YOMEDIA

Trắc nghiệm tình huống chủ đề Thực hiện pháp luật

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Trắc nghiệm tình huống chủ đề Thực hiện pháp luật giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho các kì thi sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRẮC NGHIỆM TÌNH HUỐNG CHỦ ĐỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Hệ thống lý thuyết

1.1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật

a. Khái niệm thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật 

- Sử dụng pháp luật:

+ Cá nhân, tổ chức.

+ Làm những gì pháp luật cho phép.

+ Có thể làm hoặc không, không bị ép buộc.

+ Ví dụ: Công dân tự do lựa chọn ngành nghề để kinh doanh.

- Thi hành pháp luật:

+ Cá nhân, tổ chức.

+ Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

+ Phải làm, nếu không làm sẽ bị xử lí theo quy định.

+ Ví dụ: Kinh doanh thì phải nộp thuế.

- Tuân thủ pháp luật:

+ Cá nhân, tổ chức.

+ Không làm những điều mà pháp luật cấm.

+ Không được làm, nếu làm xe bị xử lí theo quy định.

+ Ví dụ: Không được kinh doanh những mặt hàng bị cấm.

- Áp dụng pháp luật:

+ Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

+ Căn cứ vào thẩm quyền và quy định của pháp luật để ra quyết định.

+ Bắc buộc theo các thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định.

+ Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm theo đúng quy định.

1.2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

a. Vi phạm pháp luật

- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:

+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật: Là hành động (làm những việc không được làm) hoặc không hành động (không làm những việc pháp luật yêu cầu phải làm), xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

 + Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình.

+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.

b. Trách nhiệm pháp lí

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Mục đích:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.

+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.

+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

- Vi phạm hình sự

- Vi phạm hành chính

- Vi phạm dân sự

- Vi phạm kỷ luật 

Căn cứ để phân chia: Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

- Vi phạm hình sự:

+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định tại Bộ luật Hình sự.

+ Phải chịu trách nhiệm hình sự: Người đó phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án.

+ Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

+ Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu.

- Vi phạm hành chính:

+ Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính.

+ Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.

+ Từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

- Vi phạm dân sự

+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự, chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

+ Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia vào các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

- Vi phạm kỉ luật

+ Là hành vi xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm kỉ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc,...

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A, Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.

B, Cảnh cáo, phạt tiền

C, Cảnh cáo, giam xe.

D, Phạt tiền, giam xe

Câu 2. M đánh H gây thương tích 15% . Theo anh (chị) M phải chịu hình phạt nào ?

A. Răn đe , giáo dục

B. Phạt tù

C. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H

D. Tạm giữ để giáo dục

Câu 3. Tên O rủ C,D,H,T đi cắt trộm cáp điện , khi bị phát hiện , theo anh (chị) công an sẽ xử lý như thế nào?

A. Phạt tù mình O vì là ke chủ mưu

B. Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi dây cáp

C. Phạt tù cả 5 tên trong đó O tội nặng hơn

D. Phạt tiền, giáo dục, răn đe

Câu 4. T 17 tuổi rủ H 16 tuổi đi cướp giật dây chuyền. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình thức xử phạt nào ?

A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H

B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên

C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau

D. Cảnh cáo, phạt tiền , bồi thường thiệt hại

Câu 5. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào ?

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm hình sự

C. Trách nhiệm dân sự.

D. Trách nhiệm kỷ luậ

Câu 6. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào ?

A. Cảnh cáo phạt tiền chị B

B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A

C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp

D. Phạt tù chị B

Câu 7. Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là

A, không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

B, bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.

C, bị mất khả năng kiểm soát hành vi.

D, không có lỗi.

Câu 8. Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm

A, hành chính.

B, kỉ luật.

C, trật tự đô thị.

D, chính sách nhà ở.

Câu 9. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì

A, không trái pháp luật.

B, không có lỗi.

C, nguời thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

D, nguời thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.

Câu 10. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A, Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

B, Vi phạm nội quy trường học.

C, Vi phạm hành chính.

D, Vi phạm kỷ luật.

Câu 11. Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm

A, hành chính.

B, kỷ luật.

C, nội quy lao động.

D, quy tắc an toàn lao động.

Câu 12. Ông N thuê nhà của ông L nhưng không đống tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng. Ông N có hành vi

A, vi phạm hình sự.

B, vi phạm hành chính.

C, vi phạm dân sự.

D, vi phạm kỷ luật.

Câu 13. Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của

A, vi phạm hành chính.

B, vi phạm dân sự.

C, vi phạm hình sự.

D, vi phạm kỷ luật

Câu 14. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A, Thi hành pháp luật.

B, Cưỡng chế pháp luật.

C, Áp dựng pháp luật.

D, Bảo đảm pháp luật

Câu 15. M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?

A, Hình sự.     

B, Dân sự.

C, Hành chính.      

D, Kỷ luật.

Câu 16. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chinh và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?

A, Hình sự và hành chính.

B, Kỷ luật và dân sự.

C, Hành chính và dân sự.

D, Hành chính và kỷ luật.

Câu 17. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

A, áp dụng pháp luật.

B, tuân thủ pháp luật.

C, sử dụng pháp luật.

D, thi hành pháp luật.

Câu 18. Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A, Hình sự.      

B, Hành chính.

C, Kỷ luật.      

D, Dân sự.

Câu 19. Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình ?

A, Trách nhiệm kỷ luật.

B, Trách nhiệm dân sự.

C, Trách nhiệm hành chính.

D, Trách nhiệm hình sự.

Câu 20. Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A, Sáng kiến pháp luật.

B, Tuân thủ pháp luật.

C, Sử dụng pháp luật.

D, Thực hành pháp luật.

Câu 21. Là người kinh doanh tự do, bà K thường xuyên bày bán hàng trên hè phố. Việc làm của bà K là biểu hiện của

A, vi phạm kỷ luật.

B, vi phạm trật tự.

C, vi phạm hành chính.

D, vi phạm quy tắc hè phố.

Câu 22. Ông K cơi nới nhà nên đã để sắt, thép chiếm dụng lối đi của người tham gia giao thông. Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm

A, an toàn đô thị.

B, an toàn tính mạng công dân.

C, hành chính.

D, kỷ luật.

Câu 23. Anh A cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh B đúng hẹn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A, Hành chính.      

B, Kỷ luật.

C, Dân sự.      

D, Thỏa thuận.

Câu 24. Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi

A, vi phạm tổ chức.

B, vi phạm hành chính.

C, vi phạm kỷ luật.

D, vi phạm nội quy cơ quan.

Câu 25. Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây ?

A, Sử dụng pháp luật.

B, Tuân thủ pháp luật.

C, Thi hành pháp luật.

D, Sáng kiến pháp luật.

Câu 26. Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây ?

A, Thi hành pháp luật.

B, Cưỡng chế pháp luật.

C, Áp dụng pháp luật.

D, Đảm bảo pháp luật.

Câu 27. Phát hiện một cơ sở kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm, anh A đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức

A, áp dụng pháp luật.

B, tuân thủ pháp luật.

C, sử dụng pháp luật.

D, thi hành pháp luật.

Câu 28. Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm pháp luật nào dưới đây ?

A, Hành chính.      

B, Kỷ luật.

C, Hình sự.      

D, Dân sự.

Câu 29. Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A, Hình sự.      

B, Hành chính.

C, Kỷ luật.      

D, Dân sự.

Câu 30. Là cán bộ cơ quan nhà nước, anh G thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hành vi của anh G là

A, vi phạm tổ chức.

B, vi phạm chuyên môn.

C, vi phạm kỷ luật.

D, vi phạm nội quy cơ quan.

Câu 31. Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức

A, sử dụng pháp luật.

B, tuân thủ pháp luật.

C, thi hành pháp luật.

D, áp dụng pháp luật.

Câu 32. C không cung cấp đày đủ hàng cho D đúng hạn theo hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho D. Hành vi của C là hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A, Hành chính.      

B, Kỷ luật.

C, Dân sự.      

D, Thỏa thuận.

Câu 33. Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm này của anh A là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A, Tuân thủ pháp luật.

B, Thi hành pháp luật.

C, Sử dụng pháp luật.

D, Áp dụng pháp luật.

Câu 34. Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh A ban hành quyết định điều chuyển cán bộ từ phòng C sang phòng B. Giám đốc đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?

A, Sử dụng pháp luật.

B, Thi hành pháp luật.

C, Áp dụng pháp luật.

D, Làm theo pháp luật.

Câu 35. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Q ở nhà làm theo nghề truyền thống của gia đình. Việc làm của Q là biểu hiện thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?

A, Thi hành pháp luật.

B, Làm theo pháp luật.

C, Sử dụng pháp luật.

D, Áp dụng pháp luật.

Câu 36. Học xong Trung học phổ thông, anh K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được mở hiệu cắt tóc, làm đầu. Anh K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?

A, Tuân thủ pháp luật.

B, Thi hành pháp luật.

C, Sử dụng pháp luật.

D, Áp dụng pháp luật.

Câu 37. Do mâu thuẫn cá nhân mà N đánh M gây tổn hại sức khỏe tới 15%. Hành vi của N là vi phạm

A, dân sự.      

B, hành chính.

C, hình sự.      

D, kỷ luật.

Câu 38. Các bạn nam thanh niên ở khu dân cư X đi nhập ngũ theo đúng quy định của luật Nghĩa vụ quân sự. Việc làm này là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A, Sử dụng pháp luật.

B,Tuân thủ pháp luật.

C, Thi hành pháp luật.

D, Phổ biến pháp luật.

Câu 39. Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?

A, Hình sự.

B, Hành chính.

C, Hình sự và kỷ luật.

D, Hình sự và dân sự.

Câu 40. Công ty mì gói A đã sử dụng hình ảnh của một ca sỹ để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sỹ đó. Hành vi của công ty mì gói A là loại vi phạm nào dưới đây ?

A, Vi phạm hình sự.

B, Vi phạm hành chính.

C, Vi phạm kỷ luật.

D, Vi phạm dân sự.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

D

B

B

A

B

A

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

C

C

C

C

C

C

C

C

C

 

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

C

C

C

C

C

C

C

C

D

D

Trên đây là nội dung Trắc nghiệm tình huống chủ đề Thực hiện pháp luật. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON