Bài học sẽ trang bị cho các em học sinh những kiến thức về: Nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới và những chuyển dịch của nền kinh tế nông thôn nước ta.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
- Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
- Khó khăn:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp.
- Thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng.
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi, các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, càphê, cao su, hoa quả, …) góp phần phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới.
1.2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
- Tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.
- Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá.
a. Nông nghiệp cổ truyền
- Đặc trưng: Nền nông nghiệp tiểu nông, mang tính cấp, tự túc.
- Quy mô: Nhỏ
- Phương thức canh tác: Công cụ thủ công, sử dụng sức người và động vật.
- Phần lớn sản phẩm tiêu dùng tại chỗ.
- Năng suất lao động thấp.
- Phân bố: Phổ biến trên nhiểu vùng lãnh thổ nước ta.
b. Nông nghiệp hàng hóa
- Đặc trưng: Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô: Tương đối lớn.
- Phương thức canh tác: Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp.
- Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp
- Năng suất lao động cao
- Phân bố: Phát triển ở những nơi có truyền thống sản xuất hàng hóa, các vùng gắn với các trục giao thông và các thành phố lớn.
1.3. Nền kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn
- Kinh tế nông thôn chủ yếu dựa vào nông lâm ngư nghiệp.
- Xu hướng chung:
- Hoạt động nông nghiệp ngày càng giảm.
- Hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng.
b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế
- Cơ cấu kinh tế nông thôn gồm:
- Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp thủy sản.
- Các hợp tác xã nông lâm nghiệp thủy sản.
- Kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế trang trại.
c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa
- Hướng sản xuất hàng hóa:
- Đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.
- Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn:
- Tỉ trọng các thành phần kinh tế nông thôn được thay đổi.
- Các sản phẩm chính trong nông lâm thủy sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác được xác định ngày càng rõ nét.
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Mỗi cơ cấu sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm
- B. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ
- C. Người sản xuất chỉ quan tâm nhiều tới sản lượng
- D. Người nông dân quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra
-
- A. Khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh
- B. Chế độ nhiệt đới ẩm dồi dào
- C. Địa hình, đất đai đa dạng
- D. Nguồn nước và sinh vật phong phú
-
- A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ
- B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
- C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
- D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 92 SGK Địa lý 12
Bài tập 2 trang 92 SGK Địa lý 12
Bài tập 3 trang 92 SGK Địa lý 12
Bài tập 1 trang 60 SBT Địa lí 12
Bài tập 2 trang 60 SBT Địa lí 12
Bài tập 3 trang 60 SBT Địa lí 12
Bài tập 4 trang 61 SBT Địa lí 12
Bài tập 5 trang 61 SBT Địa lí 12
Bài tập 6 trang 61 SBT Địa lí 12
Bài tập 7 trang 61 SBT Địa lí 12
Bài tập 8 trang 62 SBT Địa lí 12
Bài tập 1 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 2 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 3 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 12
3. Hỏi đáp Bài 21 Địa lí 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 12 HỌC247