Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức về pH, độ điện li, tích số ion, phương trình điện li,... và vận dụng giải một số bài tập giải nhanh dựa vào phương trình ion thu gọn.
-
Bài tập 1 trang 23 SGK Hóa học 11
Viết phương trình điện li của các chất sau: K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HCIO4.
-
Bài tập 2 trang 23 SGK Hóa học 11
Một dung dịch có [H+] = 0,01 M. Tính [OH–] và pH của dung dịch. Môi trường của dung dịch này là axit, trung tính hay kiềm? Hãy cho biết màu của quỳ tím trong dung dịch này.
-
Bài tập 3 trang 23 SGK Hóa học 11
Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH– trong dung dịch. Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này.
-
Bài tập 4 trang 23 SGK Hóa học 11
Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a) Na2CO3 + Ca(NO3)2
b) FeSO4 + NaOH (loãng)
c) NaHCO3 + HCI
d) NaHCO3+ NaOH
e) K2CO3+ NaCI
g) Pb(OH)2 (r) + HNO3
h) Pb(OH)2 (r) + NaOH
i) CuSO4 + Na2S
-
Bài tập 5 trang 23 SGK Hóa học 11
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi:
A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.
-
Bài tập 6 trang 23 SGK Hóa học 11
Kết tủa CdS được tạo thành trong dung dịch bằng các cặp chất nào dưới đây?
A. CdCl2 + NaOH
B. Cd(NO3)2 + H2S
C. Cd(NO3)2 + HCl
D. CdCl2 + Na2SO4
-
Bài tập 7 trang 23 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hoá học (dưới dạng phân tử và ion rút gọn) của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng kết tủa sau: Cr(OH)3; Al(OH)3; Ni(OH)2
-
Bài tập 5.1 trang 8 SBT Hóa học 11
Một mẫu nước mưa có pH = 4,82. Vậy nồng độ H+ trong đó là :
A. [H+] = 1.10-4 M.
B. [H+] = 1.10-5 M.
C. [H+] > 1.10-5 M.
D. [H+] < 1.10-5 M.
-
Bài tập 5.2 trang 8 SBT Hóa học 11
Dung dịch axit mạnh một nấc X nồng độ 0,010 mol/l có pH = 2 và dung dịch bazơ mạnh một nấc Y nồng độ 0,010 mol/l có pH = 12. Vậy:
A. X và Y là các chất điện li mạnh.
B. X và Y là các chất điện li yếu.
C. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li yếu.
D. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li mạnh.
-
Bài tập 5.3 trang 8 SBT Hóa học 11
Dung dịch axit mạnh H2SO4 0,10M có :
A. pH = 1.
B. pH < 1.
C. pH > 1.
D. [H+] > 0,2M.
-
Bài tập 5.4 trang 8 SBT Hóa học 11
Dung dịch chất A có pH = 3. Cần thêm V2 ml nước vào V1 ml dung dịch chất A để pha loãng thành dung dịch có pH = 4. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = 9V1
B. V2 = 10V1
C. V1 = 9V2
D. V2 = V1/10
-
Bài tập 5.5 trang 8 SBT Hóa học 11
Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10-4 M. Sau khi mở nút chai để hở trong không khí một tháng, nồng độ H+ là 1.10-3M. Hỏi pH của rượu vang tăng lên hay giảm xuống sau khi để trong không khí ?
-
Bài tập 5.6 trang 8 SBT Hóa học 11
Viết phương trình dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau:
1. Ba2+ + CO32− → BaCO3↓
2. Fe3+ + 3OH− → Fe(OH)3↓
3. NH4+ + OH− → NH3↑ + H2O
4. S2− + 2H+ → H2S↑
5. HClO + OH− → ClO- + H2O
6. CO2 + 2OH− → CO32− + H2O
-
Bài tập 5.7 trang 8 SBT Hóa học 11
Viết phương trình dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dung dịch theo sơ đồ sau:
1. Pb(NO3)2 + ? → PbCl2↓ + ?
2. Sn(OH)2 + ? → Na2SnO2↓ + ?
3. MgCO3 + ? → MgCl2 + ?
4. HPO42− + ? → H3PO4 + ?
5. FeS + ? → FeCl2 + ?
6. Fe2(SO4)3 + ? → K2SO4 + ?
-
Bài tập 5.8 trang 9 SBT Hóa học 11
Hoà tan hoàn toàn 0,12 g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 0,20 M. Tính pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc (thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể).
-
Bài tập 5.9 trang 9 SBT Hóa học 11
Trong nước biển, magie là kim loại có hàm lượng lớn thứ hai sau natri. Mỗi kilogam nước biển chứa khoảng 1,3 g magie dưới dạng các ion Mg2+. Ở nhiều quốc gia, magie được khai thác từ nước biển. Quá trình sản xuất magie từ nước biển gồm các giai đoạn sau:
1. Nung đá vôi thành vôi sống.
2. Hoà tan vôi sống trong nước biển tạo ra kết tủa Mg(OH)2.
3. Hoà tan kết tủa Mg(OH)2 trong dung dịch HCl.
4. Điện phân MgCl2 nóng chảy
Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn (nếu có) của quá trình sản xuất trên.
-
Bài tập 5.10 trang 9 SBT Hóa học 11
Nước chứa nhiểu ion Ca2+ và Mg2+ là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ là nước mềm. Nước cứng không phù hợp cho việc sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt. Trong nước thường chứa các hợp chất Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaCl2 và MgCl2 hoà tan.
Để loại các ion Ca2+ và Mg2+ dưới dạng Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và MgCl2 người ta cho sữa vôi Ca(OH)2 vào nước sẽ tạo ra các kết tủa CaCO3 và Mg(OH)2.
Để loại Ca2+ dưới dạng CaCl2 người ta hoà tan Na2CO3 vào nước sẽ tạo kết tủa CaCO3.
Hãy viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trên.
-
Bài tập 5.11 trang 9 SBT Hóa học 11
Có 6 dung dịch đựng trong 6 lọ mất nhãn: Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Pb(NO3)2, AlCl3, KOH và NaCl. Chỉ dùng thêm dung dịch AgNO3 và một thuốc thử nữa, hãy trình bày cách nhận biết từng dung dịch. Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nhận biết đó.
-
Bài tập 1 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết các biểu thức tính hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb của các axit và bazơ sau: HClO, BrO-, HNO2, NO2-.
-
Bài tập 2 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. pH > 1,00;
B. pH = 1,00;
C. [H+] > [NO2-];
D. [H+] < [NO2-];
-
Bài tập 3 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng ?
A. pH < 1,00;
B. pH > 1,00;
C. [H+] = [NO3-];
D. [H+] > [NO3-];
-
Bài tập 4 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Độ điện li α của axit yếu tăng theo độ pha loãng dung dịch. Khi đó giá trị của hằng số phân li axit Ka
A. tăng.
B. giảm.
C. không đổi.
D. có thể tăng, có thể giảm.
-
Bài tập 5 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
b) Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40,0 ml dung dịch HCl 0,50M với 60,0 ml dung dịch NaOH 0,50M
-
Bài tập 6 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: MgSO4, HClO3, H2S, Pb(OH)2, LiOH.
-
Bài tập 7 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Ion nào dưới đây là axit theo thuyết Bron – stêt?
A. SO42-;
B. NH4+;
C. NO3-;
D. SO32-.
-
Bài tập 8 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Theo thuyết Bron – stêt, ion nào dưới đây là bazơ?
A. Cu2+;
B. Fe3+;
C. BrO-;
D. Ag+.
-
Bài tập 9 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Ion nào sau đây là lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt?
A. Fe2+ ;
B. Al3+ ;
C. HS- ;
D. Cl-.
-
Bài tập 10 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HNO20,10M, biết rằng hằng số phân li axit của HNO2 là Ka = 4,0.10-4.
-
Bài tập 1 trang 30 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
a) MgSO4 + NaNO3
b) Pb(NO3)2 + H2S
c) Pb(OH)2 + NaOH
d) Na2SO3 + H2O
e) Cu(NO3)2 + H2O
g) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2
h) Na2SO3 + HCl
i) Ca(HCO3)2 + HCl
-
Bài tập 2 trang 30 SGK Hóa học 11 nâng cao
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ của chúng.
C. phản ứng không phải là thuận nghịch.
D. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
-
Bài tập 3 trang 31 SGK Hóa học 11 nâng cao
Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32-. Để xác định sự có mặt của các ion SO32- trong rau quả, một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch BaCl2. Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra.
-
Bài tập 4 trang 31 SGK Hóa học 11 nâng cao
Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (Kal(SO4)2.12H2O), muối iot (NaCl + KI). Hãy dùng các phản ứng hóa học để phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
-
Bài tập 5 trang 31 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hòa tan hoàn toàn 0,1022g một muối kim loại hóa trị hai MCO3 trong 20,00ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH 0,10M. Xác định kim loại M.
-
Bài tập 6 trang 31 SGK Hóa học 11 nâng cao
Dung dịch chất nào dưới đây có pH = 7,0 ?
A. SnCl2
B. NaF
C. Cu(NO3)2
D. KBr.
-
Bài tập 7 trang 31 SGK Hóa học 11 nâng cao
Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7,0?
A. KI
B. KNO3
C. FeBr2
D. NaNO2.
-
Bài tập 8 trang 31 SGK Hóa học 11 nâng cao
Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7,0?
A. KI
B. KNO3
C. FeBr2
D. NaNO2.
-
Bài tập 9 trang 31 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch để tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.10):
a) Cr(OH)3
b) Al(OH)3
c) Ni(OH)2.
-
Bài tập 10 trang 31 SGK Hóa học 11 nâng cao
Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.