Bài tập 4 trang 40 SGK Vật lý 12 nâng cao
Ở nơi mà con lắc đơn đếm giây (tức là có chu kì 2s) có độ dài 1 m thì con lắc đơn có độ dài 3m dao động với chu kì bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải chi tiết
Tại vị trí mà con lắc đơn đếm giây ( chu kì \(T=2s\) ), độ dài \(l=1m\) thì có gia tốc trọng lực là:
\(\begin{array}{l}
g = \frac{{4{\pi ^2}\ell }}{{{T^2}}} = \frac{{4{\pi ^2}.1}}{{{2^2}}}\\
\Rightarrow g = {\pi ^2}(m/{s^2}).
\end{array}\)
Ở cùng nơi đó, ta xét dao động của con lắc đơn có độ dài \(l=3m\) thì chu kì của dao động là:
\(\begin{array}{l}
T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{3}{{{\pi ^2}}}} \\
= 2\sqrt 3 (s) = 3,464(s).
\end{array}\)
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
-
Tỉ số độ lớn vận tốc của con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai khi chúng gặp nhau là bao nhiêu ?
bởi hồng trang 09/01/2019
Hai con lắc đơn có cùng khối lượng vật nặng dao động trong hai mặt phẳng song song cạnh nhau và có cùng VTCB. Chu kì dao động của con lắc thứ nhất bằng hai lần chu kì dao động của con lắc thứ hai. Biên độ dao động của con lắc thứ hai bằng hai lần biên độ dao động của con lắc thứ nhất. Khi hai con lắc gặp nhau thì con lắc thứ nhất có động năng bằng ba lần thế năng. Tỉ số độ lớn vận tốc của con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai khi chúng gặp nhau là
kết quả có phải ra là (căn 5)/10 không ạ
đáp án ra 2/(căn5) mà em không biết sai ở đâu. thầy xem giúp em với ạ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm vectơ cường độ điện trường tại một nơi có con lắc đơn khối lượng quả cầu m = 200g dao động điều hòa ?
bởi Lê Trung Phuong 09/01/2019
Một con lắc đơn khối lượng quả cầu m = 200g, dao động điều hòa với biên độ nhỏ có chu kỳ T0 , tại một nơi có gia tốc \(g=10m/s^2\) , tích điện cho quả cầu một điện tích \(q=-4.10^{-4}C\) rồi cho nó dao động điều hòa trong một điện trường đều theo phương thẳng đứng thì thấy chu kỳ của con lắc tăng lên gấp 2 lần. Vectơ cường độ điện trường có:
A. Chiều hướng xuống và \(E=7,5.10^3\left(V/m\right)\)
B. Chiều hướng lên và \(E=7,5.10^3\left(V/m\right)\)
C. Chiều hướng lên và \(E=3,75.10^3\left(V/m\right)\)
D. Chiều hướng xuống và \(E=3,75.10^3\left(V/m\right)\)
Theo dõi (0) 4 Trả lời -
Thời điểm đầu tiên động năng bằng thế năng là ?
bởi Nguyễn Hạ Lan 09/01/2019
1. một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 2s.thời điểm đầu tiên động năng bằng thế năng là t-0,1s. pha ban đầu của dao dộng là A.pi/10 B.3pi/20 C.pi/15 D.pi/4
2. một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x= Acos(5πt-π/2). véc tơ vận tốc và gia tốc sẽ có cùng chiều dương của trục Ox trong khoảng thời gian nào ( kể tư thời điểm ban đâu t=0) sau đây? A.0,0s<t<0,1s B.0,1s<t<0,2s C. 0,3s<t<0,4s D.0,2s<t<0,3s
Theo dõi (0) 5 Trả lời -
Tính suất điện động cực đại xuất hiện trên dây kim loại ?
bởi Lan Ha 10/01/2019
Con lắc đơn gồm 1 dây kim loại nhẹ có đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật nhỏ. chiều dài của dây treo là 20cm
con lắc dao động điều hòa với anpha0=0,15 rad. Con lắc dao động trong từ trường đều, vecto cảm ứng từ B vuông
góc với mặt phẳng dao động của con lắc. B= 0,5T, g=9,8 m/s2. Suất điện động cực đại xuất hiện trên dây kim loại là:
A. 17 mV B. 21mV C. 8,5 mV D. 10,5 mV
-trong sách giải có trình bày như này ạ:
Suất điện động trên dây kim loại: e= Blvsin\(\alpha\) với anpha (B,v) = 90 độ
vmax = \(\sqrt{gl}\alpha_0\) = 0,21 m/s
suy ra emax = Blvmax = 0,021 V
-em tham khảo trên mạng dạng bài tương tự thì thấy có ghi
e=\(\frac{Bl^2w}{2}\)
emax khi wmax suy ra wmax=\(\frac{v_{max}}{R}=\frac{\sqrt{2gl\left(1-cos\alpha_0\right)}}{l}\) thay số tính ra e = 10,5 mV
Vậy cách làm nào mới đúng vậy thầy.
Theo dõi (0) 38 Trả lời -
Tính chu kỳ dao động của CLĐ treo lên trần toa xe ?
bởi Lê Tấn Thanh 28/02/2019
Mong mọi người giúp đỡ.
Một toa xe trượt không ma sát trên một đường dốc với góc nghiêng so với mặt phẳng ngang là 45 độ. Lấy g= 10m/s2. Treo lên trần toa xe một CLĐ có chiều dài l= 1,5m. Tính chu kỳ dao động của CLĐ:
a, Khi toa xe lên dốc.
b, Khi toa xe xuống dốc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính sức căng dây của con lắc đơn treo trên trần ở VTCB?
bởi My Hien 28/02/2019
Một toa xe trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng xuống dưới, góc nghiêng anpha=10 độ. Trên trần treo con lắc đơn l=1m, m=100g, g=10m/s^2
a) Tính T, xác định VTCB, tính sức căng dây
b) Kéo con lắc cho dây treo hợp với phương đứng 1 góc 19 độ rồi thả dao động điều hòa. Tính Vmax? Tính sức căng dây ở VTCB?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm chiều dài của dây AB đàn hồi hai đầu cố định , trên dây đang có sóng dừng ?
bởi hi hi 28/04/2019
Câu 1 Một sợi dây AB đàn hồi hai đầu cố định , trên dây đang có sóng dừng . Bước sóng dài nhất có thể xuất hiện trên dây là 0,8 m . Chiều dài của dây AB là.
Câu 2 Một chất điểm dao động điều hoà mà khoảng thời gian ngắn nhất để chất đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng là 0,25 s . Tần số dao động của chất điểm là.
Cau 3 Tại cùng một nơi trên mặt đất có ba con lắc đơn dao động điều hoà . Con lắc thứ nhất có chiều dài L1 , chu kì 1.5s , con lắc thứ hai có chiều dài L2 , chu kì 1.2s . Con lắc thứ 3 có chiều dài L3=L1-L2 thì chu kì bằng
Câu 4 Mắc lần lươt điện trở thuần có giá tri R , cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ đien có điện dung C vào đ.ap xc u=Uocoswt thì cường độ dòng điện hiệu dụng wa mạch tương ứng là 4A 6A 2A . Nếu các phần tử mắc nối tiếp với nhau và mắc vào điện áp đã cho thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có gtri là
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm giá trị của L để sau khi vướng đinh vật có thê chuyển động tròn xung quanh đinh ?
bởi Bảo Lộc 10/01/2019
Một con lắc đơn l=1m m=50g, được treo vào I ban đầu kéo con lắc rời khỏi vị trí cân bằng 1 góc a=75* thả nhẹ khi vật đi qua vị trí cân bằng O thì dây treo bị vướng đinh tại K vs KO=L
Tìm giá trị của L để sau khi vướng đinh vật có thê chuyển động tròn xung quanh đinhTheo dõi (0) 29 Trả lời -
Trong bài thực hành xác định gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm bằng con lắc đơn. Ta tính sai số tương đối của gia tốc g bằng công thức nào sau đây ?
A.(denta g)/g=(denta l)/l +(denta T)/T B. (denta g)/g=(denta l)/l +(2. denta T)/T
C.(denta g)/g=(denta l)/l -(denta T)/T D.(denta g)/g=(denta l)/l +(2.denta T)/T
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xác định vận tốc của vật và lực căng của dây treo khi vật đi qua vị trí M tạo với phương thẳng đứng một góc 300 ?
bởi bich thu 16/10/2018
một con lắc đơn gồm một sợi dây mảnh , nhẹ , một đầu cố định , đầu còn lại treo một vật m=100g . Biết dây dài L=1m , lấy g=10m/s2 . Từ vị trí cân bằng người ta đưa vật m tới điểm A để dây treo tạo với phương thẳng đứng góc a0=600 . Xác định vận tốc của vật và lực căng của dây treo khi vật đi qua vị trí M ứng với dây treo tạo với phương thẳng đứng một góc 300 .
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xác định vận tốc của vật và lực căng của dây treo khi vật đi qua vị trí M tạo với phương thẳng đứng một góc 300 ?
bởi can chu 16/10/2018
một con lắc đơn gồm một sợi dây mảnh , nhẹ , một đầu cố định , đầu còn lại treo một vật m=100g . Biết dây dài L=1m , lấy g=10m/s2 . Từ vị trí cân bằng người ta đưa vật m tới điểm A để dây treo tạo với phương thẳng đứng góc a0=600 . Xác định vận tốc của vật và lực căng của dây treo khi vật đi qua vị trí M ứng với dây treo tạo với phương thẳng đứng một góc 300 .
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chu kỳ dao động của con lắc làm bằng quả cầu sắt sẽ thay đổi như thế nào nếu đặt một nam châm điện dưới con lắc?
bởi thu phương 21/03/2018
Chu kỳ dao động của con lắc làm bằng quả cầu sắt sẽ thay đổi như thế nào, nếu đặt một nam châm điện dưới con lắc?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính gia tốc trọng trường tại 1 điểm
bởi Nguyễn Thị Kim Anh 22/09/2017
Tại điểm A có gia tốc trọng trường 9,86m/s2 , con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 2s. Khi đưa con lắc đến địa điểm B thì phải giảm chiều dài đi 20cm thì chu kỳ dao động vẫn như cũ, gia tốc trọng trường tại B bằng ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
giúp mị với ạ
bài 2 con lắc đơn
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Có ai tốt bụng giải hộ em bài này không ạ ?
Hai con lắc đơn có cùng độ dài, cùng khối lượng. Vật nặng của chúng có điện tích lần lượt là q1 và q2. Chúng được đặt vào điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống thì chu kì dao động nhỏ của chúng lần lượt là T1 = 2T0 và T2 = 2/3T0 với T0 là chu kì của chúng khi không có điện trường. Tỉ số q1/q2 bằng:
Theo dõi (0) 2 Trả lời