/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON