Bài tập 1 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phương án đúng
Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình 41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0s đến 1s là e1, từ 1s đến 3s là e2.
Ta có:
A. e1=e2
B. e1=2e2
C. e1=3e2
D. \({e_1} = \frac{1}{2}{e_2}\)
Hướng dẫn giải chi tiết
Suất điện động tự cảm t1 = 0 đến t2 = 1 (s) là
\(\,{e_1} = - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}} = - L\frac{{1 - 2}}{1} = L\) (V)
Suất điện động tự cảm từ t2 = 1 (s) đến t3= 3 (s) là:
\({e_2} = - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}} = - L\frac{{0 - 1}}{2} = \frac{L}{2}\)
Vậy e1 = 2e2
Chọn đáp án B.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
-
Một mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động 90 V và điện trở trong không đáng kể mắc nối tiếp với một cuộn dây dãn có độ tự cả 50 mH và một điện trở 20Ω. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện chạy trong mạch tại thời điểm :
bởi Thuy Kim 03/01/2022
a) Khi dòng điện i trong mạch có cường độ I0 = 0.
b) Khi dòng điện i trong mạch có cường độ I = 2,0 A.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một cuộn dây dẫn có độ tự cảm 3,0 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6,0 V và điện trở trong rất nhỏ không đáng kể. Sau khoảng thời gian bao lâu tính từ lúc nối cuộn dây dẫn với nguồn điện, cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây dẫn đến giá trị 5,0 A. Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian.
bởi Phí Phương 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Một ống dây có hệ số tự cảm 0,02 H đang có dòng điện một chiều chạy qua. Trong thời gian 0,2 s dòng điện giảm đều từ 3 A về 0 A.
bởi Dang Thi 11/07/2021
Trong khoảng thời gian trên, độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là
A. 400 mV.
B. 12 mV.
C. 300 mV.
D. 60 mV.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho một dòng điện chạy trong một mạch kín (C) có độ tự cảm L. Trong khoảng thời gian Dt, độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch và của từ thông qua (C) lần lượt là Di và DF.
bởi Trong Duy 10/07/2021
Suất điện động tự cảm trong mạch là
A. \(-L\frac{\Delta i}{\Delta t}\).
B. \(-L\frac{\Delta \Phi }{\Delta t}\).
C. \(-L\frac{\Delta t}{\Delta i}\).
D. \(-L\frac{\Delta B}{\Delta t}\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 7 trang 157 SGK Vật lý 11
Bài tập 8 trang 157 SGK Vật lý 11
Bài tập 2 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 25.1 trang 63 SBT Vật lý 11
Bài tập 25.2 trang 64 SBT Vật lý 11
Bài tập 25.3 trang 64 SBT Vật lý 11
Bài tập 25.4 trang 64 SBT Vật lý 11
Bài tập 25.5 trang 64 SBT Vật lý 11
Bài tập 25.6 trang 65 SBT Vật lý 11
Bài tập 25.7 trang 65 SBT Vật lý 11
Bài tập 25.8 trang 65 SBT Vật lý 11