Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 243746
Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật
- A. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
- B. “Tìm diệt” và “Bình định” vào “Vùng đất thánh Việt cộng”.
- C. dồn dân lập ấp chiến lược”.
- D. “tìm diệt” và “chiếm đóng”.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 243749
Tại sao chiến tranh cục bộ vẫn được coi là hình thức xâm lược thực dân kiểu mới khi Mĩ đưa quân viễn chinh tham chiến chính ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?
- A. Do quân Mĩ vào miền Nam là để giúp đồng minh
- B. Do lực lượng quân đội nòng cốt vẫn là Việt Nam Cộng hòa
- C. Do quân Mĩ không ở lại miền Nam lâu dài
- D. Do mục tiêu chính là để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 243753
Tháng 3-1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Việt Nam
- B. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
- C. Tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập ở Việt Nam
- D. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 243754
Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
- A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng
- B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng
- C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
- D. Đông Dương Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 243757
Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?
- A. Báo Thanh niên
- B. Báo Đỏ
- C. Báo Búa liềm
- D. Báo Giải phóng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 243765
Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1941 so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1930
- A. Giai cấp lãnh đạo.
- B. Hình thức chính quyền.
- C. Nhiệm vụ cách mạng.
- D. Phương pháp đấu tranh.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 243771
Hình thức đấu tranh chống phát xít của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945 có điểm gì khác so với giai đoạn 1936 - 1939?
- A. Chủ trương đấu tranh công khai, hợp pháp
- B. Kết hợp đấu tranh công khai - bí mật, hợp pháp - bất hợp pháp
- C. Chủ trương đấu tranh bí mật, bất hợp pháp, sử dụng bạo lực cách mạng
- D. Chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh chính trị, ngoại giao
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 243774
Nguyên nhân chủ yếu khiến Ban chấp hành trung ương Đảng quyết định thành lập mặt trận Việt Minh (5-1941) là gì?
- A. Do yêu cầu cần tập hợp tối đa lực lượng dân tộc để làm cách mạng
- B. Do thực dân Pháp đang có hành động chia rẽ khối đoàn kết 3 nước Đông Dương
- C. Do nhân dân Lào, Campuchia không muốn liên kết với Việt Nam
- D. Do Việt Nam đã có đủ điều kiện để giải phóng dân tộc trước Lào, Campuchia
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 243776
Mặt trận nào góp phần quan trọng chuẩn bị lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám.
- A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
- B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
- C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
- D. Măt trận Việt Nam độc lập đồng minh
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 243783
Điểm khác biệt căn bản của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?
- A. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
- B. Thực hiện phương châm đánh chắc tiến chắc để tiêu diệt sinh lực địch.
- C. Đánh vào hướng chiến lược quan trọng mà lực lượng địch rất mạnh.
- D. Thực hiện tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, dài ngày.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 243787
Việc Nava chọn Điện Biện Phủ trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với Việt Nam không xuất phát từ lý do nào sau đây?
- A. Do vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ
- B. Do ưu thế về hỏa lực của quân Pháp
- C. Do yêu cầu phải chặn nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam
- D. Do Điện Biên Phủ nằm cách xa hậu phương của Việt Minh
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 243791
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về việc ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?
- A. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.
- B. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Nava.
- C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương.
- D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 243797
Đâu không phải là căn cứ để đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
- A. Do bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên
- B. Do quân đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng
- C. Do ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp
- D. Do hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 243802
Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:
- A. đánh chắc, tiến chắc.
- B. đánh nhanh, thắng nhanh.
- C. đánh điểm diệt viện.
- D. đánh du kích ngắn ngày.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 243807
Các chiến dịch quân sự của quân đội Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đều nằm mục tiêu nào sau đây
- A. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
- B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
- C. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
- D. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 243811
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
- A. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.
- B. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
- C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
- D. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 243815
Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt" là gì?
- A. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống có vấn quân sự Mĩ.
- B. Có lực lượng quân Mỹ trực tiếp chiến đấu.
- C. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
- D. Biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 243822
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- A. Nước Pháp đang chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
- B. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- C. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- D. Tình hình kinh tế, chính trị ở Pháp ổn định
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 243826
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi
- A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
- B. Thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.
- C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
- D. Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 243833
Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Đông Dương?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Tài chính- ngân hàng
- D. Giao thông vận tải
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 243835
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào
- A. Đồn điền cao su.
- B. Công nghiệp hóa chất.
- C. Công nghiệp luyện kim.
- D. Ngành chế tạo máy.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 243839
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào
- A. Công nghiệp luyện kim.
- B. Công nghiệp hóa chất.
- C. Chế tạo máy.
- D. Khai thác mỏ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 243847
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
- A. Tăng cường thu thuế
- B. Phát hành tiền giấy bạc
- C. Tăng cường nhập khẩu hàng hóa Pháp
- D. Nâng mức thuế quan đối với hàng hóa các nước khác
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 243850
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919), thực dân Pháp sử dụng biện pháp nào để tăng ngân sách Đông Dương?
- A. Mở rộng quy mô sản xuất
- B. Khuyến khích phát triển công nghiệp nhẹ
- C. Tăng thuế và cho vay lãi
- D. Mở rộng trao đổi buôn bán
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 243854
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
- A. Đảng Lập hiến
- B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- C. Tân Viêt Cách mạng đảng
- D. Việt Nam Quốc dân đảng
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 243858
Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ trương “vô sản hóa”?
- A. Đảng Lập hiến.
- B. Việt Nam Quốc dân đảng.
- C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- D. Việt Nam nghĩa đoàn.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 243862
Lý luận nào sau đây được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
- A. Lý luận Mác- Lênin
- B. Lý luận đấu tranh giai cấp
- C. Lý luận giải phóng dân tộc
- D. Lý luận cách mạng vô sản
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 243865
Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận gì cho các cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- A. lí luận Mác – Lê nin
- B. tư tưởng dân chủ tư sản
- C. lí luận cách mạng giải phóng dân tộc
- D. chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 243867
Nghệ thuật quân sự tiêu biểu của quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là gì?
- A. Tạo thế gọng kìm để tiêu diệt địch
- B. Đánh điểm, diệt viện
- C. Đánh vận động và công kiên
- D. Điều địch để đánh địch
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 243872
Trong cuộc Tiến công chiến lược đông xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
- A. Lừa địch để đánh địch.
- B. Đánh điểm, diệt viện.
- C. Đánh vận động và công kiên.
- D. Điều địch để đánh địch.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 243877
Kết quả lớn nhất của ta trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là
- A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.
- B. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng, giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của Pháp.
- C. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của địch bị phân tán, giam chân ở những vùng rừng núi.
- D. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 243881
Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là
- A. tiến hành chiến tranh tổng lực.
- B. sử dụng quân đội đồng minh.
- C. ra sức chiếm đất, giành dân.
- D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 243884
Vì sao trong những năm 1969 -1973, miền Bắc Việt Nam lại cần thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia?
- A. Do Mĩ giật dây tay sai tiến hành đảo chính ở Lào, Campuchia
- B. Do Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh
- C. Do Việt Nam đã từng nhận sự giúp đỡ của Lào và Campuchia trước đây
- D. Do Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn Đông Dương
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 243888
Điều kiện tiên quyết của Việt Nam khi chấp nhận kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là gì?
- A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù
- B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
- C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
- D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 243890
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã
- A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
- B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền.
- C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia.
- D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mĩ vào chiến tranh Đông Dương.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 243896
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam có tác động như thế nào đến chủ nghĩa thực dân trên thế giới?
- A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
- B. Đánh dấu bước chuyển từ thực dân kiểu cũ sang kiểu mới trên thế giới
- C. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
- D. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 243904
Vì sao cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp lại bùng nổ đầu tiên ở các đô thị?
- A. Do quân Pháp đóng ở đô thị, cần khóa chân quân Pháp để cơ quan đầu não rút lui
- B. Do lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mạnh
- C. Do đánh đồng bằng là sở trường tác chiến của Việt Nam
- D. Do phía Việt Nam không muốn để mất Hà Nội và các đô thị quan trọng
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 243908
Biện pháp nào sau đây không phải là điểm sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng tháng Tám (1945)?
- A. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
- B. Kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện
- C. Xây dựng từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên
- D. Xây dựng từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 243911
Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945?
- A. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật
- B. Do bản chất đế quốc của Nhật - Pháp
- C. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau
- D. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 243913
Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Cách mạng vô sản.
- B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâ
- C. Cách mạng dân chủ nhân dân
- D. Cách mạng dân tộc dân chủ