YOMEDIA
NONE

Vật lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học


Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta củng cố lại nội dung chính của chương III: Điện Học. Ôn tập và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan.

Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 30: Tổng kết chương III- Điện Học.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Có thể nhiễm điện cho các vật bằng cách cọ xát.

  • Thước nhựa (bị) nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.

  • Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát.

2. Có hai loại điện tích: điện tích âm ( – ) và điện tích dương ( + )

  • Tương tác giữa các điện tích : cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

  • Tương tác giữa các vật mang điện : cùng tên gọi thì đẩy nhau, khác tên gọi thì hút nhau.

3. Vật nhiễm điện dương thì mất bớt êlectrôn, vật nhiễm điện âm thì nhận thêm êlectrôn.

4. Dòng điện là gì ?

  • Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

5. Các vật dẫn điện và cách điện.

  • Vật dẫn điện là những vật cho dòng điện đi qua.

  • Vật cách điện là những vật không cho dòng điện đi qua.

6. Các tác dụng của dòng điện:

  • Tác dụng nhiệt.

  • Tác dụng từ.

  • Tác dụng phát sáng.

  • Tác dụng hoá học.

  • Tác dụng sinh lí.

7. Đơn vị Cường độ dòng điện là Ampe (kí hiệu là A), Hiệu điện thế là Vôn ( kí hiệu là V). 

8. Có hai cách mắc mạch điện là mắc nối tiếp và mắc song song.

9. Công thức:

  • Mắc nối tiếp

    • Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện:  \(I_1=I_2=I_3\)

    • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn:  \(U=U_1+U_2\)

  • Mắc song song: 

    • Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ:  \(I=I_1+I_2\)

    • Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là như nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:  \(U=U_1=U_2\)

10. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

  • Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V

  • Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

  • Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây “lạnh”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất vào mạng điện dân dụng và các thiệt bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

  • Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm ngay cách  ngắt nggay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Trong mạch điện theo sơ đồ, ampe kế \(A_1\) có chỉ số 0,35A. Hãy cho biết:

a. Số chỉ của ampe kế  \(A_2\)

b. Cường độ dòng điện đi qua các bóng đèn \(D_1\) và \(D_2\). 

Hướng dẫn giải:

  • Do đây là hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên ta có:

        \(I_1=0,35(A)\)

  • Số chỉ của ampe kế là:

        \(I_1=I_2=0,35(A)\)

  • Cường độ chạy qua hai bóng đèn Đ1 và Đ2 là: 

       \(I=I_1=I_2=0,35(A)\)

Bài 2:

Cho mạch điện như hình vẽ:

Hãy vẽ chiều dòng điện khi K1 và K2 đều đóng.

Hướng dẫn giải:

K1 và K2 đều đóng:  Chiều dòng điện  như hình vẽ sau:

4. Luyện tập Bài 30 Vật lý 7

Qua bài giảng Tổng kết chương III: Điện Học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 3.

  • Vận dụng được một cách tổng hợpcác kiến thức đã học để giải quyết các vấn  đề ( Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C2 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C3 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C4 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C5 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C6 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C7 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C8 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C9 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C10 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập C11 trang 85 SGK Vật lý 7

Giải bài tập C12 Bài 30 trang 85 SGK Vật lý 7

Bài tập 1 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7

Bài tập 2 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7

Bài tập 3 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7

Bài tập 4 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7

Bài tập 5 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7

Bài tập 6 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7

Bài tập 7 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7

5. Hỏi đáp Bài 30 Chương 3 Vật lý 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON