Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 25 Tự cảm giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 157 SGK Vật lý 11
Trong những trường hợp nào có hiên tượng tự cảm?
-
Bài tập 2 trang 157 SGK Vật lý 11
Phát biểu định nghĩa từ thông riêng, độ tự cảm của một mạch kín.
-
Bài tập 3 trang 157 SGK Vật lý 11
Độ lớn của suất điện động tự cảm phụ thuộc các đại lượng nào?
-
Bài tập 4 trang 157 SGK Vật lý 11
Chọn câu đúng:
Một ống dây có độ tự cảm L; ống dây có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là:
A. \(L\)
B. \(2L\)
C.
D. \(4L\)
-
Bài tập 5 trang 157 SGK Vật lý 11
Phát biểu nào dưới đây là sai?
Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
A. Dòng điện tăng nhanh
B. Dòng điện giảm nhanh
C. Dòng điện có giá trị không đổi
D. Dòng điện biến thiên nhanh.
-
Bài tập 6 trang 157 SGK Vật lý 11
Tính độ tự cảm của mỗi ống dây hình trụ có chiều dài 0,5m gồm có 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20cm
-
Bài tập 7 trang 157 SGK Vật lý 11
Suất điện động tự cảm 0,75V xuất hiện trong một cuộn cảm có \(L = 25mH\); tại đó cường độ dòng điện giảm từ \(i_a\) giá trị xuống 0 trong 0,01s. Tính \(i_a\)
-
Bài tập 8 trang 157 SGK Vật lý 11
Trong mạch điện hình 25.5, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Dòng điện qua L bằng 1,2A; độ tự cảm L = 0,2 H. Chuyển K sang vị trí b, tính nhiệt lượng tỏa ra trong R.
-
Bài tập 1 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phương án đúng
Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình 41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0s đến 1s là e1, từ 1s đến 3s là e2.
Ta có:
A. e1=e2
B. e1=2e2
C. e1=3e2
D. \({e_1} = \frac{1}{2}{e_2}\)
-
Bài tập 2 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao
Tính hệ số tự cảm của một ống dây dài 50cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10cm2. Cho biết ống dây có 1000 vòng dây.
-
Bài tập 3 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một ống dây dài được quấn với mật độ 2000 vòng/m. Ống có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ thị trên hình 41.5. lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Tính suất điện động tự cảm trong ống.
a) Từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm t = 0,05s.
b) Từ thời điểm t = 0,05s về sau.
-
Bài tập 25.1 trang 63 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về hiện tượng tự cảm là không đúng ?
A. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi có sự biến thiên của dòng điện trong mạch đó.
B. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.
C. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện xoay chiều biến thiên liên tục theo thời gian chạy qua mạch đó.
D. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện không đổi theo thời gian chạy qua mạch đó.
-
Bài tập 25.2 trang 64 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về suất điện động tự cảm là không đúng?
A. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.
B. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm, có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.
C. Là suất điện động sinh ra dòng điện không đổi trong mạch kín, có chiều tuân theo định luật Len – xơ.
D. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảmkhi có dòng điện xoay chiều chạy qua.
-
Bài tập 25.3 trang 64 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về hệ số tự cảm của ống dây điện là không đúng?
A. Là một hệ số - gọi là độ tự cảm, đặc trưng cho mức độ tự cảm của mạch điện, chỉ phụ thuộc cấu tạo và kích thước của mạch điện.
B. Là một hệ số xác định mối quan hệ tỉ lệ giữa suất điện động tự cảm trong mạch và tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện chạy trong mạch đó.
C. Là một hệ số tính theo công thức \(L = \frac{i}{{\rm{\Phi }}}\) và đo bằng đơn vị Henry (H).
D. Là một hệ số đặc trưng cho mức độ tự cảm của ống dây điện dài hình trụ, tính theo công thức \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}}}{\ell }S\) với N là số vòng dây, llà độ dài và S là diện tích tiết diện của ống dây.
-
Bài tập 25.4 trang 64 SBT Vật lý 11
Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,10 H. Xác định suất điện động tự cảm trong cuộn cảm này khi cường độ dòng điện trong nó biến thiên đều 200 A/s.
A. 10V B. 20V
C. 0,10kV D. 2,0kV
-
Bài tập 25.5 trang 64 SBT Vật lý 11
Khi dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong thời gian 10 ms, thì suất điện động tự cảm trong cuộn cảm có giá trị trung bình là 64 V. Xác định độ tự cảm của cuộn cảm này.
A. 32 mH. B. 40 mH.
C. 250 mH. D. 4,0 H.
-
Bài tập 25.6 trang 65 SBT Vật lý 11
Xác định năng lượng từ trường tích luỹ trong cuộn cảm có độ tự cảm 2,0 mH khi có dòng điện cường độ 10 A chạy trong cuộn cảm.
A. 50.10-3J B. 100 mJ.
C. 1,0 J. D. 0,10 kJ.
-
Bài tập 25.7 trang 65 SBT Vật lý 11
Ống dây dẫn hình trụ có lõi chân không, dài 20 cm, gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có diện tích 100cm2.
a) Tính độ tự cảm của ống dây.
b) Tính độ lớn của suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây khi dòng điện chạy qua ống dây tăng đều từ 0 đến 5,0 A trong thời gian 0,10 s.
c) Tính năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây đạt tới giá trị 5,0 A.
-
Bài tập 25.8 trang 65 SBT Vật lý 11
Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Xác định :
a) Số vòng dây đồng và độ tự cảm của ống dây đồng.
b) Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng.
-
Bài tập 25.9* trang 65 SBT Vật lý 11
Một cuộn dây dẫn có độ tự cảm 3,0 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6,0 V và điện trở trong rất nhỏ không đáng kể. Sau khoảng thời gian bao lâu tính từ lúc nối cuộn dây dẫn với nguồn điện, cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây dẫn đến giá trị 5,0 A. Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian
-
Bài tập 25.10* trang 66 SBT Vật lý 11
Một mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động 90 V và điện trở trong không đáng kể mắc nối tiếp với một cuộn dây dãn có độ tự cả 50 mH và một điện trở 20Ω. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện chạy trong mạch tại thời điểm :
a) Khi dòng điện i trong mạch có cường độ I0 = 0.
b) Khi dòng điện i trong mạch có cường độ I = 2,0 A.