Bài văn mẫu: Chứng minh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn tham khảo, nhằm giúp các bạn biết cách làm bài văn nghị luận văn học hay hơn. Chúc các bạn học tốt.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là kiệt tác trong lịch sử văn chương Việt Nam.
b. Thân bài
- Chứng minh qua đoạn trích “Trao duyên”
- Diễn biến tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều: Nguyễn Du hóa thân vào Kiều để thấu hiểu và cảm thông, thương xót nàng.
- Kiều sống trong tâm trạng đầy sóng gió và mặc cảm: Cảm thấy mình có lỗi trong việc lỡ làng duyên phận với Kim Trọng.
- Khó giãi bày nỗi niềm riêng.
- Băn khoăn, day dứt và đi đến quyết định: trao duyên cho Thúy Vân.
- Tư thế, tâm thế đều là của kẻ nhờ vả, chịu ơn.
- Thương người trước, thương thân sau; đau đớn đến mức tuyệt vọng.
- Chứng minh qua đoạn trích “Nỗi thương mình”
- Bị ép phải làm kỹ nữ tiếp khách làng chơi ở chốn lầu xanh, Thúy Kiều cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã và đau xót cho hoàn cảnh trớ trêu của mình.
- Giữa chốn đông người, Kiều vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng.
- Đêm khuya, nàng băn khoăn, thao thức, giận đời và thương thân tủi phận.
- Dường như Nguyễn Du lặng lẽ quan sát, theo dõi và thể hiện chính xác tâm trạng phức tạp của Kiều để càng thương xót nàng hơn.
c. Kết bài
- Ngòi bút xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du đã đạt tới trình độ sắc sảo, điêu luyện.
- Chính những hình tượng nhân vật sống động trong tác phẩm đã tạo nên giá trị muôn đời của "Truyện Kiều".
Bài văn mẫu
Đề bài: Từ các đoạn trích trong “Truyện Kiều” đã học, anh (chị) hãy chứng minh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.
Gợi ý làm bài
“Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du là kiệt tác có một không hai trong lịch sử văn chương Việt Nam. Tài năng xuất sắc của tác giả tạo nên giá trị lịch sử muôn đời cho Truyện Kiều - kết tinh của tinh hoa Tiếng Việt giàu và đẹp. Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật đã đạt tới trình độ điêu luyện và tinh tế.
Trong đoạn trích “Trao duyên”, nhà thơ tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều. Sau cơn vạ gió tai bay bất kì, tổ ấm của gia đình nàng tan tác. Cha và em trai bị đánh đập, giam cầm; của cải bị lũ đầu trâu mặt ngựa vơ vét sạch sành sanh. Để đáp ứng yêu cầu của lũ tham quan ô lại, Thúy Kiều chỉ còn một cách là bán mình để lấy ba trăm lạng vàng chuộc cha.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Hai câu thơ cuối đúc kết tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều. Nàng chỉ thực sống với nỗi đau thấm thía của mình. Viết được những câu thơ như thế, chứng tỏ ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong lịch sử văn chương nước ta.
Trong đời mình, Nguyễn Du đã từng gặp, từng biết nhiều loại người. Có người tốt đáng thương, đáng mến, song cũng có những kẻ xấu xa, đáng ghét. Ông thấu hiểu tính cách và tâm lí của họ đến mức khi cầm bút vẽ lên hạng người nào là đúng chân dung, tính cách và tâm lí của hạng người ấy. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” đã tạo nên cho tác phẩm giá trị muôn đời.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận mẫu: Từ các đoạn trích trong “Truyện Kiều” đã học, anh (chị) hãy chứng minh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)