YOMEDIA
NONE

Nêu suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ Gieo thói quen gặt tính cách

MN giúp mình làm bài văn này vs!smiley

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (7)

  • Tính cách và nhân phẩm của con người không chỉ phụ thuộc vào môi trường sống và chất lượng giáo dục mà còn bị chi phối bởi nhân tố chủ quan là những suy nghĩ, hành động và thói quen của con người. Bàn về tác động của thói quen trong việc hình thành nhân cách, ngạn ngữ cổ có câu “ Gieo thói quen, gặt tính cách”.

    “Thói quen” là những hành động, ứng xử của con người được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự kiện. Đó có thể là thói quen ăn uống khoa học, đó cũng có thể là thói quen xả rác bừa bãi,… “Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định được hình thành dựa trên những thói quen bên ngoài và những mong muốn, suy nghĩ bên trong của con người. Tính cách mang tính chất bền vững hơn và có khả năng chi phối tới cách hành xử, suy nghĩ, tư duy của con người.

    Câu ngạn ngữ “Gieo thói quen, gặt tính cách” đã bàn đến quan hệ hữu cơ mang tính nhân quả giữa thói quen và tính cách. Nếu thói quen tốt có thể hình thành nên những tính cách tốt đẹp, ngược lại nếu duy trì những thói quen xấu tính cách cũng trở nên tiêu cực, xấu x í.

    Trước sự chi phối của hoàn cảnh sống và cách nhìn nhận, ứng xử chủ quan của con người có thể phân thành hai loại thói quen tốt và thói quen xấu. Những thói quen ban đầu chỉ là những suy nghĩ, hành động vô tình nhưng nếu chúng ta không nhận thức được bản chất và tác động của nó sẽ trở thành những thói quen ăn sâu bám rễ. Chẳng hạn do trời mưa nên bạn đến lớp muộn, đây là sự cố ngoài ý muốn buộc con người phải vi phạm nội quy của lớp học, phá vỡ nguyên tắc ( đi học đúng giờ) của bản thân nhưng nếu con người không nhận thức đúng đắn được vấn đề để lần sau có phương pháp khắc phục mà thấy việc đi học muộn một vài phút cũng không bị làm sao người ấy sẽ thường xuyên lặp lại thói quen đi học muộn dù không gặp trở ngại khách quan nào. Thói quen đi học muộn sẽ hình thành tính cách bê trễ, không có kỉ luật.

    Những thói quen xấu có thể tác động tiêu cực đến tính cách, tác phong sinh hoạt, làm việc hàng ngày của con người. Ngược lại một thói quen tốt, có chiều sâu nhân bản sẽ giúp con người định hình thái độ, tính cách tốt. Chẳng hạn thói quen ăn uống vệ sinh, đúng bữa sẽ giúp cho con người sống khoa học, có kế hoạch hơn.

    Tùy tiện thực hiện một hành động vô cùng đơn giản nhưng nếu thường xuyên lặp lại để trở thành thói quen sẽ rất khó trong việc từ bỏ, thay đổi. Vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần có ý thức trước từng lời nói, hành động của mình.

    Nhân cách sẽ được hoàn thiện theo một quá trình dài mà không phải định hình trong ngày một ngày hai nên mỗi người cần có ý thức học tập, rèn luyện để có những thói quen tốt, suy nghĩ tích cực. Khi chúng ta có những thói quen tốt, không chỉ nhân cách được hoàn thiện theo hướng tích cực mà chúng ta cũng sẽ trở thành tấm gương tốt và được mọi người yêu quý, kính trọng.

      bởi Đỗ Nguyệt 19/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. Dàn ý chi tiết

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề: Bàn về tác động của thói quen trong việc hình thành nhân cách, ngạn ngữ cổ có câu “ Gieo thói quen, gặt tính cách”.

    2. Thân bài

    – “Thói quen” là những hành động, ứng xử của con người được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự kiện.

    – “Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định được hình thành dựa trên những thói quen bên ngoài và những mong muốn, suy nghĩ bên trong của con người.

    – Câu ngạn ngữ “Gieo thói quen, gặt tính cách” đã bàn đến quan hệ hữu cơ mang tính nhân quả giữa thói quen và tính cách.

    – Những thói quen xấu có thể tác động tiêu cực đến tính cách, tác phong sinh hoạt, làm việc hàng ngày của con người.

    – một thói quen tốt, có chiều sâu nhân bản sẽ giúp con người định hình thái độ, tính cách tốt.

    – Tùy tiện thực hiện một hành động vô cùng đơn giản nhưng nếu thường xuyên lặp lại để trở thành thói quen sẽ rất khó trong việc từ bỏ, thay đổi. Vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần có ý thức trước từng lời nói, hành động của mình.

    3. Kết bài

    Khi chúng ta có những thói quen tốt, không chỉ nhân cách được hoàn thiện theo hướng tích cực mà chúng ta cũng sẽ trở thành tấm gương tốt và được mọi người yêu quý, kính trọng.

      bởi Nguyễn Bo 24/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • MB : Giới thiệu vấn đề mà đề yêu cầu 1 cách mạch lạc, ko sai đề.
    Giả sử như : Nhận thức về mối quan hệ của hành vi và số phận của con người,có một người đã cho rằng : ''Gieo hành vi gặt thói quen,...gặt số phận''..thật là 1 ý kiến khiến cho mọi chúng ta phải suy nghĩ thêm về nó..
    TB: Theo mình thì do đề ra theo kiểu liệt kê và logic giữa các sự việc với nhau ( hành vi =>thói quen=>...=>số phận ) nên cách tốt nhất (theo mình) là bạn nên tìm mối quan hệ giữa các sự việc này để viết ở phần thân bài là ok nhất, mục tiêu chính là ko bị Lạc đề và vẫn có điểm...
    Hoặc nếu như bạn ko tìm được mối quan hệ đó thì bạn có thể hiểu theo từng cấp bậc của sự việc.Tức là : hành vi là cái thấp nhất và số phận là cái cao nhất rồi từ đó bạn có thể viết bài theo kiểu nguyên nhân => hậu quả...
    +Thứ 2 là ko được quên đi biểu hiện của từng sự việc trên , cái này rất quan trọng để ăn điểm trong bài thi nói riêng và ở văn nghị luận nói chung (theo như mình thấy ):
    Bạn có thể làm theo cách là ''tốt được tốt'' hoặc ''xấu sẽ gặp xấu'' . Nghĩa là nếu như chúng ta có hành vi tốt thì sẽ được mọi người kính trọng con ko thì sẽ bị mọi người lên án và ngăn chặn hành vi đó...Mổi sự việc bạn cố gắng kể 1 vài ví dụ đời thường để nó khẳng định cái bạn nói là đúng nha...:)
    +Rút ra nhận xét chung : Như vậy, hành vi gặt thói quen,...., số phận 

      bởi Chu Chu 24/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính cách và nhân phẩm của con người không chỉ phụ thuộc vào môi trường sống và chất lượng giáo dục mà còn bị chi phối bởi nhân tố chủ quan là những suy nghĩ, hành động và thói quen của con người. Bàn về tác động của thói quen trong việc hình thành nhân cách, ngạn ngữ cổ có câu “ Gieo thói quen, gặt tính cách”.

    “Thói quen” là những hành động, ứng xử của con người được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự kiện. Đó có thể là thói quen ăn uống khoa học, đó cũng có thể là thói quen xả rác bừa bãi,… “Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định được hình thành dựa trên những thói quen bên ngoài và những mong muốn, suy nghĩ bên trong của con người. Tính cách mang tính chất bền vững hơn và có khả năng chi phối tới cách hành xử, suy nghĩ, tư duy của con người.

    nghi-luan-ve-cau-ngan-ngu-gieo-thoi-quen-gat-tinh-cach

    Nghị luận về câu ngạn ngữ: Gieo thói quen, gặt tính cách

    Câu ngạn ngữ “Gieo thói quen, gặt tính cách” đã bàn đến quan hệ hữu cơ mang tính nhân quả giữa thói quen và tính cách. Nếu thói quen tốt có thể hình thành nên những tính cách tốt đẹp, ngược lại nếu duy trì những thói quen xấu tính cách cũng trở nên tiêu cực, xấu x í.

    Trước sự chi phối của hoàn cảnh sống và cách nhìn nhận, ứng xử chủ quan của con người có thể phân thành hai loại thói quen tốt và thói quen xấu. Những thói quen ban đầu chỉ là những suy nghĩ, hành động vô tình nhưng nếu chúng ta không nhận thức được bản chất và tác động của nó sẽ trở thành những thói quen ăn sâu bám rễ. Chẳng hạn do trời mưa nên bạn đến lớp muộn, đây là sự cố ngoài ý muốn buộc con người phải vi phạm nội quy của lớp học, phá vỡ nguyên tắc ( đi học đúng giờ) của bản thân nhưng nếu con người không nhận thức đúng đắn được vấn đề để lần sau có phương pháp khắc phục mà thấy việc đi học muộn một vài phút cũng không bị làm sao người ấy sẽ thường xuyên lặp lại thói quen đi học muộn dù không gặp trở ngại khách quan nào. Thói quen đi học muộn sẽ hình thành tính cách bê trễ, không có kỉ luật.

    Những thói quen xấu có thể tác động tiêu cực đến tính cách, tác phong sinh hoạt, làm việc hàng ngày của con người. Ngược lại một thói quen tốt, có chiều sâu nhân bản sẽ giúp con người định hình thái độ, tính cách tốt. Chẳng hạn thói quen ăn uống vệ sinh, đúng bữa sẽ giúp cho con người sống khoa học, có kế hoạch hơn.

    Tùy tiện thực hiện một hành động vô cùng đơn giản nhưng nếu thường xuyên lặp lại để trở thành thói quen sẽ rất khó trong việc từ bỏ, thay đổi. Vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần có ý thức trước từng lời nói, hành động của mình.

    Nhân cách sẽ được hoàn thiện theo một quá trình dài mà không phải định hình trong ngày một ngày hai nên mỗi người cần có ý thức học tập, rèn luyện để có những thói quen tốt, suy nghĩ tích cực. Khi chúng ta có những thói quen tốt, không chỉ nhân cách được hoàn thiện theo hướng tích cực mà chúng ta cũng sẽ trở thành tấm gương tốt và được mọi người yêu quý, kính trọng.

      bởi Mai Thanh Xuân 06/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gợi ý giải:

    Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:

    1. Nêu được vấn đề nghị luận (0,5 điểm)

    –     Bàn về câu ngạn ngữ “gieo thói quen, gặt tính cách”

    2. Giải thích: (0,5 điểm)

    –     Thói quen: những biểu hiện bề ngoài trong học tập, làm việc, ứng xử được lặp đi lặp lại ở mỗi người.

    –     Tính cách: đặc điểm tâm lí ổn định dựa trên các biểu hiện bề ngoài và nội tâm bên trong,…

    –  Gieo – gặt chỉ quan hệ nhân quả

    => Ý cả câu: đề cập đến mối quan hệ nhân quả giữa thói quen (biểu hiện nhất thời, bề ngoài) với tính cách (biểu hiện chiều sâu ổn định bên trong) của con người.

    3. Bàn luận:  (1,5 điểm)

    Câu ngạn ngữ trên đã đưa ra 1 quan điểm đúng đắn:

    – Thói quen tốt sẽ hình thành nên những tính cách tốt đẹp

    VD: thói quen đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp,… tạo thành tính kỉ luật, góp phần nâng cao hiệu quả, năng suất lao động về sau.

    – Thói quen xấu sẽ dẫn đến những tính cách xấu

    VD: Người luôn trễ hẹn, giờ giấc “cao su” thường không coi trọng kỉ luật, thậm chí có thể làm việc thiếu trách nhiệm, hiệu quả làm việc không cao,…

    => Tóm lại, giữa thói quen và tính cách có mối quan hệ nhân quả và có tính tất yếu.

    4. Bài học và liên hệ bản thân: (0,5 điểm)

    –  Hình thành, rèn luyện thói quen tốt,…

    –   Hạn chế, khắc phục, loại bỏ thói quen xấu…

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề: Bàn về tác động của thói quen trong việc hình thành nhân cách, ngạn ngữ cổ có câu “ Gieo thói quen, gặt tính cách”.

    2. Thân bài

    – “Thói quen” là những hành động, ứng xử của con người được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự kiện.

    – “Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định được hình thành dựa trên những thói quen bên ngoài và những mong muốn, suy nghĩ bên trong của con người.

    – Câu ngạn ngữ “Gieo thói quen, gặt tính cách” đã bàn đến quan hệ hữu cơ mang tính nhân quả giữa thói quen và tính cách.

    – Những thói quen xấu có thể tác động tiêu cực đến tính cách, tác phong sinh hoạt, làm việc hàng ngày của con người.

    – một thói quen tốt, có chiều sâu nhân bản sẽ giúp con người định hình thái độ, tính cách tốt.

    – Tùy tiện thực hiện một hành động vô cùng đơn giản nhưng nếu thường xuyên lặp lại để trở thành thói quen sẽ rất khó trong việc từ bỏ, thay đổi. Vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần có ý thức trước từng lời nói, hành động của mình.

    3. Kết bài

    Khi chúng ta có những thói quen tốt, không chỉ nhân cách được hoàn thiện theo hướng tích cực mà chúng ta cũng sẽ trở thành tấm gương tốt và được mọi người yêu quý, kính trọng.

    II. Bài tham khảo

    Tính cách và nhân phẩm của con người không chỉ phụ thuộc vào môi trường sống và chất lượng giáo dục mà còn bị chi phối bởi nhân tố chủ quan là những suy nghĩ, hành động và thói quen của con người. Bàn về tác động của thói quen trong việc hình thành nhân cách, ngạn ngữ cổ có câu “ Gieo thói quen, gặt tính cách”.

    “Thói quen” là những hành động, ứng xử của con người được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự kiện. Đó có thể là thói quen ăn uống khoa học, đó cũng có thể là thói quen xả rác bừa bãi,… “Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định được hình thành dựa trên những thói quen bên ngoài và những mong muốn, suy nghĩ bên trong của con người. Tính cách mang tính chất bền vững hơn và có khả năng chi phối tới cách hành xử, suy nghĩ, tư duy của con người.

    nghi-luan-ve-cau-ngan-ngu-gieo-thoi-quen-gat-tinh-cach

    Nghị luận về câu ngạn ngữ: Gieo thói quen, gặt tính cách

    Câu ngạn ngữ “Gieo thói quen, gặt tính cách” đã bàn đến quan hệ hữu cơ mang tính nhân quả giữa thói quen và tính cách. Nếu thói quen tốt có thể hình thành nên những tính cách tốt đẹp, ngược lại nếu duy trì những thói quen xấu tính cách cũng trở nên tiêu cực, xấu x í.

    Trước sự chi phối của hoàn cảnh sống và cách nhìn nhận, ứng xử chủ quan của con người có thể phân thành hai loại thói quen tốt và thói quen xấu. Những thói quen ban đầu chỉ là những suy nghĩ, hành động vô tình nhưng nếu chúng ta không nhận thức được bản chất và tác động của nó sẽ trở thành những thói quen ăn sâu bám rễ. Chẳng hạn do trời mưa nên bạn đến lớp muộn, đây là sự cố ngoài ý muốn buộc con người phải vi phạm nội quy của lớp học, phá vỡ nguyên tắc ( đi học đúng giờ) của bản thân nhưng nếu con người không nhận thức đúng đắn được vấn đề để lần sau có phương pháp khắc phục mà thấy việc đi học muộn một vài phút cũng không bị làm sao người ấy sẽ thường xuyên lặp lại thói quen đi học muộn dù không gặp trở ngại khách quan nào. Thói quen đi học muộn sẽ hình thành tính cách bê trễ, không có kỉ luật.

    Những thói quen xấu có thể tác động tiêu cực đến tính cách, tác phong sinh hoạt, làm việc hàng ngày của con người. Ngược lại một thói quen tốt, có chiều sâu nhân bản sẽ giúp con người định hình thái độ, tính cách tốt. Chẳng hạn thói quen ăn uống vệ sinh, đúng bữa sẽ giúp cho con người sống khoa học, có kế hoạch hơn.

    Tùy tiện thực hiện một hành động vô cùng đơn giản nhưng nếu thường xuyên lặp lại để trở thành thói quen sẽ rất khó trong việc từ bỏ, thay đổi. Vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần có ý thức trước từng lời nói, hành động của mình.

    Nhân cách sẽ được hoàn thiện theo một quá trình dài mà không phải định hình trong ngày một ngày hai nên mỗi người cần có ý thức học tập, rèn luyện để có những thói quen tốt, suy nghĩ tích cực. Khi chúng ta có những thói quen tốt, không chỉ nhân cách được hoàn thiện theo hướng tích cực mà chúng ta cũng sẽ trở thành tấm gương tốt và được mọi người yêu quý, kính trọng.

     

      bởi Minh Quân Nguyễn Trần 25/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con người là sản phẩm của xã hội và cũng là sản phẩm của chính nó. Do đó mỗi người phải tự có trách nhiệm với chính bản thân mình, bàn về thái độ tự chịu trách nhiệm với bản thân ngạn ngữ cũng có câu: “Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”

    “Thói quen” là lối sống, cách sống biểu hiện qua hành vi bên ngoài được lặp đi lặp lại là “thói quen”. Ví dụ thói quen đọc sách, thói quen ngủ muộn, thói quen ỷ lại,… “Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định biểu hiện qua hành vi và hành động bên ngoài, nội tâm bên trong con người. Chẳng hạn tính cách hèn nhát, tính cách gan dạ,… “Số phận” là hoạ – phúc; sướng – khổ; buồn – vui trong cuộc đời mỗi con người. “Gieo – gặt” là cách nói hình tượng dùng để chỉ nhân – quả. Một “thói quen” được biểu hiện một cách có ý thức là cơ sở dể tạo nên “tính cách”. “Tính cách” là biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động, những hành động thường xuyên giống nhau sẽ tạo ra cuộc đời, số phận. Mặc dù số phận còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Câu ngạn ngữ đề cập đến hai vấn đề đó là mối quan hệ nhân quả giữa thói quen với tính cách, giữa tính cách với số phận con người.

    Thật vậy, một thói quen tốt sẽ góp phần định hình tính cách tốt. Thói quen tập thể dục tạo ra tính cách siêng năng, thói quen đọc sách sẽ tạo ra tính cách lịch lãm; thói quen giúp người tạo ra tính cách nhân hậu. Một tính cách tốt sẽ tạo ra số phận tốt; siêng năng học tập và làm việc sẽ có tương lai tốt đẹp. Tính cách nhân hậu hay giúp người thì được người giúp đỡ lại, sẽ có cuộc đời vui vẻ, tốt đẹp. Một thói quen xấu sẽ hình thành tính cách xấu. Thói quen ỷ lại sẽ tạo nên tính cách thụ động; thói quen ưa khoác lác sẽ tạo nên tính cách thiếu trung thực. Tính cách xấu sẽ nhận lại một số phận xấu, “gieo nhân nào gặt quả nấy”. Hành động hại người sẽ bị báo ứng mai sau. Như vậy thói quen hình thành tính cách nhưng tính cách còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác. Do đó, ta không thể phủ nhận hoặc khẳng định một cách tuyệt đối sự chi phối của thói quen với tính cách. Đồng thời, tính cách làm nên số phận nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

