Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 6 Bài 13 Máy cơ đơn giản giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập C1 trang 42 SGK Vật lý 6
Từ kết quả thí nghiệm, hãy so sánh lực kéo vật lên với trọng lượng của vật.
-
Bài tập C2 trang 42 SGK Vật lý 6
Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Khi kéo vật lên theo phương thắng đứng cần phải dùng lực (1).................... trọng lượng của vật.
-
Bài tập C3 trang 42 SGK Vật lý 6
Hãy nêu những khó khăn trong cách kéo theo phương thẳng đứng.
-
Bài tập C4 trang 43 SGK Vật lý 6
Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chồ trống trong các câu sau :
a) Máy cơ đơn giản là nhừng dụng cụ giúp thực hiện công việc (1)....................... hơn. (nhanh/dễ dàng)
b) Mặt phăng nghiêng, đòn báy, ròng rọc là (1)................ (palăng/máy cơ đơn giản)
-
Bài tập C5 trang 43 SGK Vật lý 6
Nếu khối lượng của ống bêtông là 200kg và lực kéo của mỗi người trong hình 13.2 là 400N thì những người này có kéo được ống bêtông lên hay không? Vì sao?
-
Bài tập C6 trang 43 SGK Vật lý 6
Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.
-
Bài tập 13.1 trang 42 SBT Vật lý 6
Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F < 20N.
B. F = 20N.
C. 20N < F < 200N.
D. F = 200N.
-
Bài tập 13.2 trang 42 SBT Vật lý 6
Hãy đánh dấu vào những hình vẽ có máy cơ đơn giản (H.13.1).
-
Bài tập 13.3 trang 42 SBT Vật lý 6
Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau đây?
a. đưa thùng hàng lên ô tô tải
b. đưa xô vữa lên cao
c. kéo thùng nước từ giếng lên
-
Bài tập 13.4 trang 42 SBT Vật lý 6
Hãy nghĩ cách để kéo ống cống trong hình 11.2 (SGK. Vật lí 6) lên một cách dễ dàng hơn bằng các máy cơ đơn giản và trình bày cách của em bằng hình vẽ.
-
Bài tập 13.5 trang 42 SBT Vật lý 6
Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?
A. Cái búa nhổ đinh. B. Cái bấm móng tay.
C. Cái thước dây. D. Cái kìm.
-
Bài tập 13.6 trang 42 SBT Vật lý 6
Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào?
A. mặt phẳng nghiêng
B. đòn bẩy
C. mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy
D. không thể là ví dụ về máy cơ đơn giản
-
Bài tập 13.7 trang 43 SBT Vật lý 6
Cầu thang xoắn là ví dụ về
A. mặt phẳng nghiêng
B. đòn bẩy
C. ròng rọc
D. mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc
-
Bài tập 13.8 trang 43 SBT Vật lý 6
Hình 13.2 có những máy cơ đơn giản nào :
A. chỉ có có ròng rọc
B. chỉ có đòn bẩy
C. chỉ có đòn bẩy và ròng rọc
D. có ròng rọc, đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng
-
Bài tập 13.9 trang 43 SBT Vật lý 6
Chọn câu sai:
Trường hợp nào sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản ?
A. Đưa xe máy lên xe tải
B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường
C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố
D. Không có trường hợp nào nói trên
-
Bài tập 13.10 trang 43 SBT Vật lý 6
Một người thợ xây muốn dùng lực khoảng 250N để kéo một bao xi măng 50kg lên tầng thứ 10 của tòa nhà đang xây, một học sinh muốn dùng lực lớn hơn 100N để kéo một gàu nước 10kg từ dưới giếng lên ; một người nông dân muốn dùng lực khoảng 300N để dịch chuyển một hòn đá 100kg. Muốn vậy
A. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy
B. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh không phải dùng máy cơ đơn giản, người nông dân phải dùng đòn bẩy
C. Người thợ xây phải dùng mặt phẳng nghiêng ;người học sinh phải dùng mặt phẳng nghiêng, người nông dân phải dùng đòn bẩy
D. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng mặt phẳng nghiêng
-
Bài tập 13.11 trang 44 SBT Vật lý 6
Hình 13.3 mô tả cách những người Ai Cập cổ xây dựng Kim tự tháp. Họ đã sử dụng loại máy đơn giản nào ?
A. mặt phẳng nghiêng
B. ròng rọc
C. đòn bẩy
D. cả ba loại máy kể trên
-
Bài tập 13.12 trang 44 SBT Vật lý 6
Hình 13.4 vẽ một số dụng cụ có sử dụng máy cơ đơn giản. Hãy nêu tên loại máy cơ đơn giản sử dụng trong từng dụng cụ.
A. Dao cắt thuốc : mặt phẳng nghiêng. Máy mài : đòn bẩy. Êtô : ròng rọc. Cần cẩu : mặt phẳng nghiêng
B. Dao cắt thuốc : đòn bẩy. Máy mài : mặt phẳng nghiêng. Êtô : đòn bẩy. Cần cẩu : mặt phẳng nghiêng
C. Dao cắt thuốc : mặt phẳng nghiêng. Máy mài : đòn bẩy. Êtô : ròng rọc. Cần cẩu : ròng rọc
D. Dao cắt thuốc : đòn bẩy. Máy mài : đòn bẩy. Êtô : đòn bẩy . Cần cẩu : ròng rọc