Trên nhãn hộp sữa ghi rõ từ Canxi kèm theo hàm lượng, coi như một thông tin về giá trị dinh dưỡng của sữa và giới thiệu chất Canxi có lợi cho xương. Thực ra phải nói Trong thành phần sữa bò có nguyên tố hóa học Canxi. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết về nguyên tố hóa học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nguyên tố hoá học là gì?
1.1.1. Định nghĩa
- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng proton trong hạt nhân.
- Số p là số đặc trưng của nguyên tố hoá học.
1.1.2. Kí hiệu hoá học
- Kí hiệu hoá học biểu diễn ngắn gọn nguyên tố hoá học .
- Mỗi nguyên tố hoá học dược biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái. Trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa gọi là kí hiệu hoá học.
- Cách viết kí hiệu hóa học:
- Chữ thứ nhất viết in hoa. Ví dụ: Cacbon: C, hidro: H, oxi: O.
-
Chữ thứ hai nếu có viết thường nhỏ hơn. Ví dụ: Sắt: Fe, Natri: Na, Canxi: Ca.
*Ví dụ 1:
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố Hyđro: H.
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố Oxi là: O.
- Kí hiệu hóa học của nguyêntố Natri là: Na.
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố Canxi là: Ca.
*Ví dụ 2: 3H , 5K, 6Mg , 7Fe.
* Quy ước
Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
Tên nguyên tố | Kí hiệu | Tên nguyên tố | Kí hiệu | Tên nguyên tố | Kí hiệu | Tên nguyên tố | Kí hiệu |
Hiđro | H | Flo | F | Clo | Cl | Kẽm | Zn |
Heli | He | Neon | Ne | Argon | Ar | Brom | Br |
Liti | Li | Natri | Na | Kali | K | Bạc | Ag |
Beri | Be | Magie | Mg | Canxi | Ca | Bari | Ba |
Bo | B | Nhôm | Al | Crom | Cr | Thủy ngân | Hg |
Cacbon | C | Silic | Si | Mangan | Mn | Chì | Pb |
Nitơ | N | Photpho | P | Sắt | Fe | ||
Oxi | O | Lưu huỳnh | S | Đồng | Cu |
|
Bảng 1: Kí hiệu hóa học của một số nguyên tố hóa học thường gặp
1.2. Nguyên tử khối
Nguyên tử khối có khối lượng rất nhỏ bé. Nếu tính bằng gam thì có số trị rất nhỏ.
Khối lượng 1 nguyên tử C = 1,9926.\({10^{ - 23}}\)g.
*Quy ước: Lấy 1/12 KLNT C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cac bon (viết tắt là đ.v.C).
1đ.v.C = \(\frac{1}{{12}}\)Khối lượng nguyên tử C
Ví dụ:
C = 12 đvC
H = 1 đvC
O = 16 đvC
S = 32 đvC
Khối lượng tính bằng đ.v.C chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử ⇒ Nguyên tử khối
*Định nghĩa: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C
* Ví dụ: Na = 23 , Al = 27 , Fe = 56 ...
1.3. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
- Có hơn 110 nguyên tố hoá học.
- 92 nguyên tố tự nhiên.
- Còn lại : nguyên tố nhân tạo. Năm 2016 có thêm 4 nguyên tố mới có tên gọi tạm thời là: ununtri, ununpenti, ununseptium và ununoctium. Một nhóm nghiên cứu Nga - Mỹ đã cùng phát hiện ra nguyên tố 115, 117 và 118, trong khi các nhà nghiên cứu Nhật Bản khám phá ra nguyên tố 113. Các nguyên tố này không tìm thấy trong tự nhiên mà được tổng hợp nhân tạo từ phòng thí nghiệm.
- Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ Trái Đất rất không đồng đều.
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất: 49,4%.
- 9 nguyên tố chiếm: 98,6%.
- Nguyên tố còn lại chiếm: 1,4%.
Hình 1: Tỉ lệ % về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất
Bài tập minh họa
Bài 1:
Hãy dùng chữ số và kí hiệu hoá học diễn đạt các ý sau :
a. Ba nguyên tử natri.
b. Năm nguyên tử sắt .
c. Mười nguyên tử canxi.
Hướng dẫn:
a. Ba nguyên tử natri: 3Na
b. Năm nguyên tử sắt: 5Fe
c. Mười nguyên tử canxi: 10Ca
Bài 2:
Nguyên tố nào cần cho hô hấp của sinh vật? Viết kí hiệu hóa học và nêu nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Hướng dẫn:
Nguyên tố nào cần cho hô hấp của sinh vật là Oxi.
Kí hiệu hóa học là: O
Nguyên tử khối LÀ 16 đvC (đvC là viết tắt của Đơn vị Cacbon)
3. Luyện tập Bài 5 Hóa học 8
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 5 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
8 Cl có ngĩa là gì ?
- A. 8 chất clo
- B. 8 nguyên tố clo
- C. 8 phân tử clo
- D. 8 nguyên tử clo
-
- A. Nguyên tử Mg nặng hơn nguyên tử C 2 lần
- B. Nguyên tử Mg nhẹ hơn nguyên tử C 2 lần
- C. Nguyên tử Mg nặng hơn nguyên tử C 0,5 lần
- D. Nguyên tử Mg nhẹ hơn nguyên tử C 0,5 lần
-
- A. gam
- B. kg
- C. g/cm3
- D. đvC
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 5.
Bài tập 1 trang 20 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 20 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 20 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 20 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 20 SGK Hóa học 8
Bài tập 6 trang 20 SGK Hóa học 8
Bài tập 7 trang 20 SGK Hóa học 8
Bài tập 8 trang 20 SGK Hóa học 8
Bài tập 5.1 trang 6 SBT Hóa học 8
Bài tập 5.2 trang 6 SBT Hóa học 8
Bài tập 5.3 trang 6 SBT Hóa học 8
Bài tập 5.4 trang 7 SBT Hóa học 8
Bài tập 5.5 trang 7 SBT Hóa học 8
Bài tập 5.6 trang 7 SBT Hóa học 8
Bài tập 5.7 trang 7 SBT Hóa học 8
Bài tập 5.8 trang 7 SBT Hóa học 8
4. Hỏi đáp về Bài 5 chương 1 Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.