Bài tập 18.4 trang 39 SBT Vật lý 7
Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một chiếc lược nhựa gần một mảnh nilong thì thấy lược nhựa hút mảnh nilong. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilong bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần 1 trong hai vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải, ai đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này?
Hướng dẫn giải chi tiết
* Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, đều có thể sai.
* Thí nghiệm kiểm tra:
+ Đưa lần lượt lược nhựa và mảnh nilong của Hải lại gần các vụn giấy trang kim.
+ Nếu cả lược nhựa và mảnh nilong đều hút các vụn giấy thì lựa nhựa và mảnh nilong bị nhiễm điện, do đó Hải đúng.
Còn nếu chỉ một trong hai vật này hút các vụn giấy thì chỉ có một vật bị nhiễm điện, khi đó Sơn đúng.
-- Mod Vật Lý 7 HỌC247
-
Thanh thủy tinh được tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len.
bởi Lê Tấn Vũ 07/05/2021
Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
A. không hút, không đẩy nhau
B. hút lẫn nhau
C. vừa hút vừa đẩy nhau
D. đẩy nhau
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
bởi Huy Hạnh 07/05/2021
A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
B. vật nhận thêm một số electron.
C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
D. vật nhận thêm một số điện tích dương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là:
bởi Lan Anh 08/05/2021
A. bằng nhau
B. lớn hơn
C. nhỏ hơn
D. có lúc lớn, lúc nhỏ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 07/05/2021
A. vật b và c có điện tích cùng dấu
B. vật b và d có điện tích cùng dấu
C. vật a và c có điện tích cùng dấu
D. vật a và d có điện tích trái dấu
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
bởi Nguyễn Thủy 07/05/2021
A. Nhận thêm electron
B. Mất bớt electron
C. Mất bớt điện tích dương
D. Nhận thêm điện tích dương
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 07/05/2021
A. 26
B. 52
C. 13
D. không có electron nào
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:
bởi can tu 08/05/2021
A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn phát biểu sai khi vật nhiễm điện:
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 08/05/2021
A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật chất cấu tạo từ các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
bởi My Le 08/05/2021
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.
B. Hạt nhân không mang điện tích.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để xác định ống nhôm này có bị nhiễm điện không?
bởi Trí Trần 10/04/2021
Có một ống nhôm nhẹ được treo trên giá đỡ bằng sợi chỉ tơ. Trong tay em chỉ có một thanh nhựa sẫm màu đã nhiễm điện âm và một thanh thủy tinh đã nhiễm điện dương
Em hãy nêu cách thục hiện để xác định ống nhôm này có bị nhiễm điện không?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có ba vật a,b,c đều bị nhiễm điện. Nếu vật a đẩy vật b, vật b hút vật c thì các vật b,c nhiễm điện gì?
bởi Trí Trần 09/04/2021
Có ba vật a,b,c đều bị nhiễm điện. Nếu vật a đẩy vật b, vật b hút vật c thì các vật b,c nhiễm điện gì? Vì sao? Biết rằng vật a nhiễm điện âm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có hiện tượng gì khi các điện tích gặp nhau?
bởi Trần Thị Thương 04/04/2021
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
So sánh sự giống nhau giữa dòng điện và dòng nước.
bởi Nguyễn Hiếu 01/04/2021
so sánh sự giống nhau giữa dong điện và dòng nước
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Nêu cách mạ đồng cho 1 tấm huy chương ?
bởi Huy Nguyễn 29/03/2021
NÊU CÁCH MẠ ĐỒNG CHO 1 TẤM HUY CHƯƠNG ? ĐỂ TÁCH ĐỒNG RA KHỎI TẤM HUY CHƯƠNG TA LÀM NHƯ THẾ NÀO
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Em hãy giải thích: ông nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rất hiệu quả để sơn các sản phẩm bằng kim loại. Trong giai đoạn phun sơn, sản phẩm được nhiễm điện âm, bột sơn nhiễm điện dương.
bởi Nguyễn Khôi 25/03/2021
Công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rất hiệu quả để sơn các sản phẩm bằng kim loại. Trong giai đoạn phun sơn, sản phẩm được nhiễm điện âm, bột sơn nhiễm điện dương. Em hãy giải thích
GIÚP ĐI MAI KTRA RỒI :(
Theo dõi (0) 0 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 18.2 trang 38 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.3 trang 38 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.5 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.6 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.7 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.8 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.9 trang 40 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.10 trang 40 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.11 trang 40 SBT Vật lý 7