YOMEDIA
NONE

Địa lí 12 Bài 23: Thực hành - Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt


Bài thực hành - Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, bao gồm 2 bài tập đã được cho số liệu sẵn: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994); Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Dưới đây là một số gợi ý về cách làm 2 bài tập thực hành trang 98, 99 SGK Địa lí 12, trong đó các em học sinh sẽ được tham khảo về cách xử lí số liệu, chọn biểu đồ thích hợp và cách nhận nhằm xét giải quyết các yêu cầu đề bài đã cho.

1.1. Bài tập 1: Cho bảng số liệu 

Bảng 23.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)

                                                                                                                      (Đơn vị: tỉ đồng)

Loại cây/Năm                

Tổng số             

Lương thực          

Rau đậu             

Cây công nghiệp  

Cây ăn quả         

Cây khác          

1990

49604,0

33289,6

3477,0

6692,3

5028,5

1116,6

1995

66183,4

42110,4

4983,6

12149,4

5577,6

1362,4

2000

90858,2

55163,1

6332,4

21782,0

6105,9

1474,8

2005

107897,6

63852,5

8928,2

25585,7

7942,7

1588,5

a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).

b) Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới?

Hướng dẫn: 

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt 
Năm 1990 (năm gốc)= 100%

Tốc độ tăng trưởng các năm sau=(Giá trị năm sau/Giá trị năm 1990 )x 100%

Tốc độ tăng trưởng năm 1995=(66183,4/49604,0 )x 100% = 133,4%

Năm

Tổng số

Lương thực

Rau đậu

Cây công nghiệp

Cây ăn quả

Cây khác

1990

100

100

100

100

100

100

1995

133.4

126.5

143.3

181.5

110.9

122.0

2000

183.2

165.7

182.1

325.5

121.4

132.1

2005

217.5

191.8

256.8

382.3

158.0

142.3

b) Với yêu cầu của đề bài này, chúng ta sẽ vẽ biểu đồ đường để biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.

c) Nhận xét: 

  • Về tốc độ tăng trưởng giai đoạn (1990 - 2005)
    • Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp đến là cây rau đậu (tăng 156,8%). Cả hai nhóm cây này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt (117,5 %).
    • Cây lương thực (91,8%), cây ăn quả (58%) và các cây khác (42,3%) có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt (117,5 %).
  • Về sự thay đổi cơ cấu:
    • Giảm tỉ trọng cây ăn lương thực, cây ăn quả và cây khác.
    • Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.
  • Sự thay đổi trên phản ánh trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới
    • Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
    • Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.

1.2. Bài tập 2: Cho bảng số liệu

Bảng 23.2. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm

             (Đơn vị: nghìn ha)

Nhóm cây/Năm         

Cây công nghiệp hàng năm    

Cây công nghiệp lâu năm   

1975

210,1

172,8

1980

371,7

256,0

1985

600,7

470,3

1990

542,0

657,3

1995

716,7

902,3

2000

778,1

1451,3

2005

861,5

1633,6

a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.

b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (phân theo cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm) có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp?

Hướng dẫn: 

a) Xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.

  • Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng khá nhanh, tăng 2112,2 nghìn ha (tăng 6,5 lần).
  • Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. Trong đó :
    • Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 651,4 nghìn ha (4,1 lần)
    • Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 1460,8 nghìn ha (9,5 lần)
    • Riêng trong giai đoạn 1985 – 1990, diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm giảm, sau đó tăng dần.
  • Về sự thay đổi cơ cấu (giai đoạn 1975 – 2005):
  • Cách tính cơ cấu từng nhóm cây trong tổng số cây công nghiệp như sau:
    • % Cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm = (Diện tích cây công nghiệp hàng năm/Tổng diện tích cây công nghiệp ) x 100% = ?%
    • % Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm = (Diện tích cây công nghiệp lâu năm/Tổng diện tích câycông nghiệp ) x 100% = ?%
  • Ví dụ:
    • % Cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm, năm 1975 = 210,1/(210,1+172,8) = 54,9%
    • % Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâm năm, năm 2005 = 1633,6/(861,5+1633,6) = 65,5%

Bảng: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 1975 – 2005

(Đơn vị: %)

Nhóm cây

Năm

Cây công nghiệp hàng năm

Cây công nghiệp lâu năm

1975

54,9

45,1

1980

59,2

40,8

1985

56,1

43,9

1990

45,2

54,8

1995

44,3

55,7

2000

34,9

65,1

2005

34,5

65,5

  • Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm giảm 20,4%, từ 54,9% (năm 1975) xuống còn 34,5% (năm 2005).
  • Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm tăng 20,4%, từ 45,1% (năm 1975) lên 65,5% (năm 2005).

b) Nhận xét: 

Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp từ hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là các cây công nghiệp lâu năm. Tiêu biểu các vùng như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 98 SGK Địa lý 12

Bài tập 2 trang 92 SGK Địa lý 12

Bài tập 1 trang 70 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 70 SBT Địa lí 12

Bài tập 3 trang 71 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 71 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 71 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 3 trang 39 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 23 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 12 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON