Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 17 Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 99 SGK Vật lý 10
Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực.
-
Bài tập 2 trang 99 SGK Vật lý 10
Trọng tâm của một vật là gì? Trình bày phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng thí nghiệm.
-
Bài tập 3 trang 100 SGK Vật lý 10
Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng?
-
Bài tập 4 trang 100 SGK Vật lý 10
Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?
-
Bài tập 5 trang 100 SGK Vật lý 10
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song?
-
Bài tập 6 trang 100 SGK Vật lý 10
Một vật có khối lượng m = 2kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (Hình 17.9). Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác đinh:
a) lực căng của dây;
b) phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.
-
Bài tập 7 trang 100 SGK Vật lý 10
Hai mặt phẳng tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc \(\alpha = 45^o\) . Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/ s2. Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu?
A. 20N B. 28N
C. 14N D. 1,4N.
-
Bài tập 8 trang 100 SGK Vật lý 10
Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc \(\alpha = 20^o\) (hình 17.11). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường lấy g = 9,8 m/s2.
Lực căng T của dây là bao nhiêu?
A.88N; B. 10N;
C. 22N; D. 32N.
-
Bài tập 1 trang 122 SGK Vật lý 10 nâng cao
Chọn câu sai
Treo một vật ở đầu sợi dây mềm như hình 26.4. Khi cân bằng, dây treo luôn luôn trùng với
A. Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G của vật
B. Đường thẳng đứng đi qua điểm treo A
C. Trục đối xứng của vật
D. Đường thẳng nối điểm treo A và trọng tâm G của vật
-
Bài tập 1 trang 126 SGK Vật lý 10 nâng cao
Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên một vật rắn là cân bằng?
A. Ba lực đồng quy
B. Ba lực đồng phẳng
C. Ba lực đồng phẳng và đồng quy
D. Hợp lực của hai trong ba lực cân bằng với lực thứ ba
-
Bài tập 2 trang 126 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu (hình 27.7).
-
Bài tập 3 trang 126 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một ngọn đèn có khối lượng m = 1kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8N.
a) Chứng minh rằng không thể treo ngọn đèn này vào một đầu dây.
b) Người ta đã treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà (hình 27.8). Hai nửa sợi dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 60o. Hỏi lực căng của mỗi nửa sợi dây là bao nhiêu?
-
Bài tập 17.1 trang 41 SBT Vật lý 10
Một vật khối lượng m kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 30° (H.17.1). Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng là
A. \(mg\frac{{\sqrt 3 }}{2};\frac{{mg}}{2}\)
B. \(mg\sqrt 3 ;\frac{{mg}}{2}\)
C. \(\frac{{mg}}{2};mg\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
D. \(2mg;\frac{{2mg}}{{\sqrt 3 }}\)
-
Bài tập 17.2 trang 41 SBT Vật lý 10
Một thanh đồng chất, khối lượng m, tựa vào tường không ma sát. Thanh hợp với mặt đất một góc 45° (H.17.2). Lực ma sát nghỉ tác dụng vào đầu dưới của thanh là
A. \(\frac{{mg}}{2}\)
B. \(\frac{{mg}}{{\sqrt 2 }}\)
C. \(\frac{{mg}}{{2\sqrt 2 }}\)
D. mg
-
Bài tập 17.3 trang 41 SBT Vật lý 10
Một sợi dây, một đầu buộc vào bức tường nhám, đầu kia buộc vào đầu A của một thanh đồng chất, khối lượng m. Dây có tác dụng giữ cho thanh tì vuông góc vào tường tại đầu B và hợp với thanh một góc 30° (H.17.3). Lực căng của dây và lực ma sát nghỉ của tường là
A. \(\frac{1}{2}mg;mg\)
B. \(mg\frac{{\sqrt 3 }}{2};mg\)
C. \(mg;mg\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
D. \(mg;\frac{1}{2}mg\)
-
Bài tập 17.4 trang 42 SBT Vật lý 10
Một chiếc đèn có trọng lượng P = 40 N được treo vào tường nhờ một dây xích. Muốn cho đèn ở xa tường người ta dùng một thanh chống nằm ngang, một đầu tì vào tường còn đầu kia tì vào điểm B của dây xích (H.17.4). Bỏ qua trọng lượng của thanh chống, dây xích và ma sát ở chỗ thanh tiếp xúc với tường. Cho biết dây xích hợp với tường một góc 45°.
a) Tính lực căng của các đoạn xích BC và AB.
b) Tính phản lực Q của tường lên thanh.
-
Bài tập 17.5 trang 42 SBT Vật lý 10
Một thanh AB đồng chất, khối lượng m = 2,0 kg tựa lên hai mặt phẳng nghiêng không ma sát, với các góc nghiêng α = 30° và β = 60°. Biết giá của trọng lực của thanh đi qua giao tuyến O của hai mặt phẳng nghiêng (H.17.5). Lấy g = 10 m/s2. Xác định áp lực của thanh lên mỗi mặt phẳng nghiêng.
-
Bài tập 17.6 trang 42 SBT Vật lý 10
Một thanh gỗ đồng chất, khối lượng m = 3 kg được đặt dựa vào tường. Do tường và sàn đều không có ma sát nên người ta phải dùng một dây buộc đầu dưới B của thanh vào chân tường để giữ cho thanh đứng yên (H.17.6). Cho biết OA = OB\(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\) và lấy g = 10 m/s2. Xác định lực căng T của dây.