Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước GDCD 12 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần bài tập trắc nghiệm ôn tập kèm đáp án giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP PHÁP LUẬT VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN 12
1. ĐỀ BÀI
Câu 1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện
A. trong lĩnh vực văn hóa.
B. chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.
C. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
D. trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 2. Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng
A. năng động.
B. sáng tạo.
C. bền vững.
D. liên tục.
Câu 3. Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là
A. kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
B. kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
C. kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
D. kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
Câu 4. Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước, công cụ, phương tiện được xem là có vai trò nổi bật nhất là
A. văn hóa.
B. pháp luật.
C. tiền tệ.
D. đạo đức.
Câu 5. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 6. Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
A. tỉ giá ngoại tệ.
B. thuế.
C. lãi suất ngân hàng.
D. tín dụng.
Câu 7. Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực
A. môi trường.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. quốc phòng an ninh.
Câu 8. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là
A. điều kiện.
B. cơ sở.
C. tiền đề.
D. động lực.
Câu 9. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường không phải là
A. ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên.
B. xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
C. điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.
D. nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp.
Câu 10. Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là
A. ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.
B. cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho
môi trường.
C. lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch, đẹp.
D. dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.
Câu 11. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là
A. từ 18 đến 27 tuổi.
B. từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 12. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của
A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
C. công dân từ 20 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam.
Câu 13. Trong lĩnh vực kinh tế một trong những chính sách quan trọng để tạo nên sự phát triển bền vững lĩnh vực này là
A. tạo ra khung pháp lí cần thiết của hoạt động kinh doanh.
B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. khuyến khích đẩy mạnh tiêu dùng.
D. ưu tiên cho những ngành hàng, mặt hàng thiết yếu.
Câu 14. Một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế là nội dung nói lên đất nước phát triển
A. bền vững.
B. mạnh mẽ.
C. giàu mạnh.
D. hòa bình, ổn định.
Câu 15. Pháp luật về phát triển văn hóa ở nước ta
A. khuyến khích giữ gìn mọi phong tục, tập quán của các dân tộc.
B. khuyến khích các tổ chức, cá nhân giữ gìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
C. chỉ khuyến khích bảo vệ các di sản văn hóa vật thể.
D. chỉ khuyến khích bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 16. Muốn thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực cần có
A. Hiến pháp.
B. Luật
C. Điều ước quốc tê.
D. Văn bản quy phạm pháp luật
Câu 17. Ngày 20/2/1990 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về
A. Quyền con người.
B. Quyền trẻ em.
C. Quyền thừa kế.
D. Quyền dân sự.
Câu 18. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế là quyền
A. phát triển văn hóa.
B. tự do kinh doanh và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.
C. bảo vệ môi trường.
D. quốc phòng, an ninh.
Câu 19. Đối tượng nào sau đây không có quyền tự do kinh doanh?
A. Giáo viên.
B. Người lao động tự do.
C. Doanh nhân.
D. Sĩ quan.
Câu 20. Điều 33, Hiến pháp năm 2013 có nêu rõ: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà
A. mình thích.
B. lợi nhuận cao.
C. dễ kinh doanh.
D. pháp luật không cấm.
Câu 21. Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh nhằm
A. đóng góp cho xã hội.
B. thể hiện đẳng cấp của doanh nhân.
C. sinh lợi.
D. nộp thuế cho nhà nước.
Câu 22. Mặt hàng nào không được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam?
A. Thực phẩm chức năng.
B. Kinh doanh bán hàng đa cấp.
C. Bán hàng qua mạng.
D. Thực vật, động vật rừng quý hiếm.
Câu 23. Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh
A. phải có vốn.
B. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.
C. phải có kinh nghiệm kinh doanh.
D. phải có giấy phép kinh doanh.
Câu 24. Ông B có giấy phép kinh doanh tạp hóa nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra cửa hàng nhà ông đã lập biên bản xử phạt và tịch thu một số hàng hóa không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Ông B cho rằng ông có giấy phép đăng ký kinh doanh và việc làm của cơquan thuế là sai luật. Vậy hành vi của cơ quan thuế là
A. sai luật.
B. đúng luật.
C. lạm quyền.
D. mưu lợi cá nhân.
Câu 25. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, căn cứ vào
A. ngành, nghề.
B. lĩnh vực kinh doanh.
C. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
D. địa bàn kinh doanh.
Câu 26. Nhà nước đã ban hành văn bản pháp luật nào dưới đây để phát triển kinh tế?
A. Luật giáo dục.
B. Luật doanh nghiệp.
C. Luật phòng, chống ma túy.
D. Luật khoáng sản.
Câu 27. Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh.Đây là nội dung quyền tự do kinh doanh của
A. công dân.
B. tổ chức.
C. Nhà nước.
D. Quốc hội.
Câu 28. Những trường hợp nào dưới đây được thực hiện quyền tự do kinh doanh?
A. Người chưa thành niên.
B. Người bị mất hành vi dân sự.
C. Người đang chấp hành hình phạt tù.
D. Người đủ từ 30 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
Câu 29. Đâu không phải là nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Giải quyết việc làm.
B. Kiểm soát dân số.
C. Chăm sóc sức khỏe.
D. Khuyến khích tệ nạn xã hội.
Câu 30. Đâu không phải là nội dung của pháp luật về phát triển bền vững của xã hội?
A. Phát triển kinh tế.
B. Phát triển văn hóa.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Phát triển nhà nước.
Câu 31. Nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là phòng chống ?
A. tệ nạn xã hội.
B. các thế lực thù địch.
C. mê tín dị đoan.
D. phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
Câu 32. Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Đây
chính là nội dung của pháp luật về
A. phát triển văn hóa.
B. phát triển kinh tế.
C. bảo vệ môi trường.
D. các lĩnh vực xã hội.
Câu 33. Để giải quyết vấn đề việc làm, pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động. Đây chính là nội dung của pháp luật về
A. quốc phòng, an ninh.
B. phát triển kinh tế.
C. bảo vệ môi trường.
D. các lĩnh vực xã hội.
Câu 34. Đâu không phải là tệ nạn xã hội?
A. Ma túy.
B. Mại dâm.
C. Cờ bạc.
D. Cúng giỗ.
Câu 35. Đâu là yếu tố kìm hãm sự phát triển của đất nước?
A. Tuổi thọ giảm.
B. Chêch lệch giới tính .
C. Gia đình hạnh phúc.
D. Dân số tăng nhanh.
Câu 36. Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội được pháp luật quy định trong luật nào dưới đây
A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
B. Luật Phòng, chống ma túy.
C. Luật Bảo vệ môi trường.
D. Luật Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Câu 37. Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực
A. xã hội.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. đối ngoại.
Câu 38. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội quy định nội dung nào sau đây
A. phòng, chống tệ nạn xã hội.
B. phòng, chống thiên tai.
C. bảo vệ di sản văn hóa.
D. bảo vệ môi trường.
Câu 39. Nhà nước sử dụng biện pháp cho vay vốn ưu đãi để kinh doanh nhằm
A. giảm thiểu sự gia tăng dân số.
B. thực hiện xóa đói giảm nghèo.
C. bảo vệ môi trường.
D. bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 40. Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được
giải quyết triệt để?
A. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ.
B. Vấn đề dân số trẻ.
C. Chống ô nhiễm môi trường.
D. Đô thị hóa và việc làm.
Câu 41. Để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta sẽ kết hợp chặt chẽ hợp lý và hài hòa giữa phát triển
A. khoa học - công nghệ với bảo vệ tài nguyên và môi trường.
B. kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên và môi trường.
C. du lịch với bảo vệ tài nguyên và môi trường.
D. giáo dục - đào tạo với bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Câu 42. Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?
A. Gắn lợi ích và quyền.
B. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ
C. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo; có biện pháp bảo vệ môi trường.
D. Xử lí kịp thời.
Câu 43. Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuê nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.
B. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
C. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững.
D. Sử dụng hợp lí, ngăn chặn khai thác bừa bãi, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt.
Câu 44. Sau bữa trưa ở bờ biển Đồ Sơn, bạn A đã gom rác rồi vứt xuống biển cho nhanh. Hành vi của bạn A là vi phạm hoạt động về
A. bảo vệ môi trường biển.
B. bảo vệ môi trường khu dân cư gần biển.
C. bảo vệ các nguồn nước.
D. phục hồi môi trường.
Câu 45. Đâu không phải là biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường trong sạch?
A. Các nhà máy phải có hệ thống xử lí chất gây ô nhiễm.
B. Thu gom, xử lí tốt rác thải sinh hoạt.
C. Mỗi người phải chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường.
D. Ngồi bình luận về chính sách môi trường của nhà nước.
Câu 46. Trong bảo vệ môi trường, việc làm nào sau đây có tầm quan trọng đặc biệt?
A. Bảo vệ môi trường nước.
B. Bảo vệ môi trường không khí.
C. Bảo vệ môi trường đất.
D. Bảo vệ rừng.
Câu 47. Cách xử lí rác nào sau đây có thể hạn chế gây ô nhiễm môi trường nhất?
A. Đốt và xả khí lên cao.
B. Chôn sâu.
C. Đổ tập trung vào bãi rác.
D. Phân loại và tái chế.
Câu 48. Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ý ở nước ta do tác động lâu dài của nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững?
A. Phát triển đô thị.
B. Phát triển chăn nuôi gia đình.
C. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ.
D. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ.
Câu 49. Theo pháp luật về bảo vệ môi trường thì mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải
A. nộp thuế hoặc trả tiền thuê.
B. khai thác triệt để, mạnh mẽ.
C. giao cho chủ đầu tư nước ngoài.
D. do nhân dân khai thác và sử dụng.
Câu 50. Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của ai?
A. Cán bộ, chiến sĩ quân đội.
B. Cán bộ, chiến sĩ công an.
C. Công dân đủ 18 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 51. Trên đường đi học về, A thấy một nhóm thanh niên mua bán trái phép chất ma túy và cùng nhau ngồi tiêm chích. A đã quay lại vào điện thoại của mình và mang lên công an phường tố cáo hành động của nhóm đối tượng trên. Việc làm của A nhằm mục đích?
A. Bảo vệ pháp luật.
B. Bảo vệ Hiến pháp.
C. Bảo vệ chính trị.
D. Bảo đảm quốc phòng an ninh.
Câu 52.Văn bản pháp luật nào dưới đây quy định về quốc phòng, an ninh?
A. Luật nghĩa vụ quân sự.
B. Luật bảo vệ đê điều.
C. Luật bảo vệ môi trường.
D. Luật di sản văn hóa.
Câu 53. Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của ai sau đây?
A. Tổ chức.
B. Công dân.
C. Cộng đồng.
D. Xã hội
Câu 54. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển kinh tế.
B. phát triển các lĩnh vực xã hội
C. bảo vệ môi trường.
D. quốc phòng an ninh
Câu 55. Pháp luật về quốc phòng an ninh quy định nội dung nào sau đây?
A. Bảo vệ vững chắc tổ quốc.
B. Phòng, chống thiên tai.
C. Bảo vệ di sản văn hóa.
D. Bảo vệ môi trường.
2. ĐÁP ÁN
1. D 2. C 3. A 4. D 5. B 6. B 7. B 8. D 9. D 10. C
11. C 12. D 13. A 14. A 15. A 16. A 17. B 18. B 19. D 20. D
21. C 22. D 23. D 24. B 25. C 26. B 27. A 28. D 29. A 30. D
31. A 32. D 33. D 34. D 35. D 36. B 37. A 38. A 39. B 40. C
41. B 42. C 43. D 44. A 45. C 46. D 47. D 48. C 49. A 50. D
51. C 52. A 53. B 54. D 55. A
Trên đây là nội dung Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Pháp luật với sự phát triển của công dân GDCD 12
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quyền dân chủ của công dân GDCD 12
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD 12
Chúc các em học tập tốt!