Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và Dao động cưỡng bức giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 21 SGK Vật lý 12
Nêu đặc điểm của dao động tắt dần. Nguyên nhân của nó là gì?
-
Bài tập 2 trang 21 SGK Vật lý 12
Nêu đặc điểm của dao động duy trì?
-
Bài tập 3 trang 21 SGK Vật lý 12
Nêu đặc điểm của dao động cưỡng bức?
-
Bài tập 4 trang 21 SGK Vật lý 12
Hiện tượng cộng hưởng là gì? Nêu điều kiện để có cộng hưởng. Cho một ví dụ.
-
Bài tập 5 trang 21 SGK Vật lý 12
Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm đi 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu?
A. 3%. B. 9%.
C. 4,5%. D. 6%.
-
Bài tập 6 trang 21 SGK Vật lý 12
Một con lắc dài 44 cm được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Hỏi tàu chạy thẳng đều với vận tốc bằng bao nhiêu thì biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất? Cho biết chiều dài của mỗi đường ray là 1,25 m. Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 10,7 km/h.
B. 34 km/h.
C. 106 km/h.
D. 45 km/h.
-
Bài tập 4.1 trang 12 SBT Vật lý 12
Một con lắc dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phân là bao nhiêu ?
A. 6%. B. 3%. C. 9%. D. 94%.
-
Bài tập 4.2 trang 12 SBT Vật lý 12
Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần. Người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ trong ba chu kì đầu tiên là 10%. Độ giảm tương đối của thế năng tương ứng là bao nhiêu ?
A. 10%
B. 19%.
C. 0,1%.
D. Không xác định được vì chưa biết độ cứng của lò xo.
-
Bài tập 4.3 trang 12 SBT Vật lý 12
Một con lắc đơn dài 0,3 m được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa xe gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray. Khi con tàu chạy thẳng đều với tốc độ là bao nhiêu thì biên độ của con lắc sẽ lớn nhất ? Cho biết khoảng cách giữa hai mối nối là 12,5 m. Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 60 km/h. B. 11,5km/h. C. 41 km/h. D. 12,5 km/h.
-
Bài tập 4.4 trang 12 SBT Vật lý 12
Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.
C. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
-
Bài tập 4.5 trang 12 SBT Vật lý 12
Dao động tắt dần
A. có biên độ không thay đổi theo thời gian.
B. luôn có hại.
C. luôn có lợi.
D. có biên độ giảm dần theo thời gian.
-
Bài tập 4.6 trang 12 SBT Vật lý 12
Khi nói về dao động cưỡng bức; phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
-
Bài tập 4.7 trang 13 SBT Vật lý 12
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian ?
A. Biên độ và tốc độ. B. Li độ và tốc độ.
C. Biên độ và cơ năng. D. Biên độ và gia tốc.
-
Bài tập 4.8 trang 13 SBT Vật lý 12
Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
B. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.
D. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.
-
Bài tập 1 trang 51 SGK Vật lý 12 nâng cao
Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
A. Làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
B. Tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian vào vật dao động.
C. Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.
D. Kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần.
-
Bài tập 1 trang 51 SGK Vật lý 12 nâng cao
Hai con lắc làm bằng hai hòn bi có bán kính bằng nhau, treo trên hai sợi dây có cùng độ dài. Khối lượng của hai hòn bi khác nhau. Hai con lắc cùng dao động trong một môi trường với li độ ban đầu như nhau và vận tốc ban đầu bằng 0. Dao động của con lắc nào tắt nhanh hơn: con lắc nặng hay con lắc nhẹ ?