Cảm nhận văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em nhìn nhận được những ưu và hạn chế của văn hóa dân tộc, những vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của người dân Việt Nam có được từ lâu đời. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Trần Đình Hượu là nhà giáo ưu tú và có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam, ông là một người có những đóng góp đáng kể trong nền văn học và trong đó góp phần tạo nên những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
- Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
- Vị trí: thuộc phần II bài Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc.
- Nội dung: những nhận định mang tính bao quát về bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Thể loại: văn nhật dụng.
2. Thân bài
a. Văn hóa và các phương diện chủ yếu của văn hóa Việt Nam
- Văn hóa là gì?
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (không có trong tự nhiên) như: văn hóa lúa nước, văn hóa cồng chiêng, văn hóa chữ viết, văn hóa đọc, văn hóa ăn (ẩm thực), văn hóa mặc, văn hóa ứng xử...
- Các phương diện chủ yếu của văn hóa Việt Nam
- Tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc hội họa, văn học.
- Ứng xử: giao tiếp cộng đồng, tập quán.
- Sinh hoạt: ăn, ở, mặc.
b. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
- Đặc điểm nổi bật: giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện với tinh thần chung “thiết thực, linh hoạt và dung hòa”.
- Mặt tích cực:
- Về tôn giáo, nghệ thuật:
- Tôn giáo: Không say mê cuồng tín không cực đoan mà dung hòa giữa các tôn giáo; Coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia.
- Nghệ thuật: tuy có quy mô không lớn ,tráng lệ, phi thường nhưng sáng tạo được những tác phẩm tinh tế, chủ yếu là lĩnh vực thơ ca.
- Về ứng xử:
- Thích sự yên ổn: mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp; yên phận thủ thường, không kỳ thị, cực đoan; quý sự hòa đồng hơn sự rạch ròi trắng đen.
- Trọng tình nghĩa: chuộng người hiền lành, tình nghĩa, khôn khéo; chuộng sự hợp tình, hợp lý.
- Về sinh hoạt: ưa sự chừng mực, vừa phải
- Cái đẹp: thích cái xinh, cái khéo, cái thanh nhã; Chuộng cái dịu dàng, thanh nhã; Ghét cái sặc sỡ, quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, vừa khoảng”.
- Ăn mặc: Thích cái giản di, thanh đạm, kín đáo, thanh nhã, hòa hợp với thiên nhiên; Không chuộng sự cầu kì; Hướng vào cái dịu dàng thanh lịch... quý sự kín đáo hơn là sự phô trương.”
- Về tôn giáo, nghệ thuật:
⇒ Tính ổn định, nét riêng của văn hóa truyền thống Việt Nam: cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người sống có tình nghĩa, có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
- Mặt hạn chế:
- Không có một ngành khoa học, kỹ thuật nào phát triển đến thành truyền thống, âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ, chưa có một ngành văn hóa nào đó trở thành danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.
- Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận những gì vừa phải, phù hợp nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.
- Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn, không đề cao trí tuệ.
⇒ Tạo sức ì, sự cản trở những bước phát triển mạnh mẽ làm nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa lớn của dân tộc
- Bản chất và nguyên nhân:
- Bản chất của nền văn hóa truyền thống là nền văn hóa của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi không có sự kích thích của đô thị.
- Nguyên nhân: Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc.
⇒ Cái nhìn sắc sảo, thẳng thắn, phân tích thấu đáo những mặt tích cực và những hạn chế của văn hóa truyền thống, đồng thời rút ra bản chất, nguyên nhân tạo nên những đặc điểm của nền văn hóa truyền thống, giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo, bao quát về nền văn hóa dân tộc. Từ đó có ý thức phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế để tạo tầm vóc lớn cho văn hóa đân tộc.
c. Yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam
- Bản sắc văn hóa là gì?
- Là cái riêng, cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành trong lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời của một dân tộc.
- Yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam
- Nội lực:
- Là cái vốn có của dân tộc, đó là thành quả sáng tạo riêng của cộng đồng văn hóa, cộng đồng dân tộc Việt Nam
- Nếu không có thì nền văn hóa sẽ không có nội lực bền vững.
- Ngoại lực:
- Quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa các giá trị văn hóa từ bên ngoài, quá trình tích tụ, tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại.
- Nếu cứ “bế quan tỏa cảng” thì không thừa hưởng đươc những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân loại, không thể phát triển, không thể tỏa rạng được giá trị văn hóa vốn có vào đời sống văn hóa rộng lớn của thế giới.
- Nội lực:
⇒ Sự kết hợp, dung hòa giữa cái vốn có của dân tộc với cái tiếp nhận có sàng lọc văn hóa nước ngoài tạo nên bản sắc riêng độc đáo của con người và dân tộc Việt Nam. Đây chính là nét riêng để phân biệt với các dân tộc, quốc gia khác và là điểm hấp dẫn đối vối khách du lịch quốc tế.
3. Kết bài
- Đánh giá vấn đề: Những điều mà tác giả đã thể hiện trong bài viết này thật sâu sắc nó góp phần tạo nên những điều rất tốt đẹp và thật tuyệt vời khi một nền văn hóa đã có những khởi sắc đáng kể niềm tự hào đó đã được đan xen trong tâm hồn của con người và nó đậm đà tính chất dân tộc sâu sắc.
- Mở rộng vấn đề
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của tác giả Trần Đình Hượu
Gợi ý làm bài:
Trần Đình Hượu là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa tư tưởng có gía trị: “Đến hiện đại từ truyền thống”(1994), “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại”(1995). “Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc” là trích đoạn của tiểu luận “Về vấn đề tìm đặc sắc của dân tộc” được Trần Đình Hượu viết từ năm 1986. Trong tác phẩm tác giả đã thoát khỏi thái độ hoặc ngợi ca hoặc chê bai thường thấy khi tiếp cận vấn đề, tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự phân tích đánh giá khoa học đối với những vấn đề nổi bật của văn hóa Việt Nam.
Trước tiên tác giả đã đặt vấn đề về khái niệm của vốn văn hóa. Chúng ta thường nói đến văn hóa ẩm thực hay văn hóa đọc. Vậy văn hóa là gì? Theo đó văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Đây là một khái niệm cơ bản của văn hóa trong từ điển tiếng Việt.
Đứng trên khái niệm về văn hóa Trần Đình Hượu đã nêu lên nhận xét khái quát về Văn hóa Việt Nam “chúng ta không thể tự hào nền văn hóa của chúng ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại hay có những đặc sắc nổi bật”. Tác giả đã phân tích những đặc điểm của vốn văn hóa Việt Nam thông qua nhưng phương diện đời sống cụ thể hàng ngày cả về vật chất lẫn tinh thần. Tác giả đã phân tích đặc điểm vốn văn hóa của dân tộc trên những cơ sở phương diện như tôn giáo nghệ thuật, kiến trúc hội họa và văn học. Về tôn giáo tác giả chỉ rõ người Việt Nam không cuồng tín không cực đoan mà dung hòa tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát siêu Việt về tinh thần bằng tôn giáo. Nước Việt là một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, nhưng luôn có sự tiếp thu, có chọn lọc văn hóa từ các nước bạn để làm giàu cho vốn văn hóa của dân tộc. Chính điều này đã góp phần tạo nên một nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Về khoa học kĩ thuật không một ngành nào phát triển đến thành truyền thống đáng tự hào. Về âm nhạc hội họa đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Chưa bao giờ một nền văn hóa nào của dân tộc trở thành đài danh dự thu hút quy tụ cả nền văn hóa. Về thơ ca Trần Đình Hượu chỉ rõ “trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất chính là thơ ca. Hầu như người nào cũng cao dịp cũng có thể làm dăm ba câu thơ ca”. Trong kho tàng văn học truyền thống của dân tộc ta thì thơ ca chiếm một phần không nhỏ bởi vì dễ đi thuộc dễ đi vào lòng người thế nhưng đồng thời tác giả cũng chỉ ra “nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có”. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi bởi dân tộc ta cũng có rất nhiều nhà thơ lớn để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ và là niềm tự hào của chúng ta đối với thể giới như Nguyễn Du hay Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm…. Như vậy bên cạnh những điểm mạnh điểm tích cực thì Nguyễn Đình Hượu cũng chỉ ra những mặt còn yếu còn hạn chế của văn hóa Việt. Sở dĩ văn hóa của ta còn nhiều hạn chế là bởi xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp “dân nông nghiệp định cư…nhiều bất trắc” hơn nữa đất nước ta còn nhỏ, tài nguyên lại chưa thật phong phú dẫn đến tâm lí thích cái vừa phải và phần nào đất nước chúng ta cũng chịu nhiều tổn thất nặng nề từ các cuộc đấu tranh và thường xuyên bị các thế lực nước ngoài bao vây chống phá. Vì thế mong ước của nhân dân cũng rất đơn giản đó là có cuộc sống thái bình đời sống vật chất thoát nghèo nàn và không có mong ước phát triển mạnh mẽ. Tác giả đã có một quan niệm vô cùng toàn diện của mình về văn hóa và khiển khai việc nghiên cứu của mình dựa vào việc khảo sát thực tế khách quan chứ không phải vào các “tri thức tiền nghiệm”.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Tác giả cũng chỉ ra những tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến con người Việt đó là Phật giáo và Nho giáo. Để tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng “Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ cầu giải thoát mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt”. Người Việt tiếp thu Nho giáo để có một cuộc sống trong sạch lành mạnh hài hòa bao dung nhân nghĩa hướng thiện cứu khổ cứu nạn. Tư tưởng nhân nghĩa, yên dân được thể hiện rất nhiều trong thơ ca.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Tác giả nhận định “tinh thần chung của văn hóa là thiết thực dung hòa”. Nhận định này vừa nói lên mặt tích cực vừa tiềm ẩn điểm hạn chế của văn hóa Việt. Vì tính thiết thực trong quá trình sáng tạo khiến văn hóa Việt gắn bó sâu sắc với đời sống của cộng đồng. Tính linh hoạt của văn hóa Việt biểu hiện rõ ở khả năng tiếp thu và biến các giá trị văn hóa sao cho phù hợp với đời sống bản địa của người Việt như Phật giao, nho giáo và đạo giáo. Vì dung hòa nên các giá trị văn hóa Việt không thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại trừ nhau trong đời sống xã hội của người Việt, người Việt chọn lọc và kế thừa các giá trị này để tạo nên sự hài hòa bình ổn trong đời sống văn hóa. Tuy nhiên vì quá thiếu sáng tạo nên không đạt đến những giá trị kì vĩ vì luôn dung hòa nên không có những giá trị đặc sắc nổi bật.
Tác giả cũng khẳng định “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”. Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ và chịu áp bức nặng nề từ thuộc địa chính vì thế mà dân ta không thể chờ vào sự sáng tạo và sáng tác nữa mà phải “trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài” là điểu đúng đắn. Như ta đã nói ở trên tuy ta chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo nhưng ta không tiếp thu toàn bộ nó mà chỉ tiếp thu những đạo lí tốt đẹp, nhưng gì thích hợp với văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó chúng ta sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chưa Hán tạo nên những tác phẩm mang đậm âm hưởng Việt, chúng ta sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với các thể thơ đường luật của Trung Quốc, thơ tự do của phương Tây. Như vậy chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ dập khuôn máy móc, người Việt đã cải biến nó theo những ý nghĩa riêng gắn với đặc trưng riêng của dân tộc mình.
Tác phẩm là sự trình bày chặt chẽ biện chứng logic thể hiện các khía cạnh trong văn hóa dân tộc Việt. Bên cạnh đó là thái độ khách quan, sự khiêm tốn tránh được khuynh hướng cực đoan. Đoạn trích cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của người dân Việt Nam có được từ lâu đời, thấy được những hạn chế và tích cực do hoàn cảnh để lại, là cơ sở để chúng ta suy nghĩ tìm ra phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó ta thấy được trách nhiệm của mỗi thanh niên chúng ta trong việc góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc và phát triển nó sao cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----