Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 8 Bài 5 Nguyên tố hóa học giúp các em học sinh Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề.
-
Bài tập 1 trang 20 SGK Hóa học 8
Hãy ghép các câu sau đây với đầy đủ các từ hoặc cụm từ phù hợp:
a. Đáng lẽ nói những …………….loại này, những……………..loại kia, thì trong khoa học nói…………hóa học này…………hóa học kia.
b. Những nguyên tố có cùng số…………..trong hạt nhân đều là………….cùng loại, thuộc cùng một………….hóa học.
-
Bài tập 2 trang 20 SGK Hóa học 8
a) Nguyên tố hóa học là gì?
b) Cách biểu diễn nguyên tố. Cho ví dụ.
-
Bài tập 3 trang 20 SGK Hóa học 8
a) Cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt chỉ ý gì?
b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt ý các ý sau: ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.
-
Bài tập 4 trang 20 SGK Hóa học 8
Lấy bao nhiêu phần khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon? Nguyên tử khối là gì?
-
Bài tập 5 trang 20 SGK Hóa học 8
Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hơn hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với?
a) Nguyên tử cacbon
b) Nguyên tử lưu huỳnh
c) Nguyên tử nhôm.
-
Bài tập 6 trang 20 SGK Hóa học 8
Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó?
-
Bài tập 7 trang 20 SGK Hóa học 8
a) Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem:
Một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?
b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D?
A. 5,342.10-23 g B. 6,023.10-23 g C. 4,482.1023 g D.3,990.10-23 g.
(Hãy chọn đáp án đúng, tính và ghi vào vở bài tập).
-
Bài tập 8 trang 20 SGK Hóa học 8
Nhận xét sau đây gồm hai ý: “Nguyên tử đơtêri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân”. Cho sơ đồ thành phần cấu tạo của hai nguyên tử như hình vẽ bên:
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:
A. Ý (1) đúng, ý (2) sai.
B. Ý (1) sai, ý (2) đúng.
C. Cả hai đều sai.
D. Cả hai đều đúng.
-
Bài tập 5.1 trang 6 SBT Hóa học 8
Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C?
A. Có cùng thành phần hạt nhân.
B. Có cùng khối lượng hạt nhân.
C. Có cùng điện tích hạt nhân.
-
Bài tập 5.2 trang 6 SBT Hóa học 8
Cho biết sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố như sau:
Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của mỗi nguyên tố (xem bảng 1, phần phụ lục)
-
Bài tập 5.3 trang 6 SBT Hóa học 8
Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố trong bài 5.2, hãy chỉ ra:
a) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số lớp electron (mấy lớp).
b) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).
-
Bài tập 5.4 trang 7 SBT Hóa học 8
a) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau: chín nguyên tử magie, sáu nguyên tử clo, tám nguyên tử neon.
b) Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của: 7K, 12Si và 15P.
-
Bài tập 5.5 trang 7 SBT Hóa học 8
Hai nguyên tử magie nặng bằng mấy nguyên tử oxi?
-
Bài tập 5.6 trang 7 SBT Hóa học 8
Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
-
Bài tập 5.7 trang 7 SBT Hóa học 8
Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình bên.
a) Nếu sự giống nhau và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.
b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố.
-
Bài tập 5.8 trang 7 SBT Hóa học 8
Cho biết thành phần hạt nhân của năm nguyên tử như sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6p + 6n)
(20p + 20n)
(6p + 7n)
(20p + 22n)
(20p + 23n)
a) Năm nguyên tử này thuộc hai, ba, bốn hay năm nguyên tố hóa học?
b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.
c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử mỗi nguyên tố (xem lại bài tập 4.6*)