Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 41 Phenol giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng: phân biệt phenol và rượu thơm, vận dụng các tính chất hoá học của phenol để giải bài tập.
-
Bài tập 1 trang 193 SGK Hóa học 11
Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau:
a) Phenol C6H5-OH là một rượu thơm
b) Phenol tác dụng được với natri hidroxit tạo thành muối và nước.
c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen
d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit
e) Giữa nhóm –OH và vòng benzen trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
-
Bài tập 2 trang 193 SGK Hóa học 11
Từ benzen và các chất vô cơ cần thiết có thể điều chế được các chất sau:
- 2,4,6-tribomphenol (1)
- 2,4,6-trinitrophenol (2)
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 3 trang 193 SGK Hóa học 11
Cho 14,0 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với natri dư thu được 2,24 lít khí hidro (đktc)
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong A.
c. Cho 14,0 gam hỗn hợp A tác dụng với HNO3 thì thu được bao nhiêu gam axit picric (2,4,6- trinitrophenol)?
-
Bài tập 4 trang 193 SGK Hóa học 11
Cho từ từ phenol vào nước brom (1); stiren vào dung dịch brom trong CCl4 (2). Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học.
-
Bài tập 5 trang 193 SGK Hóa học 11
Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục, trong dung dịch có NaHCO3 được tạo thành. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và giải thích. Nhận xét về tính axit của phenol.
-
Bài tập 6 trang 193 SGK Hóa học 11
Viết các phương trình hóa học điều chế: phenol từ benzen (1); stiren từ etylbenzen (2). Các chất vô cơ cần thiết coi như có đủ.
-
Bài tập 41.1 trang 65 SBT Hóa học 11
Chất nào sau đây không phải là phenol ?
A.
B.
C.
D.
-
Bài tập 41.2 trang 65 SBT Hóa học 11
Chất sau có tên là gì?
A. 4-metylphenol
B. 2-metylphenol
C. 5-metylphenol
D. 3-metylphenol
-
Bài tập 41.3 trang 65 SBT Hóa học 11
Chất X là một hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. X có phản ứng với Na nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH. Công thức cấu tạo của X là:
A.
B.
C.
D.
-
Bài tập 41.4 trang 65 SBT Hóa học 11
Chất sau có tác dụng với dung dịch NaOH không? Nếu có thì tạo ra sản phẩm hữu cơ nào?
A. không có tác dụng
B. có tác dụng, tạo ra
C. có tác dụng, tạo ra
D. có tác dụng, tạo ra
-
Bài tập 41.5 trang 65 SBT Hóa học 11
Viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) khi cho C6H5-OH và C6H5CH2-OH tác dụng với:
1. Na;
2. Dung dịch NaOH;
3. Dung dịch HBr (có mặt H2SO4 đặc, đun nóng).
Ghi tên các chất hữu cơ có trong phương trình hoá học.
-
Bài tập 41.6 trang 66 SBT Hóa học 11
Chứng minh rằng trong phân tử phenol C6H5OH, gốc -C6H5 đã có ảnh hưởng đến tính chất của nhóm -OH và nhóm -OH đã có ảnh hưởng đến tính chất của gốc -C6H5.
-
Bài tập 41.7 trang 66 SBT Hóa học 11
Sục khí cacbonic vào dung dịch natri phenolat ở nhiệt độ thường, thấy dung dịch vẩn đục, sau đó đun nóng dung dịch thì dung dịch lại trong. Giải thích những hiện tượng vừa nêu và viết phương trình hoá học (nếu có).
-
Bài tập 41.8 trang 66 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp M gồm ancol metylic, ancol etylic và phenol. Cho 14,45 g M tác dụng với Na (lấy dư), thu được 2,806 lít H2 (ở 27oC và 750 mm Hg). Mặt khác 11,56g M tác dụng vừa hết với 80 ml dung dịch NaOH 1M. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.
-
Bài tập 41.9 trang 66 SBT Hóa học 11
Để đốt cháy hoàn toàn 2,70 g chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4,76 lít O2 (đktc). Sản phẩm thu được chỉ có CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O 5,9 g.
1. Xác định công thức đơn giản nhất của A.
2. Xác định công thức phân tử biết rằng phân tử khối của A nhỏ hơn phân tử khối của glucozơ (C6H12O6).
3. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A biết rằng A là hợp chất thơm. Ghi tên ứng với mỗi công thức.
4. Chất A có tác dụng với Na và với NaOH được không ?
-
Bài tập 1 trang 232 SGK Hóa học 11 nâng cao
Khi thay nguyên tử H của hiđrocacbon bằng nhóm OH thì được dẫn xuất hiđroxi. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ...] ở mỗi định nghĩa sau:
a) Phenol là dẫn xuất hiđroxi của hiđrocacbon thơm. [ ...]
b) Phenol là dẫn xuất hiđroxi mà nhóm OH đính với C của vòng thơm. [... ]
c) Ancol thơm là dẫn xuất hiđroxi của hiđrocacbon thơm. [ ...]
d) Ancol thơm là đồng đẳng của phenol. [... ]
-
Bài tập 2 trang 232 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân có công thức phân tử C7H8O chứa vòng bezen. Gọi tên và phân loại chúng theo nhóm chức.
-
Bài tập 3 trang 233 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng:
a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích.
b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.
-
Bài tập 4 trang 233 SGK Hóa học 11 nâng cao
Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật í và hóa học).
-
Bài tập 5 trang 233 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy nhận biết các chất trong các nhóm sau đây dựa vào tính chất vật lí và hoá học của chúng:
a) Phenol, etanol và xiclohexanol.
b) p-Crezol, glixerol và benzyl clorua.
-
Bài tập 6 trang 233 SGK Hóa học 11 nâng cao
Cho từ từ nước brom vào một hỗn hợp gồm phenol và stiren đến khi ngừng mất màu thì hết 300,0 g dung dịch nước brom nồng độ 3,2%. Để trung hoà hỗn hợp thu được cần dùng 14,4 ml dung dịch NaOH 10% (D = 1,11 g/cm3). Hãy tính thành phần phần trăm của hỗn hợp ban đầu.