    Tóm lại, câu ngạn ngữ là một bài học đúng đắn cho ý thức tự rèn luyện điều chỉnh nhân cách. Là học sinh, chúng ta phải có ý thức rèn luyện thói quen tốt, lối sống đẹp để góp phần tạo nên những tính cách đáng quí, đáng được trân trọng. Và cũng nhờ đó mà tạo được cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta cũng cần phê phán thái độ sống buông xuôi thiếu trách nhiệm với bản thân của nhiều người.

      bởi Huất Lộc 25/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính cách và nhân phẩm của con người không chỉ phụ thuộc vào môi trường sống và chất lượng giáo dục mà còn bị chi phối bởi nhân tố chủ quan là những suy nghĩ, hành động và thói quen của con người. Bàn về tác động của thói quen trong việc hình thành nhân cách, ngạn ngữ cổ có câu “ Gieo thói quen, gặt tính cách”. “Thói quen” là những hành động, ứng xử của con người được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự kiện. Đó có thể là thói quen ăn uống khoa học, đó cũng có thể là thói quen xả rác bừa bãi,… “Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định được hình thành dựa trên những thói quen bên ngoài và những mong muốn, suy nghĩ bên trong của con người. Tính cách mang tính chất bền vững hơn và có khả năng chi phối tới cách hành xử, suy nghĩ, tư duy của con người. Câu ngạn ngữ “Gieo thói quen, gặt tính cách” đã bàn đến quan hệ hữu cơ mang tính nhân quả giữa thói quen và tính cách. Nếu thói quen tốt có thể hình thành nên những tính cách tốt đẹp, ngược lại nếu duy trì những thói quen xấu tính cách cũng trở nên tiêu cực, xấu x í. Trước sự chi phối của hoàn cảnh sống và cách nhìn nhận, ứng xử chủ quan của con người có thể phân thành hai loại thói quen tốt và thói quen xấu. Những thói quen ban đầu chỉ là những suy nghĩ, hành động vô tình nhưng nếu chúng ta không nhận thức được bản chất và tác động của nó sẽ trở thành những thói quen ăn sâu bám rễ. Chẳng hạn do trời mưa nên bạn đến lớp muộn, đây là sự cố ngoài ý muốn buộc con người phải vi phạm nội quy của lớp học, phá vỡ nguyên tắc ( đi học đúng giờ) của bản thân nhưng nếu con người không nhận thức đúng đắn được vấn đề để lần sau có phương pháp khắc phục mà thấy việc đi học muộn một vài phút cũng không bị làm sao người ấy sẽ thường xuyên lặp lại thói quen đi học muộn dù không gặp trở ngại khách quan nào. Thói quen đi học muộn sẽ hình thành tính cách bê trễ, không có kỉ luật. Những thói quen xấu có thể tác động tiêu cực đến tính cách, tác phong sinh hoạt, làm việc hàng ngày của con người. Ngược lại một thói quen tốt, có chiều sâu nhân bản sẽ giúp con người định hình thái độ, tính cách tốt. Chẳng hạn thói quen ăn uống vệ sinh, đúng bữa sẽ giúp cho con người sống khoa học, có kế hoạch hơn. Tùy tiện thực hiện một hành động vô cùng đơn giản nhưng nếu thường xuyên lặp lại để trở thành thói quen sẽ rất khó trong việc từ bỏ, thay đổi. Vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần có ý thức trước từng lời nói, hành động của mình. Nhân cách sẽ được hoàn thiện theo một quá trình dài mà không phải định hình trong ngày một ngày hai nên mỗi người cần có ý thức học tập, rèn luyện để có những thói quen tốt, suy nghĩ tích cực. Khi chúng ta có những thói quen tốt, không chỉ nhân cách được hoàn thiện theo hướng tích cực mà chúng ta cũng sẽ trở thành tấm gương tốt và được mọi người yêu quý, kính trọng.

      bởi nguyễn phương mai 03/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON