Câu hỏi trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 359574
Cho hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x + 2}}\). Khẳng định nào dưới đây đúng?
- A. Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).
- B. Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
- C. Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( { - 2; + \infty } \right)\).
- D. Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( { - 2; + \infty } \right)\).
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 359576
Với \(a\) là số thực dương khác \(1\) tùy ý, \({\log _{{a^2}}}{a^3}\) bằng
- A. \(\dfrac{3}{2}\).
- B. \(\dfrac{2}{3}\).
- C. \(8\).
- D. \(6\).
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 359577
Hàm số \(y = \dfrac{1}{3}{x^3} + {x^2} - 3x + 1\) đạt cực tiểu tại điểm
- A. \(x = - 1\).
- B. \(x = 1\).
- C. \(x = - 3\).
- D. \(x = 3\).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 359578
Thể tích của khối chóp có diện tích đáy bằng \(6\) và chiều cao bằng \(4\) là
- A. 4
- B. 24
- C. 12
- D. 8
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 359581
Cho hình hộp đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi có hai đường chéo \(AC = a\), \(BD = a\sqrt 3 \) và cạnh bên \(AA' = a\sqrt 2 \). Thể tích \(V\) của khối hộp đã cho là
- A. \(V = \sqrt 6 {a^3}\).
- B. \(V = \dfrac{{\sqrt 6 }}{6}{a^3}\).
- C. \(V = \dfrac{{\sqrt 6 }}{2}{a^3}\).
- D. \(V = \dfrac{{\sqrt 6 }}{4}{a^3}\).
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 359583
Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) \(\left( {a \ne 0} \right)\) có đồ thị như hình dưới đây.
Khẳng định nào dưới đây đúng?
- A. \(\left\{ \begin{array}{l}a < 0\\{b^2} - 3ac > 0\end{array} \right.\).
- B. \(\left\{ \begin{array}{l}a < 0\\{b^2} - 3ac < 0\end{array} \right.\).
- C. \(\left\{ \begin{array}{l}a > 0\\{b^2} - 3ac > 0\end{array} \right.\).
- D. \(\left\{ \begin{array}{l}a > 0\\{b^2} - 3ac < 0\end{array} \right.\).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 359601
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có bảng xét dấu của đạo hàm như sau.
Hàm số \(y = - 2f\left( x \right) + 2019\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?
- A. \(\left( { - 4;2} \right)\).
- B. \(\left( { - 1;2} \right)\).
- C. \(\left( { - 2; - 1} \right)\).
- D. \(\left( {2;4} \right)\).
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 359604
Cho \(a\) và \(b\) lần lượt là số hạng thứ hai và thứ mười của một cấp số cộng có công sai \(d \ne 0.\) Giá trị của biểu thức \({\log _2}\left( {\dfrac{{b - a}}{d}} \right)\) là một số nguyên có số ước tự nhiên bằng
- A. \(3\).
- B. \(1\).
- C. \(2\).
- D. \(4\).
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 359605
Cho khối chóp tứ giác \(S.ABCD\)có đáy \(ABCD\) là hình thoi và \(SABC\) là tứ diện đều cạnh \(a\). Thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\) là
- A. \(V = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}{a^3}\).
- B. \(V = \dfrac{{\sqrt 2 }}{6}{a^3}\).
- C. \(V = \dfrac{{\sqrt 2 }}{4}{a^3}\).
- D. \(V = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{12}}{a^3}\).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 359606
Cho khối chóp tam giác \(S.ABC\) có đỉnh \(S\) và đáy là tam giác \(ABC\). Gọi \(V\) là thể tích của khối chóp. Mặt phẳng đi qua trọng tâm của ba mặt bên của khối chóp chia khối chóp thành hai phần. Tính theo \(V\) thể tích của phần chứa đáy của khối chóp.
- A. \(\dfrac{{37}}{{64}}V\).
- B. \(\dfrac{{27}}{{64}}V\).
- C. \(\dfrac{{19}}{{27}}V\).
- D. \(\dfrac{8}{{27}}V\).
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 359607
Cho mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm \(O\), bán kính bằng 2. \(\left( P \right)\) là mặt phẳng cách \(O\) một khoảng bằng 1 và cắt \(\left( S \right)\) theo một đường tròn \(\left( C \right)\). Hình nón \(\left( N \right)\) có đáy là \(\left( C \right)\), đỉnh thuộc \(\left( S \right)\), đỉnh cách \(\left( P \right)\) một khoảng lớn hơn \(2\). Kí hiệu \({V_1}\), \({V_2}\) lần lượt là thể tích của khối cầu \(\left( S \right)\) và khối nón \(\left( N \right)\). Tỉ số \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) là
- A. \(\dfrac{1}{3}\).
- B. \(\dfrac{2}{3}\).
- C. \(\dfrac{{16}}{9}\).
- D. \(\dfrac{{32}}{9}\).
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 359608
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để phương trình \({x^3} - 3mx + 2 = 0\) có nghiệm duy nhất.
- A. \(m < 1\).
- B. \(m \le 0\).
- C. \(m < 0\).
- D. \(0 < m < 1\).
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 359610
Cho hình chóp \(S.ABC\) có tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\), \(\widehat C = 60^\circ \), \(AC = 2\), \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), \(SA = 1\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Khoảng cách \(d\) giữa \(SM\) và \(BC\) là
- A. \(d = \dfrac{{\sqrt {21} }}{7}\).
- B. \(d = \dfrac{{2\sqrt {21} }}{7}\).
- C. \(d = \dfrac{{\sqrt {21} }}{3}\).
- D. \(d = \dfrac{{2\sqrt {21} }}{3}\).
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 359611
Gọi \(M\) và \(m\) lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \dfrac{{3\cos x - 1}}{{3 + \cos x}}\). Tổng \(M + m\) là
- A. \( - \dfrac{7}{3}\).
- B. \(\dfrac{1}{6}\).
- C. \( - \dfrac{5}{2}\).
- D. \( - \dfrac{3}{2}\).
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 359617
Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) (\(a \ne 0\)) có đồ thị như hình vẽ dưới đây.
Mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A. \(a < 0\), \(b > 0\), \(c < 0\).
- B. \(a < 0\), \(b < 0\), \(c > 0\).
- C. \(a < 0\), \(b > 0\), \(c > 0\).
- D. \(a < 0\), \(b < 0\), \(c < 0\).
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 359618
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, \(AB = AD\sqrt 2 \), \(SA \bot \left( {ABC} \right)\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\) và \(\left( {SDM} \right)\) bằng
- A. \(45^\circ \).
- B. \(90^\circ \).
- C. \(60^\circ \).
- D. \(30^\circ \).
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 359619
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \(Oxy\), cho hai đường tròn \(\left( {{C_1}} \right)\) và \(\left( {{C_2}} \right)\) lần lượt có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 1\) và \({\left( {x + 1} \right)^2} + {y^2} = 1\). Biết đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{x + c}}\) đi qua tâm của \(\left( {{C_1}} \right)\), đi qua tâm của \(\left( {{C_2}} \right)\) và có các đường tiệm cận tiếp xúc với cả \(\left( {{C_1}} \right)\) và \(\left( {{C_2}} \right)\). Tổng \(a + b + c\) là
- A. 8
- B. 2
- C. -1
- D. 5
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 359620
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình dưới đây.
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để bất phương trình \(2f\left( x \right) + {x^2} > 4x + m\) nghiệm đúng với mọi \(x \in \left( { - 1;3} \right)\).
- A. \(m < - 3\).
- B. \(m < - 10\).
- C. \(m < - 2\).
- D. \(m < 5\).
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 359621
Cho \(x \in \left( {0;\dfrac{\pi }{2}} \right)\). Biết \(\log \sin x + \log \cos x = - 1\) và \(\log \left( {\sin x + \cos x} \right) = \dfrac{1}{2}\left( {\log n - 1} \right)\). Giá trị của \(n\) là
- A. 11
- B. 12
- C. 10
- D. 15
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 359622
Cho tứ diện \(ABCD\). Trên các cạnh \(AB\),\(BC\), \(CA\), \(AD\) lần lượt lấy 3; 4; 5; 6 điểm phân biệt khác các điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\). Số tam giác phân biệt có các đỉnh là các điểm vừa lấy là
- A. 781
- B. 624
- C. 816
- D. 342
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 359623
Cho hình chóp đều \(S.ABC\) có độ dài cạnh đáy bằng \(2\), điểm \(M\) thuộc cạnh \(SA\) sao cho \(SA = 4SM\) và \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {MBC} \right)\). Thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABC\) là
- A. \(V = \dfrac{2}{3}\).
- B. \(V = \dfrac{{2\sqrt 5 }}{9}\).
- C. \(\dfrac{4}{3}\).
- D. \(V = \dfrac{{2\sqrt 5 }}{3}\).
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 359624
Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn \(\left( {O;R} \right)\) và \(\left( {O';R} \right)\). \(AB\) là một dây cung của đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) sao cho tam giác \(O'AB\) là tam giác đều và mặt phẳng \(\left( {O'AB} \right)\) tạo với mặt phẳng chứa đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) một góc \(60^\circ \). Tính theo \(R\) thể tích \(V\) của khối trụ đã cho.
- A. \(V = \dfrac{{\pi \sqrt 7 {R^3}}}{7}\).
- B. \(V = \dfrac{{3\pi \sqrt 5 {R^3}}}{5}\).
- C. \(V = \dfrac{{\pi \sqrt 5 {R^3}}}{5}\).
- D. \(V = \dfrac{{3\pi \sqrt 7 {R^3}}}{7}\).
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 359625
Biết \({\log _2}\left( {\sum\limits_{k = 1}^{100} {\left( {k \times {2^k}} \right)} - 2} \right) = a + {\log _c}b\) với \(a\),\(b\),\(c\) là các số nguyên và \(a > b > c > 1\). Tổng \(a + b + c\) là
- A. 203
- B. 202
- C. 201
- D. 200
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 359626
Số giá trị nguyên của tham số \(m\) nằm trong khoảng \(\left( {0;2020} \right)\) để phương trình \(\left| {\left| {x - 1} \right| - \left| {2019 - x} \right|} \right| = 2020 - m\) có nghiệm là
- A. 2020
- B. 2021
- C. 2019
- D. 2018
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 359627
Một cái hộp có dạng hình hộp chữ nhật có thể tích bằng \(48\) và chiều dài gấp đôi chiều rộng. Chất liệu làm đáy và 4 mặt bên của hộp có giá thành gấp ba lần giá thành của chất liệu làm nắp hộp. Gọi \(h\) là chiều cao của hộp để giá thành của hộp là thấp nhất. Biết \(h = \dfrac{m}{n}\) với \(m\), \(n\) là các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau. Tổng \(m + n\) là
- A. 12
- B. 13
- C. 11
- D. 10
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 359628
Cho hàm số \(f\left( x \right) = m{x^4} + n{x^3} + p{x^2} + qx + r\) \(\left( {m \ne 0} \right)\). Chia \(f\left( x \right)\) cho \(x - 2\) được phần dư bằng \(2019\), chia \(f'\left( x \right)\) cho \(x - 2\) được phần dư bằng 2018. Gọi \(g\left( x \right)\) là phần dư khi chia \(f\left( x \right)\) cho \({\left( {x - 2} \right)^2}\). Giá trị của \(g\left( { - 1} \right)\) là
- A. \( - 4033\).
- B. \( - 4035\).
- C. \( - 4039\).
- D. \( - 4037\).
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 359629
Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(a\), cạnh bên bằng \(\sqrt 2 a\). Độ lớn của góc giữa đường thẳng \(SA\) và mặt phẳng đáy bằng:
- A. \({45^0}\)
- B. \({75^0}\)
- C. \({30^0}\)
- D. \({60^0}\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 359630
Hình vẽ là đồ thị của hàm số:
- A. \(y = \dfrac{{x + 3}}{{x - 1}}\)
- B. \(y = \dfrac{{x - 3}}{{x + 1}}\)
- C. \(y = \dfrac{{x + 3}}{{x + 1}}\)
- D. \(y = \dfrac{{x - 3}}{{x - 1}}\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 359631
Đường thẳng \(\left( \Delta \right)\) là giao của hai mặt phẳng \(x + z - 5 = 0\) và \(x - 2y - z + 3 = 0\) thì có phương trình là:
- A. \(\dfrac{{x + 2}}{1} = \dfrac{{y + 1}}{3} = \dfrac{z}{{ - 1}}\).
- B. \(\dfrac{{x + 2}}{1} = \dfrac{{y + 1}}{2} = \dfrac{z}{{ - 1}}\).
- C. \(\dfrac{{x - 2}}{1} = \dfrac{{y - 1}}{1} = \dfrac{{z - 3}}{{ - 1}}\).
- D. \(\dfrac{{x - 2}}{1} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z - 3}}{{ - 1}}\).
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 359632
Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua \(A\left( {3;0;0} \right),\,\,B\left( {0;0;4} \right)\) và song song trục \(Oy\) có phương trình:
- A. \(4x + 3z - 12 = 0\)
- B. \(3x + 4z - 12 = 0\)
- C. \(4x + 3z + 12 = 0\)
- D. \(4x + 3z = 0\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 359633
Cho lăng trụ đều \(ABC.A'B'C'\) có \(AB = 2\sqrt 3 ,\,\,BB' = 2\).Gọi \(M,\,\,N,\,\,P\) tương ứng là trung điểm của \(A'B',\,\,A'C',\,\,BC\). Nếu gọi \(\alpha \) là độ lớn của góc của hai mặt phẳng \(\left( {MNP} \right)\) và \(\left( {ACC'} \right)\) thì \(\cos \alpha \) bằng:
- A. \(\dfrac{4}{5}\)
- B. \(\dfrac{2}{5}\)
- C. \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{5}\)
- D. \(\dfrac{{2\sqrt 3 }}{5}\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 359634
Lăng trụ có chiều cao bằng \(a\), đáy là tam giác vuông cân và có thể tích bằng \(2{a^3}\). Cạnh góc vuông của đáy lăng trụ bằng
- A. \(4a\)
- B. \(2a\)
- C. \(a\)
- D. \(3a\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 359635
Tổng các nghiệm của phương trình \({4^x} - {6.2^x} + 2 = 0\) bằng:
- A. 0
- B. 1
- C. 6
- D. 2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 359636
Xét các số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| {z - 1 - 3i} \right| = 2\). Số phức \(z\) mà \(\left| {z - 1} \right|\) nhỏ nhất là:
- A. \(z = 1 + 5i\)
- B. \(z = 1 + i\)
- C. \(z = 1 + 3i\)
- D. \(z = 1 - i\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 359637
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}{e^x} + m\,\,\,khi\,\,x \ge 0\\2x\sqrt {3 + {x^2}} \,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\) liên tục trên và \(\int\limits_{ - 1}^1 {f\left( x \right)dx} = ae + b\sqrt 3 + c\), \(\left( {a,b,c \in \mathbb{Q}} \right)\). Tổng \(T = a + b + 3c\) bằng:
- A. \(15\)
- B. \( - 10\)
- C. \( - 19\)
- D. \( - 17\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 359638
Cho hình chóp đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(2\)và cạnh bên bằng \(2\sqrt 2 \). Gọi \(\alpha \)là góc của mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\) và mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\). Khi đó \(\cos \alpha \) bằng:
- A. \(\dfrac{{\sqrt 5 }}{7}\)
- B. \(\dfrac{{2\sqrt 5 }}{5}\)
- C. \(\dfrac{{\sqrt {21} }}{7}\)
- D. \(\dfrac{{\sqrt 5 }}{5}\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 359639
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A\left( {2;0;0} \right),\,\,B\left( {0;4;0} \right),\,\,C\left( {0;0;6} \right),\,\,D\left( {2;4;6} \right)\). Gọi \(\left( P \right)\) là mặt phẳng song song với \(mp\left( {ABC} \right)\), \(\left( P \right)\) cách đều \(D\) và mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\). Phương trình của \(\left( P \right)\) là:
- A. \(6x + 3y + 2z - 24 = 0\)
- B. \(6x + 3y + 2z - 12 = 0\)
- C. \(6x + 3y + 2z = 0\)
- D. \(6x + 3y + 2z - 36 = 0\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 359640
Số nào sau đây là điểm cực đại của hàm số \(y = {x^4} - 2{x^3} + {x^2} + 2\)?
- A. \(\dfrac{1}{2}\)
- B. \(1\)
- C. \(0\)
- D. \(2\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 359641
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\), \(f\left( 0 \right) = 0,\,\,f'\left( 0 \right) \ne 0\) và thỏa mãn hệ thức\(f\left( x \right)/f'\left( x \right) + 18{x^2} = \left( {3{x^2} + x} \right)f'\left( x \right) + \left( {6x + 1} \right)f\left( x \right)\,\,\forall x \in \mathbb{R}\). Biết \(\int\limits_0^1 {\left( {x + 1} \right){e^{f\left( x \right)}}dx} = a{e^2} + b\,\,\left( {a,\,\,b \in \mathbb{Q}} \right)\). Giá trị của \(a - b\) bằng:
- A. \(1\)
- B. \(2\)
- C. \(0\)
- D. \(\dfrac{2}{3}\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 359642
Hàm số \(y = - {x^3} + 3{x^2} - 2\) đồng biến trên khoảng:
- A. \(\left( {0;2} \right)\)
- B. \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
- C. \(\left( {1;4} \right)\)
- D. \(\left( {4; + \infty } \right)\)
-
Câu 41: Mã câu hỏi: 359643
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và \(\int\limits_0^4 {f\left( x \right)dx} = 10,\,\,\int\limits_3^4 {f\left( x \right)dx} = 4\). Tích phân \(\int\limits_0^3 {f\left( x \right)dx} \) bằng:
- A. 4
- B. 7
- C. 3
- D. 6
-
Câu 42: Mã câu hỏi: 359644
Một hộp có 10 quả cầu xanh, 5 quả cầu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 5 quả từ hộp đó. Xác suất để được 5 quả có đủ hai màu là:
- A. \(\dfrac{{13}}{{143}}\)
- B. \(\dfrac{{132}}{{143}}\)
- C. \(\dfrac{{12}}{{143}}\)
- D. \(\dfrac{{250}}{{273}}\)
-
Câu 43: Mã câu hỏi: 359645
Tập xác định của hàm số \(y = {\left[ {\ln \left( {x - 2} \right)} \right]^\pi }\) là:
- A. \(\mathbb{R}\)
- B. \(\left( {3; + \infty } \right)\)
- C. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
- D. \(\left( {2; + \infty } \right)\)
-
Câu 44: Mã câu hỏi: 359646
Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB = a,\,\,AD = AA' = 2a\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AC\) và \(DC'\) bằng:
- A. \(\dfrac{{\sqrt 6 a}}{3}\)
- B. \(\dfrac{{\sqrt 3 a}}{2}\)
- C. \(\dfrac{{\sqrt 3 a}}{3}\)
- D. \(\dfrac{{3a}}{2}\)
-
Câu 45: Mã câu hỏi: 359647
Hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\) và dấu của đạo hàm được cho bởi bảng dưới đây:
Hàm số \(y = f\left( {2x - 2} \right)\) nghịch biến trên khoảng:
- A. \(\left( { - 1;1} \right)\)
- B. \(\left( {2; + \infty } \right)\)
- C. \(\left( {1;2} \right)\)
- D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
-
Câu 46: Mã câu hỏi: 359648
Cho \(n \in {\mathbb{N}^*}\) và \(C_n^2.C_n^{n - 2} + C_n^8.C_n^{n - 8} = 2C_n^2.C_n^{n - 8}\) . Tổng \(T = {1^2}C_n^1 + {2^2}C_n^2 + ... + {n^2}C_n^n\) bằng:
- A. \({55.2^9}\)
- B. \({55.2^{10}}\)
- C. \({5.2^{10}}\)
- D. \({55.2^8}\)
-
Câu 47: Mã câu hỏi: 359649
Cho \(n \in \mathbb{N}\) và \(n! = 1\). Số giá trị của \(n\) thỏa mãn giả thiết đã cho là:
- A. 1
- B. 2
- C. 0
- D. Vô số
-
Câu 48: Mã câu hỏi: 359650
Cho hàm số có đồ thị như hình dưới đây. Hàm số \(g\left( x \right) = \ln \left( {f\left( x \right)} \right)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
- A. \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
- B. \(\left( {1; + \infty } \right)\)
- C. \(\left( { - 1;1} \right)\)
- D. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
-
Câu 49: Mã câu hỏi: 359651
Cần sản xuất một vỏ hộp sữa hình trụ có thể tích \(V\) cho trước. Để tiết kiệm vật liệu nhất thì bán kính đáy phải bằng
- A. \(\sqrt[3]{{\dfrac{V}{{2\pi }}}}\)
- B. \(\sqrt[3]{{\dfrac{V}{2}}}\)
- C. \(\sqrt[3]{{\dfrac{V}{\pi }}}\)
- D. \(\sqrt[3]{{\dfrac{V}{{3\pi }}}}\)
-
Câu 50: Mã câu hỏi: 359652
Bất phương trình \({4^x} - \left( {m + 1} \right){2^{x + 1}} + m \ge 0\) nghiệm đúng với mọi \(x \ge 0\). Tập tất cả các giá trị của \(m\) là:
- A. \(\left( { - \infty ;12} \right)\)
- B. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)
- C. \(\left( { - \infty ; - 0} \right]\)
- D. \(\left( { - 1;16} \right]\)