YOMEDIA

Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu văn mẫu hay hỗ trợ các em học tốt hơn bài học về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài dưới đây. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
  • Dẫn dắt vào vấn đề: sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Xuất xứ
    • Tóm tắt
    • Giới thiệu nhân vật Mị : kết tinh phẩm chất cao đẹp đồng thời thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
  • Những nội dung chính
    • Quãng đời Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
      • Mị là bông hoa của núi rừng, tập trung mọi vẻ đẹp của người con gái miền núi (xinh đẹp, tài hoa)
      • Làm dâu nhà thống lí để trả nợ cho cha: giàu đức hi sinh.
    • Khi về làm dâu nhà thống lí:
      • Đêm nào cũng khóc: Thể hiện một sự phản kháng
      • Định tự tử bao nhiêu lần nhưng ý nghĩ thương cha lại kéo Mị về hiện thực.
      • Bị áp bức nhiều làm tê liệt sức sống ở Mị, cô thờ ơ với tất cả mọi thứ: chỉ có duy nhất một ô cửa sổ nhỏ để giao lưu với cuộc sống nhưng chỉ thấy một khoảng trăng trắng không biết sương hay nắng.
      • Sống cuộc đời lầm lũi: Chỉ như con rùa
    • Đêm tình mùa xuân.
      • Hoàn cảnh:
        • Mùa xuân về trên bản cao.
        • Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân đánh thức trong Mị một sức sống tiềm ẩn.
        • Mị uống rượu, trong cơn say thoát khỏi cuộc đời lầm lũi để vươn tới những ý nghĩ đẹp.
        • Ý thức về số phận tủi nhục của mình, Mị một lần nữa muốn tự tử nhưng tiếng sáo (Biểu tượng của tình yêu tuổi trẻ và khát vọng tự do) cứ rập rờn trong lòng Mị làm tan đi ý nghĩ đó trong cô.
        • Một loạt những hành động của Mị thể hiện sức sống đang trỗi dậy trong cô: Khêu đèn cho sáng, quấn tóc, lấy váy hoa.
        • Mặc dù bị A Sử trói nhưng tiếng sáo vẫn thức dậy sức sống trong Mị: Mị vùng dậy bước đi như không nghĩ là mình đang bị trói.
      • Cảnh cứu A Phủ.
        • Thấy A Phủ bị trói, lúc đầu Mị dửng dưng vì đó là chuyện bình thường vẫn xảy ra tại nhà thống lí.
        • Giọt nước mắt của A Phủ làm trỗi dậy tình thương và sự đồng cảm trong Mị.
        • Hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ: Không phải là một hành động tự phát mà là kết quả của một quá trình bị vùi dập, bị đè nén, nó thể hiện sức sống âm ỉ không ngừng chảy trong Mị
        • Ý thức được được kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã can đảm vượt qua nhà ngục của thống lí Pá Tra với nhiều thé lực hà khắc và những lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ

c. Kết bài

  • Cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Sơ đồ tư duy Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài

Gợi ý làm bài

Tô Hoài – là một cây đại thụ của nền văn học Việt Nam. Văn chương ông để lại là một gia tài vô giá, thể hiện một trái tim không khi nào vơi cạn tình yêu với cuộc đời và con người. Lần lên thăm vùng núi Tây Bắc, Tô Hoài đã được chứng kiến tận mắt cuộc sống, và ông đã có được một cơ hội quý giá để thâm nhập vào đời sống con người nơi đây. Chính vì sự am hiểu sâu sắc, ông đã viết lên một câu truyện cảm động về Vợ Chồng A Phủ, mà điển hình là nhân vật Mị. Qua đó, bộc lộ tư tưởng nội dung của mình. Và ta không thể không ấn tượng về Mị, sức sống tiềm tàng trong mị luôn khiến ta ám ảnh, day dứt lẫn cảm phục về cô gái trẻ đẹp này.

Tô Hoài đã từng thừa nhận một quan điểm sáng tác của mình, với ông: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường dù có phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”, với Tô Hoài, viết văn, chính là quá trình lấy con tim và tài năng để thâm nhập vào hiện thực, và phơi bày sự thực ở đời. Cũng chính nhờ có tài năng thiên bẩm ấy, Tô Hoài đã cùng những kinh nghiệm, sự am huyển uyên bác về phong tục tập quán nơi vùng núi, đã diễn tả sinh động và hấp dẫn trong văn của Tô Hoài nói chung, và trong vợ chồng A Phủ nói riêng.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Hình ảnh này như một mầm sống đang trỗi dậy, và như truyền cho ta một niềm tin và hi vọng vào những điều đẹp đẽ vẫn còn nương náu nơi trái tim cô gái trẻ. Lúc ấy, A Sử về, hắn nhận ra người phụ nữ này đang dần thay đổi, hắn chỉ hỏi “Mày muốn đi chơi à?” rồi lập tức trói đứng Mị bằng sợi dây đay. Tóc Mị xõa xuống, Mị không cúi được, cả cơ thể bị trói đau đớn và tê tái. Tất cả sự trỗi dậy trong tâm lí, một lần nữa bị kìm hãm bởi sự ác độc của chế độ phong kiến. Và qua đó, ta cũng nhận thấy rõ hơn sự ý thức về số phận cùa mình trong tâm hồn Mị, đêm tình mùa xuân như một chất xúc tác, chạm vào đời Mị và làm Mị thức dậy như ngọn lửa hồng lại dập dìu ánh đỏ…

Đọc xong vợ chồng A Phủ, nhất là đoạn trích diễn tả tâm hồn tái sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân, ta như nghẹn lại trước sự thức tỉnh tâm hồn của Mị. Khiến ta tin tưởng vào sức sống bất diệt và sự tiềm tàng của mầm hi vọng niềm tin trong con người, dù đó có là cuộc sống khổ cực đến nhường nào.

Tài liệu trên đã hệ thống kiến thức trọng tâm và cơ bản về  đề tài Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài. Hy vọng các em sẽ có thêm một tài liệu ôn thi hay về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trong chương trình Ngữ văn 12. Chúc các em học tốt. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON