Nếu biết công thức hóa học của một chất, em có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố của nó. Ngược lại, nếu biết thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất, em có thể xác định được công thức hóa học của nó.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất:
1.1.1. Các bước xác định thành phần phần trăm các nguyên tố của hợp chất?
- Cách 1:
- Tìm khối lượng mol của hợp chất
- Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng.
- Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất.
- Cách 2: Xét công thức hóa học: AxByCz
\(\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\%\); \(\% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\%\); \(\% C = 100\% - (\% A + \% B)\)
1.1.2. Ví dụ
Câu hỏi: Một loại phân bón có công thức KNO3 , em hãy xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố.
Hướng dẫn:
*Cách 1:
- Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất. \({M_{KN{O_3}}} = 39 + 14 + 16.3 = 101\)
- Bước 2: Xác định số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
Trong 1mol KNO3 có:
1 mol nguyên tử K ⇒ Khối lượng nguyên tử Kali là: 1 . 39 = 39
1 mol nguyên tử N ⇒ Khối lượng nguyên tử Nitơ là: 1. 14 = 14
3 mol nguyên tử O ⇒ Khối lượng nguyên tử O là: 16 . 3 = 48
- Bước 3: Tính thành phần % mỗi nguyên tố
\(\begin{array}{l} \% K = \frac{{39}}{{101}}.100 = 36,8.\% \\ \% N = \frac{{14}}{{101}}.100 = 13,8\% \\ \% O = \frac{{48}}{{101}}.100 = 47,8\% \end{array}\)
*Cách 2: Xét công thức hóa học KNO3
Áp dụng công thức ta có:
\(\begin{array}{l} \% K = \frac{{{M_K}}}{{{M_{hh}}}} = \frac{{39}}{{101}}.100 = 36,8.\% \\ \% N = \frac{{{M_N}}}{{{M_{hh}}}} = \frac{{14}}{{101}}.100 = 13,8\% \\ \% O = 100\% - (36,8\% + 13,8\% ) = 47,8\% \end{array}\)
1.2. Biết thành phần các nguyên tố hãy xác định công thức hoá học của hợp chất
1.2.1. Các bước xác định công thức hoá học của hợp chất
- Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
-
Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
-
Bước 3: Lập Công thức hóa học của hợp chất.
1.2.2. Ví dụ
Câu hỏi: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20%S và 40%O. Em hãy xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol
Hướng dẫn:
- Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
\(\begin{array}{l} {m_{Cu}} = \frac{{40}}{{100}}.160 = 64g\\ {m_S} = \frac{{20}}{{100}}.160 = 32g\\ {m_O} = \frac{{40}}{{100}}.160 = 64g \end{array}\)
- Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
\(\begin{array}{l} {n_{Cu}} = \frac{{{m_{Cu}}}}{{{M_{Cu}}}} = \frac{{64}}{{64}} = 1mol{\rm{ }}\\ {n_S} = \frac{{{m_S}}}{{{M_S}}}{\rm{ = }}\frac{{32}}{{32}}{\rm{ = }}1mol{\rm{ }}\\ {n_O} = \frac{{{m_O}}}{{{M_O}}}{\rm{ = }}\frac{{64}}{{16}}{\rm{ = }}4mol. \end{array}\)
- Bước 3: hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol và số mol của Cu, S, O tương ứng như trên nên công thức hóa học của hợp chất là CuSO4
Bài tập minh họa
Bài 1:
Tính thành phần phần trăm mỗi nguyên tố có trong hợp chất Đồng (II) sunfat CuSO4
Hướng dẫn:
Thành phần phần trăm của mỗi nguyên tố là:
\(\% Cu = \frac{{{M_{Cu}}}}{{{M_{CuS{O_4}}}}} \times 100\% = \frac{{1 \times 64}}{{160}} \times 100\% = 40\% \)
\(\% S = \frac{{{M_S}}}{{{M_{CuS{O_4}}}}} \times 100\% = \frac{{1 \times 32}}{{160}} \times 100\% = 20\% \)
\(\% O = 100\% - (\% Cu + \% S) = \% O = 100\% - (40\% + 20\% ) = 40\% \)
Bài 2:
Một cửa hàng có bán một số loại phân đạm có công thức hóa học sau đây:
a. Ure: CO(NH2)2
b. Amoni sunfat: (NH4)2SO4
c. Amoni nitrat: NH4NO3
d. Canxi nitrat: Ca(NO3)2
Bác nông dân không biết phải mua loại phân đạm nào có hàm lượng nguyên tố N cao nhất để bón cho ruộng.
Em hãy giúp bác nông dân lựa chọn.
Hướng dẫn:
Công thức hóa học của phân bón | Phân tử khối của hợp chất | Thành phần phần trăm nguyên tố N | Bác nông dân nên chọn |
CO(NH2)2 | 60 | \(\% N = \frac{{2.14}}{{60}}.100 = 46,6\%\) | Nên chọn phân bón này vì có thành phần N cao nhất |
(NH4)2SO4 | 132 | \(\% N = \frac{{2.14}}{{132}}.100 = 21,21\%\) | |
NH4NO3 | 80 | \(\% N = \frac{{2.14}}{{80}}.100 = 35\%\) | |
Ca(NO3)2 | 164 | \(\% N = \frac{{2.14}}{{164}}.100 = 17\%\) |
3. Luyện tập Bài 21 Hóa học 8
Sau bài học cần:
- Tính được thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất đó.
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 21 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. 72,4%
- B. 68,8%
- C. 76%
- D. 62,5%
-
- A. 25%
- B. 32,39%
- C. 31,66%
- D. 38%
-
- A. 16,2 g và 14,4 g
- B. 14,4 g và 16,2 g
- C. 16 g và 14,6 g
- D. 14,6 g và 16 g
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 21.
Bài tập 1 trang 71 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 71 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 71 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 71 SGK Hóa học 8
Bài tập 21.1 trang 28 SBT Hóa học 8
Bài tập 5 trang 71 SGK Hóa học 8
Bài tập 21.2 trang 28 SBT Hóa học 8
Bài tập 21.3 trang 28 SBT Hóa học 8
Bài tập 21.4 trang 28 SBT Hóa học 8
Bài tập 21.5 trang 28 SBT Hóa học 8
Bài tập 21.6 trang 28 SBT Hóa học 8
Bài tập 21.7 trang 28 SBT Hóa học 8
4. Hỏi đáp về Bài 21 Chương 3 Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.