YOMEDIA
NONE

Hoá học 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học


Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm). Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu cách tính theo phương trình hóa học.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bằng cách nào tìm được khối lượng của chất tham gia và chất sản phẩm?

1.1.1. Các bước tiến hành

  • Bước 1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.
  • Bước 2: Lập Phương trình hóa học
  • Bước 3: Dựa vào số mol của chất đã biết tính số mol chất cần tìm theo PTHH
  • Bước 4: Tính theo yêu cầu của đề bài.

1.1.2. Ví dụ 1

Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic: CaCO3  CaO + CO2

Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50 gam CaCO3

Hướng dẫn:

Số mol CaCO3 tham gia phản ứng:

\({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{{m_{CaC{O_3}}}}}{{{M_{CaC{O_3}}}}} = \frac{{50}}{{100}} = 0,5mol\)

CaCO3    CaO  +  CO2

     1mol            1mol

     0,5mol g       nCaO =?

⇒ nCaO = 0,5 mol;   mCaO = 0,5.56 = 28 gam

1.1.3. Ví dụ 2

Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 42 gam CaO?

Hướng dẫn:

Số mol CaO là: \({n_{CaO}} = \frac{{{m_{CaO}}}}{{{M_{CaO}}}} = \frac{{42}}{{56}} = 0,75mol\)

Phương trình hóa học:

CaCO3            CaO  +  CO2

  1mol                    1mol

  \({n_{CaC{O_3}}}\) =?      \(\leftarrow\)  0,75mol

⇒ \({n_{CaC{O_3}}}\)=0,75 mol

⇒ \({m_{CaC{O_3}}} = {n_{CaC{O_3}}}.{M_{CaC{O_3}}}\)

= 0,75 . 100 = 75 gam

1.2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?

1.2.1. Cách tiến hành

  • Bước 1: Chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol chất
  • Bước 2: Viết phương trình hóa học.
  • Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng để tính số mol chất tham gia hoặc sản phẩm.
  • Bước 4: Áp dụng công thức tính toán theo yêu cầu của đề bài.

1.2.2. Ví dụ 1

Cacbon cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit: C + O2  CO2

Hãy tìm thể tích khí cacbon đioxit CO2 (Đktc) sinh ra, nếu có 4 gam khí O2 tham gia phản ứng.

Hướng dẫn:

Ta có: \({n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{4}{{32}} = 0,15(mol)\)

PTHH: C  +  O2   CO2

                      1mol          1mol

               0,125mol  → \({n_{C{O_2}}} = ?\)

⇒ \({n_{C{O_2}}} = 0,125(mol)\)

⇒ \({V_{C{O_2}}} = {n_{C{O_2}}}.22,4 = 0,125.22,4 = 2,8l\)

1.2.3. Ví dụ 2

Hãy tìm thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24 gam Cacbon.

Hướng dẫn:

Phản ứng hóa học:  C          +  O2   CO2

                           1 mol       1 mol

                           2 mol →   2 mol

Số mol Cacbon tham gia phản ứng:  \({n_C} = \frac{{24}}{{12}} = 2(mol)\)

Theo phương trình hóa học thì số mol oxi tham gia phản ứng là: 2 mol

Vậy thể tích khí Oxi tham gia phản ứng là: V = n. 22,4 = 2. 22,4 = 4,48 ((lit)

Bài tập minh họa

Bài 1:

Kẽm tác dụng với axit clohiđric theo phương trình:

     Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2  

Nếu có 3,25g kẽm tham gia phản ứng, em hãy tìm:

a) Khối lượng HCl cần dùng.

b) Khối lượng ZnCl2 thu được.

Hướng dẫn:

Phương trình hóa học:

 Zn               + 2HCl     → ZnCl2 + H2  

1 mol                2mol        1mol     

0,05 mol →        nHCl  →      nZnCl2

Số mol Zn tham gia phản ứng là: \({n_{Zn}} = \frac{m}{M} = \frac{{3,25}}{{65}} = 0,05(mol)\)

a) Số mol HCl cần dùng là: 2. 0,05 = 0,1 mol

Khối lượng HCl cần dùng là: m = n.M = 0,1 . (35,5 + 1) = 3,65 (gam)

b) Số mol ZnCl2 tạo thành là: n = 0,05 mol

Khối lượng muối ZnCl2 tạo thành là: m = n.M = 0,05 (65 + 3,35.2) =6,8 (gam)

Bài 2:

Để đốt cháy một lượng bột sắt cần dùng 4,48 lít khí oxi ở đktc, sau phản ứng thu được oxit sắt từ (Fe3O4). Tính:

a) Khối lượng bột sắt cần dùng.

b) Khối lượng oxit sắt từ thu được.

Hướng dẫn:

Phương trình hóa học:

3Fe               +     2O2     Fe3O4

3 mol                  2 mol             1 mol

0,3 mol        \(\leftarrow\)   0,2 mol →       0,1 mol

Số mol Oxi tham gia phản ứng là: \({n_{{O_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2(mol)\)

a) Số mol Sắt cần dùng là: \(\frac{{0,2 \times 3}}{2} = 0,3mol\)

Khối lượng Sắt cần dùng là: m = n.M = 0,3 . 56 = 16,8 (gam)

b) Số mol Sắt từ oxit tạo thành là: n = 0,1 mol

Khối lượng muối sắt từ oxit tạo thành là: m = n.M = 0,1. (56.3 + 16.4) = 23,2 (gam)

3. Luyện tập Bài 22 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm: kĩ năng lập phương trình hóa học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích chất khí và số mol.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 22 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 22.

Bài tập 1 trang 75 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 75 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 75 SGK Hóa học 8

Bài tập 4 trang 75 SGK Hóa học 8

Bài tập 5 trang 76 SGK Hóa học 8

Bài tập 22.1 trang 29 SBT Hóa học 8

Bài tập 22.2 trang 29 SBT Hóa học 8

Bài tập 22.3 trang 29 SBT Hóa học 8

Bài tập 22.4 trang 30 SBT Hóa học 8

Bài tập 22.5 trang 30 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 22 Chương 3 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF