YOMEDIA

Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ

Tải về
 
NONE

Chi tiết “giọt nước mắt A Phủ” đã để lại cho ta những suy nghĩ về kiếp người khổ cực, bị áp bức, bóc lột. Để cảm nhận được đầy đủ về chi tiết này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ chồng A Phủ.

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về chi tiết giọt nước mắt: Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ gần cuối tác phẩm là chi tiết đắt giá khi không chỉ thức tỉnh sức sống, sự phản kháng trong Mị mà còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

b. Thân bài:

- Định nghĩa chi tiết văn học: Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những biểu hiện, những tình tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện.

- Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:

+ Giọt nước mắt của A Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề

+ Mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức sống bên trong con người của Mị.

+ Do sơ ý để hổ bắt mất một con bò của thống lí mà A Phủ bị trói đứng ở giữa sân, bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền.

+ Cũng giống như A Phủ, Mị là cô gái xinh đẹp nhưng gia cảnh nghèo hèn nên đã phải trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí.

+ Sống lâu trong sự đày đọa đã khiến Mị mất đi khả năng phản kháng, sống cam chịu như con rùa nuôi trong xó cửa.

+ Trong những ngày A Phủ bị trói đứng ngoài sân, đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay

+ Sau mọi nỗ lực tự giải cứu mình nhưng không thành, trong nỗi bất lực, tuyệt vọng đến cùng A Phủ đã khóc.

+ Giọt nước mắt ấy có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang đến những thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.

- Giọt nước mắt của A Phủ đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong tâm lí của Mị:

+ Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng

+ Nhớ đến tình cảnh của bản thân, Mị đã đồng cảm sâu sắc với nỗi cô đơn và tuyệt vọng của A Phủ.

+ Hiểu sâu sắc hơn cuộc sống đọa đầy của hiện tại cũng như cảm nhận đến tận cùng sự độc ác của cha con thống lí

+ Tấm lòng trắc ẩn bên trong Mị đã thức dậy, Mị đã có hành động vô cùng liều lĩnh, cắt dây cởi trói cho A Phủ.

c. Kết bài:

- Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sức sống tiềm tàng bên trong con người Mị, Mị đã giải cứu cho A Phủ đồng thời giải cứu cho chính mình khỏi cuộc sống đọa đày.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ dưới dạng một bài văn ngắn.

GỢI Ý LÀM BÀI

3.1. Bài văn mẫu số 1

Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Sáng tác của Tô Hoài sau cách mạng tháng tám có rất nhiều. Ông được xem là người có số lượng tác phẩm đồ sộ đạt kỉ lục nhất trong kho tàng văn học Việt Nam. “Vợ Chồng A Phủ” đã khắc họa thành công tấn bi kịch cuộc sống của người nông dân miền Tây Bắc xa xôi. Chi tiết “giọt nước mắt a Phủ” đã để lại cho ta những suy nghĩ .

Chi tiết văn học được hiểu là những biểu hiện nhỏ nhặt, nhưng lại mang sức chứa lớn về cảm xúc và mang nặng được tư tưởng của tác giả. Qua đó tạo ra được sức hấp dẫn trong lòng người đọc. Chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một tác phẩm văn học, nhờ nó tạo ra tính hình tượng, tính thẩm mĩ cho tác phẩm. Chi tiết còn là bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ, mà qua đó thể hiện được những quan niệm, suy nghĩ riêng của tác giả về cuộc sống vô thường vô cùng này. Chi tiết còn góp phần làm phát triển cốt truyện là bước ngoặt quan trọng trong những hành động của nhân vật. Các chi tiết đều đóng vai trò tìm tòi và phát hiện của tác giả trước đời sống.

Hiểu về chi tiết như vậy, ta càng thấy được giá trị của chi tiết trong tác phẩm vợ chồng A Phủ. Viết về cuộc sống nghèo khổ của người nông dân, A Phủ vốn là một con trai lực lưỡng và khỏe mạnh. Không cam chịu số phận mà vượt lên trên hoàn cảnh tìm cuộc sống. Không may, anh lại bị bắt vì đánh con nhà quan – A Sử. Cuộc đời tự do của A Phủ bị bắt và bị giam hãm dưới tư tưởng phong kiến bảo thủ hủ tục của thống lí Pá Tra. Hắn dùng sợi dây mây thít chặt lấy A Phủ. Hình ảnh giọt nước mắt được cảm nhận qua cái nhìn của Mị.

Giọt nước mắt A Phủ chảy xuống, là giọt nước mắt của một chàng trai khỏe mạnh một chàng trai tưởng như không biết sợ là gì nhưng bây giờ lại khóc? “hai mắt A Phủ vừa mở, một dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đó là giọt nước mắt vô cùng hiếm hoi mà ta tưởng như không thể ngờ tới. Giọt nước mắt ấy thể hiện một nỗi đau đến tột cùng đau đớn không chỉ bởi sự thít chặt của những sợi dây mây mà có lẽ còn là sự đáng thương A Phủ đang nghĩ tới số phận của mình. A Phủ khóc, nhưng đó không hẳn là sự khóc của cam chịu giọt nước mắt ấy là của con người nghĩa khí và quật cường, lấp lánh lên những hi vọng được sống khát khao được sống. Đó cũng là sự tố cáo tội ác của phong kiến lúc bấy giờ.

Chi tiết giọt nước mắt A Phủ đã cho ta thấy cuộc sống và hoàn cảnh đáng thương của người dân lúc bấy giờ. Tố cáo chế độ phong kiến và nổi bật tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Với sự nghiệp đồ sộ chứa rất nhiều tác phẩm vô giá, Tô Hoài đã trở thành một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Nằm trong những tác phẩm vô giá đó có một truyện ngắn khá nổi bật mang tên “Vợ chồng A Phủ”. Qua câu chuyện kể về đôi vợ chồng người H’Mông. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa bi kịch của người nông dân – giai cấp có ít tiếng nói – trong xã hội xưa.

Khi bị đè nén dưới cường quyền, không những nhân phẩm mà tự do, hạnh phúc của họ cũng bị chà đạp, bị nắm lấy và họ không hề có quyền quyết định. Trong truyện có một chi tiết rất đắt giá. Đó chính là giọt nước mắt của A Phủ ở đoạn gần cuối của tác phẩm. Chi tiết này không những đã đánh thức sức sống, sự phản kháng tiềm tàng nằm sâu trong Mị mà còn đem lại những ý nghĩa to lớn khác.

Một trong những chi tiết đắt giá nhất ở truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” chính là giọt nước mắt của A Phủ. Giọt nước mắt ấy không những giúp người đọc cảm nhận được sự đau khổ khốn cùng, sự tuyệt vọng, bất lực khi cái chết đang kè cổ A Phủ. Mà còn là thứ đã đánh thức sức sống tiềm tàng đồng thời cũng là lòng trắc ẩn, khả năng phản kháng tưởng như đã biến mất từ lâu sâu trong con người Mị.

Vốn là một chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ, cần cù, lao động tốt, nhưng do bản tính thẳng thắn. Không chịu sự ức hiếp của những kẻ cậy quyền nên A Phủ đã đánh nhau với con trai thống lí. Vì thế nên A Phủ bị ép phải làm người ở cho gia đình họ để trừ nợ. Phải sống một cuộc đời không khác gì của con trâu, con ngựa nhưng A Phủ không vì thế mà chán nản, bi quan.

Anh vẫn giữ vững bản chất chăm chỉ của mình, luôn nỗ lực và đem lại cho nhà thống lí không ít lợi lộc. Vậy mà, chỉ vì vô tình để hổ săn mất một con bò của nhà thống lí, A Phủ bị bắt trói đứng ở ngay giữa sân. Không những thế, anh còn bị bỏ mặc giữa những đêm lạnh, bị bỏ đói mất nhiều ngày liền đến nỗi khi Mị nhìn thấy A Phủ. Mị đoán chỉ đêm nay, đêm mai là anh sẽ gặp phải cái chết đầy đau khổ.

Tương tự hoàn cảnh với A Phủ, Mị vốn là một cô gái xinh đẹp. Nhưng, vì nhà quá nghèo, nợ nần nên phải trừ nợ bằng cách sang làm con dâu nhà thống lí. Tưởng như được làm dâu nhà thống lí, vợ của A Sử là sẽ được sung sướng nhưng thực ra, Mị không khác gì người ở đợ là bao, thậm chí còn không bằng con trâu, con bò.

Mị luôn phải cắm mặt cắm mũi làm việc cả ngày lẫn đêm. Bị đày đọa quá nhiều và quá lâu, Mị bỗng quen với điều đó và dần dà mất đi khả năng phản kháng. Và rồi, Mị đã chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ khi anh bị trói đứng ngoài sân qua những ngày Mị dậy thổi lửa hơ tay.

Vì đã quá quen với cái cảnh những con người đáng thương bị trói đứng đến chết ở nhà thống lí nên khi thấy A Phủ Mị cũng không có cảm xúc gì, chỉ dửng dưng. A Phủ đã cố gắng tìm cách tự cởi trói thoát thân nhưng không thể nào thực hiện được. Bất lực, tuyệt vọng, giọt nước mắt của người đàn ông trưởng thành, mạnh mẽ ấy đã lăn trên khuôn mặt của anh. Và đúng vào lúc đó, Mị thức dậy thổi lửa thì thấy cảnh tượng đó. Giọt nước mắt đang bò trên hõm má của A Phủ đã khiến nhận thức của Mị có một sự xoay chuyển mạnh mẽ. Nó đã đem lại sự thay đổi to lớn sâu bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.

Thật vậy, giọt nước mắt đó của A Phủ thực sự đã khiến tâm lí Mị thay đổi lớn. Lúc ấy, Mị đã hồi tưởng lại cái cảnh chính bản thân cũng bị trói đứng như vậy, bị dây trói thít chặt, khóc cũng không tài nào lau nước mắt được. Nhớ về hoàn cảnh của bản thân như vậy, Mị đã có sự đồng cảm sâu sắc với A Phủ.

Và từ mối đồng cảm ấy, Mị còn hiểu hơn ai hết cái cuộc sống đầy đọa cũng như sự độc ác của hai cha con nhà thống lí: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết… Chúng nó thật độc ác”. Cảm nhận rõ được sự nguy kịch, khốn khổ đầy tàn nhẫn đang ập lên đầu A Phủ, Mị đoán được rằng cái kết dành cho A Phủ sẽ là cái chết “chỉ đêm nay, đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”.

Vì thế, sâu trong thân tâm Mị, có gì đó đã thức dậy. Đó chính là lòng trắc ẩn. Nhờ tấm lòng yêu thương những người có cùng hoàn cảnh như mình đó. Mị đã liều mình cắt dây cởi trói giúp A Phủ trốn thoát khỏi kiếp đọa đày anh đang phải gánh chịu.

Vậy là, sức sống sâu bên trong Mị đã được đánh thức bởi tiếng sáo và tiếng gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân. Còn sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong con người Mị thì được thức dậy bởi chính giọt nước mắt của A Phủ.

Nhờ đó, Mị đã liều lĩnh giải cứu cho A Phủ cũng như giải cứu chính bản thân mình rời khỏi cuộc sống như tù đày. Không một chút tự do để rồi hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn và tươi vui hơn.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF