YOMEDIA

Phương pháp giải Các dạng câu hỏi so sánh vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng bài tập so sánh trong chương trình Địa lí 12 ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Phương pháp giải Các dạng câu hỏi so sánh vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG BÀI TẬP SO SÁNH

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

A. Phương pháp giải

Mặc dù các câu hỏi thuộc dạng so sánh được chia thành 2 loại, nhưng cách giải đều có cùng một quy trình. Dù đó là so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận đều phải theo quy trình gồm có 3 bước sau đây:

+ Bước thứ nhất: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh.Về nguyên tắc, đối với câu hỏi so sánh nhất thiết phải làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Trước hết cần đọc kĩ câu hỏi và xem yêu cầu của nó là gì. Có thể có 2 cách hỏi và tuỳ theo từng cách hỏi cụ thể mà chọn cách trả lời cho thích hợp.

Ở cách thứ nhất, yêu cầu của câu hỏi là so sánh (thí dụ, so sánh 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm là Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long). Khi câu hỏi yêu cầu so sánh thì bắt buộc phải làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau.

Ở cách thứ hai, câu hỏi chỉ yêu cầu tìm sự khác nhau (hoặc giống nhau) mà thôi. Thí dụ, tìm sự khác nhau về các nguồn lực giữa 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm là Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long. Rõ ràng, tuỳ theo yêu cầu câu hỏi mà thí sinh sẽ có định hướng trả lời.

+ Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí đểso sánh.

Xác định các tiêu chí để so sánh là bước có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài thi bởi vì trình bày sự giống nhau và khác nhau theo các tiêu chí giúp cho bài làm trở nên mạch lạc và giảm thiểu việc bỏ sót ý.

Thực tiễn chỉ ra rằng, nếu bỏ qua bước này bài làm sẽ rất lộn xộn, bỏ sót nhiều ý và kết quả là điểm rất thấp. Trongquá trình làm bài, mặc dù có thể đã nhận dạng được câu hỏi, nhưng do không xác định các tiêu chí để so sánh nên thường rơi vào tình trạng nhớ đến đâu viết đến đấy.

Muốn xác định tương đối chính xác cáctiêu chí để so sánh, cần phải biết hệ thống và khái quát hoá kiến thức đã học.Mặt khác, cũng cần chú ý đến loại câu hỏi (so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận) để lựa chọn tiêu chí cho phù hợp. Rõ ràng, đối với dạng câu hỏi so sánh việc xác định được các tiêu chí có tầm quan trọng đặc biệt.

+ Bước thứ ba: "Lấp đầy" các tiêu chí bằng kiến thức đã học.

Sau khi định hướng trả lời và xác địnhđược tiêu chí, bước cuối cùng là dùng kiến thức cơ bản đã học để "lấp đầy"các tiêu chí được lựa chọn. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, đối với câu hỏi so sánh nên đưa ra khoảng 3 tiêu chí. Nếu có quá ít tiêu chí thì dễ bị sót ý, nhưng nhiều tiêu chí quá dẫn tới sự phức tạp hoá không cần thiết, hay không đủ kiến thức để lấp đầy hết các tiêu chí. Tất nhiên, việc quyết định số lượng tiêu chí phụ thuộcnhiều vào yêu cầu của câu hỏi.

Để bài làm mạch lạc, đối với mỗi phần (giống nhau, khác nhau) cần phải so sánh lần lượt theo từng tiêu chí. Khi trình bày sự giống nhau, cần làm rõ các đối tượng phải so sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó, tiếp tục làm tương tự như vậy đối với phần khácnhau.

Khi làm bài, có thể có 2 cách thể hiện.Cách thứ nhất là chia đôi tờ giấy thi theo chiều dọc, một bên trình bày sự giốngnhau và bên kia là sự khác nhau. Cách này không nên sử dụng vì sự hạn hẹp về diện tích của phần nửa tờ giấy thi. Cách thứ hai là lần lượt phân tích sự giốngnhau, rồi đến sự khác nhau theo từng tiêu chí. Nên chọn cách này vì có thểtrình bày được chi tiết, đầy đủ nội dung cần phải so sánh, mà không bị giới hạn bởi tờ giấy thi.

Một điểm nữa cần lưu ý là tương quan về lượng kiến thức phải sử dụng và về cả số điểm giữa hai phần (giống nhau, khácnhau). Ở phần giống nhau, lượng kiến thức thường ít hơn, bởi vì đây là những điểm chung, tương đồng giữa các đối tượng phải so sánh. Vì thế, trong cơ cấu tổng số điểm dành cho cả câu hỏi, phần này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ (thường vào khoảng 1/3 số điểm). Ngược lại, ở phần khác nhau, lượng kiến thức thường nhiều hơn và số điểm cũng cao hơn (thường vào khoảng 2/3 tổng số điểm).

Đối với câu hỏi so sánh, có 2 trường hợp thí sinh dễ bị mất điểm do bỏ sót ý với những nguyên nhân hầu như trái ngược nhau. Trường hợp thứ nhất là ở phần giống nhau. Để tìm ra sự tương đồng, lượng kiến thức sử dụng tuy ít nhưng lại đòi hỏi mức độ khái quát hoá cao. Đó chính là lí do dễ dẫn đến bỏ sót ý và mất điểm. Trường hợp thứ hai, ngược lại, là ở phần khác nhau. Ở phần này đòi hỏi phải có sự chi tiết, tỉ mỉ về kiến thức cơ bản để lấp đầy các tiêu chí giữa hai (hay nhiều) đối tượng phải so sánh. Nếu như  không lưu ý đầy đủ thì cũng dễ sót ý và mất điểm.

B. Bài tập vận dụng

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh mạng lưới đô thị Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?

Hướng dẫn giải

- Giống nhau

+ Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc

+ Có nhiều đô thị qui mô trung bình và lớn

+ Đều có 1 số chức năng: hành chính, công nghiệp, kinh tế, chức năng khác…

- Khác nhau

+ Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long:

  • Về số lượng đô thị: từ cấp đặc biệt đến cấp 4 ít hơn
  • Về qui mô dân số cho mỗi đô thị lớn hơn: Có 2 đô thị trên 1 triệu dân: Hà Nội, Hải Phòng, 1 đô thị 20 đến 50 vạn dân: Nam Định, 7 đô thị 10 đến 20 vạn dân: Vĩnh Yên, Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình., 2 đô thị dưới 10 vạn dân: Phủ Lý, Hưng Yên.
  •  Về phân cấp đô thị: có đầy đủ 5 cấp: 1 đô thị đặc biệt: HN, 1 đô thị loại 1: Hải Phòng, 1 đô thị loại 2: Nam Định, 7 đô thị loại 3: Vĩnh yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Phủ Lý, Thái Bình, Ninh Bình, Còn lại là các đô thị loại 4
  •  Chức năng đô thị đa dạng hơn:  có Hà Nội - thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cả nước. Hải phòng là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp lớn của Miền Bắc và cả nước.Các đô thị còn lại phần lớn là các trung tâm công nghiệp
  • Phân bố rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước.

+ Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng

  • Số lượng đô thị nhiều hơn (dẫn chứng)
  • Nhưng qui mô đô thị nhỏ (dẫn chứng)
  • Phân cấp đô thị: đều từ loại 2 trở xuống
  • Chức năng: chủ yếu là hành chính, một số đô thị liên quan đến chức năng kinh tế (chức năng công nghiệp chuyên ngành chế biến lương thực, thực phẩm)
  • Phân bố: mạng lưới đô thị thưa thớt hơn, tập trung chủ yếu là ven sông Tiền, sông Hậu, vài đô thị phân bố riêng lẻ, vùng rìa đồng bằng mật độ đô thị thưa.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải Các dạng câu hỏi so sánh vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON