YOMEDIA

Tính Quy Luật của Hiện Tượng Di Truyền và Biến Dị ôn thi THPT QG môn Sinh học 12 năm 2022

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Tính Quy Luật của Hiện Tượng Di Truyền và Biến Dị ôn thi THPT QG môn Sinh học 12 năm 2022 giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

1. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN:

 1. Một số khái niệm:

- Dòng thuần chủng: là hiện tượng tất cả các thế hệ con lai trong dòng họ đều có kiểu hình giống nhau và giống bố mẹ.

 + Ví dụ: P: đỏ x đỏ à F1: 100% đỏ à F2: 100% đỏ… Fn: 100% đỏ

- Con lai: là thế hệ con cháu được tạo thành khi đem lai 2 dòng thuần chủng có kiểu hình khác nhau.

  + Ví dụ: Ptc: hoa đỏ x hoa trắng à F1: 100% hoa đỏ. Hoa đỏ F1 là con lai trong phép lai trên (kiểu gen hoa đỏ F1 khác kiểu gen hoa đỏ Ptc)

- Gen: là nhân tố di truyền qui định đặc điểm bên ngoài của cá thể.

 + Ví dụ: gen A qui định màu sắc hoa

- Alen: là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen, mỗi trạng thái qui định 1 kiểu hình khác nhau.

 + Ví dụ: gen A có 2 alen là A à hoa đỏ; a à hoa trắng

- Gen trội (alen trội-A):thể hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA) và dị hợp tử (Aa)

- Gen lặn (alen lặn-a): chỉ có thể biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa)

- Kiểu gen: là các cặp alen qui định các kiểu hình cụ thể của tính trạng đang nghiên cứu.

 + Ví dụ: AA à hoa đỏ (tc); Aa à hoa đỏ (con lai); aa à hoa trắng

- Tính trạng: là 1 đặc điểm nào đó đang được nghiên cứu.

 + Ví dụ: màu sắc hoa, hình dạng hạt…

- Kiểu hình: là đặc điểm cụ thể của tính trạng đang được nghiên cứu đã thể hiện ra bên ngoài cơ thể.

+ Ví dụ: hoa đỏ, hoa trắng, hạt trơn, hạt nhăn…

- Cặp tính trạng tương phản: hai kiểu hình có biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính trạng.

+ Ví dụ: hoa đỏ và hoa trắng, hạt trơn và hạt nhăn,..

2. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel

Mendel sử dụng phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai và lai phân tích, đánh giá kết quả dựa trên thống kê toán học để rút ra được những quy luật di truyền.

a.  Phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

* Phương pháp phân tích của ông như sau:

- Quan sát sự di truyền của một vài tính trạng qua nhiều thế hệ

- Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản.

- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra F1.

- Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo ra đời F2. Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra F3.

- Dùng thống kê toán học trên số lượng lớn, qua nhiều thế hệ sau đó rút ra quy luật di truyền.

b. Phương pháp lai phân tích:

- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (AA hoặc Aa) với một cá thể có kiểu hình lặn (aa) , mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng

- Nếu con lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem lai là thuần chủng (AA), nếu xuất hiện tỉ lệ 1: 1 thì cá thể đem lai là dị hợp tử (Aa)

----- Còn tiếp -----

2. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. THÍ NGHIỆM LAI 2 TÍNH TRẠNG:

 1. Thí nghiệm của Mendel:

* Thí nghiệm lai 2 cây đậu thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng màu sắc hạt và hình dạng hạt.

Bố mẹ thuần chủng:                                hạt vàng – trơn            x          hạt xanh – nhăn

Con lai thế hệ thứ nhất:                                      100% vàng – trơn

Cho F1 tự thụ phấn

Con lai thế hệ thứ 2:                                315 hạt vàng, trơn; 108 hạt vàng, nhăn; 101 xanh trơn; 32 xanh nhăn.

Tỉ lệ này xấp xỉ:                                      9 vàng- trơn: 3 vàng-nhăn: 3 xanh-trơn: 1 xanh-nhăn

* Chứng minh sự “độc lập” trong phép lai ở thí nghiệm trên

Xét riêng kết quả của từng cặp tính trạng ờ F2 ta có kết quả như sau:

Hạt vàng: hạt xanh = (9+3): (3+1) = (3: 1)

Hạt trơn: hạt nhăn  = (9+3): (3+1) = (3: 1)

à kết quả tương tự như khi lai 1 cặp tính trạng

* Kết luận: Kết quả tỉ lệ phân li (9: 3: 3: 1) ở F2 trong thí nghiệm trên thực chất là sự tương tác độc lập của 2 tỉ lệ (3: 1) x (3: 1)

 2. Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai:

Qui ước gen:

A ---> qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với a ---> qui định hạt xanh

B ---> qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với b ---> qui định hạt nhăn

Ta có sơ đồ lai hai cặp tính trạng như sau:

 

Ptc:

 

AABB

x

aabb

 
 

Gp:

 

AB

 

ab

 
       

AaBb

   
     

100% hạt vàng - trơn

 

F1 x F1:

 

AaBb

x

AaBb

 
 

GF1

 

AB, Ab, aB, ab

 

AB, Ab, aB, ab

 
 

Khung penet:

 

AB

Ab

aB

ab

Tỉ lệ kiểu gen

 

Tỉ lệ kiểu hình

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

 

1AABB

2AaBB

1aaBB

9A_B_:

Vàng-trơn

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

 

2AABb

4AaBb

2aaBb

3A_bb:

Vàng-nhăn

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

 

1AAbb

2Aabb

1aabb

3aaB_:

Xanh-trơn

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

       

1aabb:

Xanh-nhăn

----- Còn tiếp -----

 

3. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

I. TƯƠNG TÁC GEN:

- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau (gen không alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình.

- Thực tế, các gen trong tế bào không trực tiếp tương tác với nhau mà do sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo kiểu hình.

 1. Tương tác bổ sung:

- Là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện kiểu hình mới.

* Thí nghiệm: Lai 2 dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng

Bố mẹ thuần chủng:                                hoa trắng         x          hoa trắng

Con lai thế hệ thứ nhất:                                      100% hoa đỏ

Cho F1 tự thụ phấn

Con lai thế hệ thứ 2:                                912 cây hoa đỏ: 708 cây hoa trắng

Tỉ lệ này xấp xỉ:                                                 (9 đỏ: 7 trắng)

Giải thích kết quả lai:

- F2 phân li tỉ lệ (9: 7) = 16 tổ hợp giao tử, vì vậy mỗi bên F1 phải tạo ra được 4 loại giao tử.

- Để F1 tạo được 4 loại giao tử thì F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen và có kiểu gen là AaBb ---> hoa đỏ

Sơ đồ lai:

 

Ptc:

 

AAbb

x

aaBB

 
 

Gp:

 

Ab

 

aB

 
       

AaBb

   
     

100% hoa đỏ

 

F1 x F1:

 

AaBb

x

AaBb

 
 

GF1

 

AB, Ab, aB, ab

 

AB, Ab, aB, ab

 
 

Khung penet:

 

AB

Ab

aB

ab

Tỉ lệ kiểu gen

 

Tỉ lệ kiểu hình

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

 

1AABB

2AaBB

1aaBB

9A_B_:

9Hoa đỏ

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

 

2AABb

4AaBb

2aaBb

3A_bb:

7Hoa trắng

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

 

1AAbb

2Aabb

1aabb

3aaB_:

Ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

       

1aabb:

 

 Kết luận:

- Sự có mặt của 2 gen trội không alen (A và B) trong cùng 1 kiểu gen làm xuất hiện màu đỏ (kiểu hình mới). Ta nói A và B đã tác động bổ sung cho nhau trong việc qui định màu đỏ.

- Sự tác động riêng lẻ của các gen trội và gen lặn khác qui định kiểu hình hoa trắng

- Tương tác kiểu bổ sung có 2 tỉ lệ F2 là: 9: 6: 1 và 9: 7

----- Còn tiếp -----

 

4. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. LIÊN KẾT GEN:

1.  Thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm:

                  P tc:            (cái) thân xám, cánh dài                        x                (đực) thân đen, cánh ngắn

                  F1:                                                       100% thân xám, cánh dài

                          Lấy con đực ở F1 thân xám, cánh dài             x              con cái thân đen, cánh ngắn

                  Fa:                                                        1 xám, dài: 1 đen, ngắn

2.  Giải thích kết quả phép lai thuận:

- Đời F1 cho kết quả 100% ruồi thân xám, cánh dài => thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội hơn so với cánh ngắn. P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản à F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai với đồng hợp lặn (đen, ngắn) sẽ cho tỉ lệ: 1: 1: 1: 1. nhưng F1 cho tỉ lệ 1: 1. --> F1 chỉ tạo 2 loại giao tử

- Điều này được giải thích bằng hiện tượng liên kết gen: 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng (gen quy định tính trạng màu thân và hình dạng cánh nằm trên cùng 1 NST) àchúng sẽ liên kết nhau trong di truyền.

- Các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là hiện tượng liên kết gen. Nhóm các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là nhóm gen liên kết. Số lượng nhóm liên kết của 1 loài = số lượng NST đơn bội.

Ví dụ: một loài có bộ NST 2n = 24 à loài trên có 12 nhóm gen liên kết

3. Sơ đồ lai

                  P tc:            (cái) thân xám, cánh dài                        x                (đực) thân đen, cánh ngắn

                  F1:                                                       100% thân xám, cánh dài

Lai phân tích thuận

                  Fb              (đực) thân xám, cánh dài                       x              con cái thân đen, cánh ngắn

                  F2:                                                        1 xám, dài: 1 đen, ngắn

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Tính Quy Luật của Hiện Tượng Di Truyền và Biến Dị ôn thi THPT QG môn Sinh học 12 năm 2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.  

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF