YOMEDIA
NONE

Vật lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện


Ta không thể quan sát bằng mắt thường các điện tích dịch chuyển khi có dòng điện trong mạch.

Vậy làm thế nào để nhận biết được sự tồn tại của nó ?

Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên, thông qua việc tìm hiểu hai tác dụng của dòng điện là tác dụng nhiệttác dụng phát sáng.

Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Tác dụng nhiệt 

2.1.1. Thí nghiệm

  • Lắp mạch điện như sơ đồ:

  • Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên. Để xác nhận điều đó ta cảm nhận bằng tay hoặc dùng nhiệt kế. 

  • Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

  • Khi đèn sáng bình thường nhiệt độ của dây tóc là \({2500^0}C\) .

  • Nhiệt độ nóng chảy của một số chất:

Chất 

Nhiệt độ nóng chảy (\(^0C\))

Vonfram     

3370

Thép

1300
Đồng 1080
Chì  327
  • Dây tóc thường làm bằng Vônfram để không bị nóng chảy, vì nhiệt độ nóng chảy của Vônfram là \({3370^0}C\). (< \({2500^0}C\))

  • Nhận xét: Vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

2.1.2. Kết luận

  • Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nóng lên.

  • Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn, làm dây tóc bóng đèn nóng lên đến nhiệt độ cao và phát sáng.

  • Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại.

  • Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ.

2.2. Tác dụng phát sáng 

2.2.1. Bóng đèn bút thử điện

  • Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn bút thử điện làm chất khí này phát sáng

2.2.2. Đèn điốt phát quang (đèn LED)

  • Để bóng đèn sợi đốt phát sáng được thì phải mất một phần năng lượng điện để đốt nóng bộ phận dây tóc đến nhiệt độ cao .

  • Vậy để  tiết kiệm năng lượng điện người ta đã dùng đèn ống . Nhờ có cơ chế đặc biết chất bột phủ bên trong đèn ống phát sáng . Đèn này nóng lên ít nên tiêu thụ năng lượng điện ít hơn so với bóng đèn sợi đốt .

  • Ngày nay người ta vẫn không ngừng nghiên cứu và chế tạo ra các loại đèn tiêu thụ ít năng lượng điện hơn nữa như đèn compac,đèn L.E.D....

  • Đó là các giải pháp hợp lí nhằm tiết kiệm điện năng . Ngày nay đèn điốt phát quang (LED) đang được sản xuất nhiều với giá thành ngày càng rẻ .

  • LED có nhiều ưu điểm nên trong thời gian không xa sẽ thay thế các loại đèn khác 

Bài tập minh họa

Bài 1:

  • Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Nguồn điện là một chiếc pin với các cực (+) và(-) chưa biết.

  • Hãy nêu cách làm khi sử dụng đèn điôt phát quang để xác định xem A hay B là cực (+) của pin này và chiều dòng điện chạy trong mạch.

Hướng dẫn giải:

  • Đóng khoá K, nếu đèn không sáng đổi  hai đầu dây đèn. Khi đèn sáng, bản kim loại nhỏ trong đèn LED nối với cực nào thì đó là cực dương. Cực kia là cực âm

Bài 2:

Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết :

a) Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?

b) Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra?

Hướng dẫn giải:

a) Khi còn nước trong ấm, nhiệt độ cao nhất của ấm là  .(suốt quá trình sôi nhiệt độ sôi không đổi)

b) Ấm điện bị cháy, hỏng. Vì khi cạn nước do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng cao liên tục. Ruột ấm sẽ nóng chảy không dùng được nữa.

Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy gây hỏa hoạn.

4. Luyện tập Bài 22 Vật lý 7

Qua bài giảng Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện  này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Kể tên được tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

  • Nêu được ví dụ về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng 

  • Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin (đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn LED)

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 60 SGK Vật lý 7

Bài tập C2 trang 60 SGK Vật lý 7

Bài tập C3 trang 60 SGK Vật lý 7

Bài tập C4 trang 61 SGK Vật lý 7

Bài tập C5, C6 trang 61 SGK Vật lý 7

Bài tập 22.1 trang 50 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.2 trang 50 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.3 trang 50 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.4 trang 50 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.5 trang 51 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.6 trang 51 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.7 trang 51 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.8 trang 51 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.9 trang 52 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.10 trang 52 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.11 trang 52 SBT Vật lý 7

Bài tập 22.12 trang 52 SBT Vật lý 7

5. Hỏi đáp Bài 22 Chương 3 Vật lý 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON