Dưới đây là tài liệu Phương pháp giải bài tập khi cho hai dung dịch muối tác dụng với nhau môn Hóa học 9 năm 2021 được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung bám sát chương trình SGK có đáp án và hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết nhằm giúp các em có thể tham khảo và so sánh với đáp án trả lời của mình các em có thể tải file về tham khảo cũng như làm bài thi trực tuyến trên hệ thống để được chấm điểm trực tiếp, từ đó đánh giá được năng lực của bản thân để có kế hoạch ôn tập hiệu quả. Hoc247 hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập hiệu quả. Chúc các em học tốt.
A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Công thức 1:
Muối + Muối → 2 Muối mới
Điều kiện:
- Muối phản ứng: tan hoặc tan ít trong nớc.
- Sản phẩm phải có chất:
+ Kết tủa.
+ Hoặc bay hơi
+ Hoặc chất điện li yếu. H2O
Ví dụ: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
2. Công thức 2:
Các muối của kim loại nhôm, kẽm, sắt(III) → Gọi chung là muối A
Phản ứng với các muối có chứa các gốc axit: CO3, HCO3, SO3, HSO3, S, HS, AlO2
→ Gọi chung là muối B.
Phản ứng xảy ra theo quy luật:
Muối A + H2O → Hiđroxit (r) + Axit
Axit + Muối B → Muối mới + Axit mới.
Ví dụ: FeCl3 phản ứng với dung dịch Na2CO3
2FeCl3 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 6HCl
6HCl + 3Na2CO3 → 6NaCl + 3CO2 + 3H2O
PT tổng hợp:
2FeCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl.
3. Công thức 3:
Xảy ra khi gặp sắt, phản ứng xảy ra theo quy tắc 2.
Ví dụ:
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag.
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Cho 0,1mol FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 d, thu đợc chất khí B và kết tủa C. Đem nung C đến khối lợng không đổi thu đợc chất rắn D. Tính thể tích khí B (đktc) và khối lợng chất rắn D.
Hướng dẫn giải
- Thể tích khí CO2 là 3,36 lit
- Rắn D là Fe2O3 có khối lợng là 8g
Bài 2: Trộn 100g dung dịch AgNO3 17% với 200g dung dịch Fe(NO3)2 18% thu đợc dung dịch A có khối lợng riêng (D = 1,446g/ml). Tính nồng độ mol/l của dung dịch A.
Hướng dẫn giải
- Dung dịch A gồm Fe(NO3)2 0,1 mol và Fe(NO3)3 0,1 mol.
- Nồng độ mol/l của các chất là: CM(Fe(NO3)2) = CM(Fe(NO3)3) = 0,5M
Bài 3: Cho 500ml dung dịch A gồm BaCl2 và MgCl2 phản ứng với 120ml dung dịch Na2SO4 0,5M d, thu đợc 11,65g kết tủa. Đem phần dung dịch cô cạn thu đợc 16,77g hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol/l các chất trong dung dịch.
Hướng dẫn giải
Phản ứng của dung dịch A với dung dịch Na2SO4.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
0,05 0,05 0,05 0,1 mol
Theo (1) số mol BaCl2 trông dd A là 0,05 mol và số mol NaCl = 0,1 mol.
Số mol Na2SO4 còn d là 0,06 – 0,05 = 0,01 mol
Số mol MgCl2 = \(\frac{{16.77 - 0,01.142 - 0,1.58,5}}{{95}}\) = 0,1 mol.
Vậy trong 500ml dd A có 0,05 mol BaCl2 và 0,1 mol MgCl2.
→ Nồng độ của BaCl2 = 0,1M và nồng độ của MgCl2 = 0,2M.
Bài 4: Cho 31,84g hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 d, thu đợc 57,34g kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY và tính thành phần % theo khối lợng của mỗi muối.
Hướng dẫn giải
* TH1: X là Flo(F) → Y là Cl. Vậy kết tủa là AgCl.
Hỗn hợp 2 muối cần tìm là NaF và NaCl
PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Theo PT (1) thì nNaCl = nAgCl = 0,4 mol → %NaCl = 73,49% và %NaF = 26,51%.
* TH2: X không phải là Flo(F).
Gọi Na\(\overline X \) là công thức đại diện cho 2 muối.
PTHH: Na\(\overline X \) + AgNO3 → Ag\(\overline X \) + NaNO3
(23 + \(\overline X \) ) (108 + \(\overline X \))
31,84g 57,34g
Theo PT(2) ta có: \(\frac{{23 + \overline X }}{{31,84}} = \frac{{108 + \overline X }}{{57,34}} \to \overline X = 83,13\)
Vậy hỗn hợp 2 muối cần tìm là NaBr và NaI → %NaBr = 90,58% và %NaI = 9,42%
Bài 5: Dung dịch A chứa 7,2g XSO4 và Y2(SO4)3. Cho dung dịch Pb(NO3)2 tác dụng với dung dịch A (vừa đủ), thu đợc 15,15g kết tủa và dung dịch B.
a/ Xác định khối lượng muối có trong dung dịch B.
b/ Tính X, Y biết tỉ lệ số mol XSO4 và Y2(SO4)3 trong dung dịch A là 2 : 1 và tỉ lệ khối lợng mol nguyên tử của X và Y là 8 : 7.
Hướng dẫn giải
PTHH xảy ra:
XSO4 + Pb(NO3)2 → PbSO4 + X(NO3)2
x x x mol
Y2(SO4)3 + 3Pb(NO3)2 → 3PbSO4 + 2Y(NO3)3
y 3y 2y
Theo PT (1, 2) và đề cho ta có:
mhh muối = (X+96)x + (2Y+3.96)y = 7,2 (I) → X.x + 2Y.y = 2,4
Tổng khối lợng kết tủa là 15,15g → Số mol PbSO4 = x + 3y = 15,15/303 = 0,05 mol
Giải hệ ta đợc: mmuối trong dd B = 8,6g
(có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lợng)
Theo đề ra và kết quả của câu a ta có:
x : y = 2 : 1
X : Y = 8 : 7
x + 3y = 0,05
X.x + 2.Y.y = 2,4
→ X là Cu và Y là Fe
Vậy 2 muối cần tìm là CuSO4 và Fe2(SO4)3.
Bài 6: Có 1 lit dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43g hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch trên. Sau khi các phản ứng kết thúc thu đợc 39,7g kết tủa A và dung dịch B.
a/ Chứng minh muối cacbonat còn d.
b/ Tính thành phần % theo khối lợng các chất trong A.
c/ Cho dung dịch HCl d vào dung dịch B. Sau phản ứng cô cạn dung dịch và nung chất rắn còn lại tới khối lợng không đổi thu đợc rắn X. Tính thành phần % theo khối lợng rắn X.
Hướng dẫn giải
Để chứng minh muối cacbonat d, ta chứng minh mmuối phản ứng < mmuối ban đầu
Ta có: Số mol Na2CO3 = 0,1 mol và số mol (NH4)2CO3 = 0,25 mol.
Tổng số mol CO3 ban đầu = 0,35 mol
Phản ứng tạo kết tủa:
BaCl2 + CO3 -→ BaCO3 + 2Cl
CaCl2 + CO3 → CaCO3 + 2Cl
Theo PTHH ta thấy: Tổng số mol CO3 phản ứng = (43 – 39,7) : 11 = 0,3 mol.
Vậy số mol CO3 phản ứng < số mol CO3 ban đầu.→ số mol CO3 d
b/ Vì CO3 d nên 2 muối CaCl2 và BaCl2 phản ứng hết.
mmuối kết tủa = 197x + 100y = 39,7
Tổng số mol Cl phản ứng = x + y = 0,3
→ x = 0,1 và y = 0,2
Kết tủa A có thành phần: %BaCO3 = 49,62% và %CaCO3 = 50,38%
c/ Chất rắn X chỉ có NaCl. → %NaCl = 100%.
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?
A. Khí hiđro
B. Khí oxi
C. Khí lưu huỳnh đioxit
D. Khí hiđro sunfua
Câu 2: Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là:
A. 11,2 lít
B. 1,12 lít
C. 2,24 lít
D. 22,4 lít
Câu 3: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.
B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu.
D. Kết tủa màu trắng.
Câu 4: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit H2SO4 loãng ?
A. ZnSO4
B. Na2SO3
C. CuSO4
D. MgSO3
Câu 5: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (do có phản ứng với nhau) ?
A. NaOH, MgSO4
B. KCl, Na2SO4
C. CaCl2, NaNO3
D. ZnSO4, H2SO4
Câu 6: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:
A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3
B. Na2SO4 và K2SO4
C. Na2SO4 và BaCl2
D. Na2CO3 và K3PO4
Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đển khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:
A. Cu
B. CuO
C. Cu2O
D. Cu(OH)2.
Câu 8: Cho 200g dung dịch KOH 5,6% vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là:
A. 19,6 g
B. 9,8 g
C. 4,9 g
D. 17,4 g
Câu 9: Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:
A. 8 g
B. 4 g
C. 6 g
D. 12 g
Câu 10: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa ?
A. BaCl2, Na2SO4
B. Na2CO3, Ba(OH)2
C. BaCl2, AgNO3
D. NaCl, K2SO4
Câu 11: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 8 gam
B. 4 gam
C. 6 gam
D. 12 gam
Câu 12: Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 gam CaCO3 và MgCO3 ta thu được 3,36 lít CO2 ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu là:
A. 29,58 % và 70,42 %
B. 70,42 % và 29,58 %
C. 65 % và 35 %
D. 35 % và 65 %
Câu 13: Cho 500 ml ddịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml ddịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 143,5 gam
B. 14,35 gam
C. 157,85 gam
D. 15,785 gam
Câu 14: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa?
A. BaCl2, Na2SO4
B. Na2CO3, Ba(OH)2
C. BaCl2, AgNO3
D. NaCl, K2SO4
Câu 15: Từ Zn, dung dịch H2SO4 loãng, CaCO3, KMnO4 có thể điều chế trực tiếp những khí nào sau đây?
A. H2, CO2, O2
B. H2, CO2, O2, SO2
C. SO2, O2, H2
D. H2, O2, Cl2
Câu 16: Trộn những cặp chất nào sau đây ta thu được NaCl?
A. Dung dich Na2CO3 và dung dịch BaCl2
B. Dung dịch NaNO3 và CaCl2
C. Dung dịch KCl và dung dịch NaNO3
D. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch KCl
Câu 17: Hợp chất bị nhiệt phân hủy thoát ra khí làm than hồng bùng cháy:
A. Muối cacbonat không tan
B. Muối sunfat
C. Muối Clorua
D. Muối nitrat
Câu 18: Số mol của 200 gam dung dịch CuSO4 32 % là:
A. 0,4 mol
B. 0,2 mol
C. 0,3 mol
D. 0,25 mol
Câu 19: Cho 20 gam CaCO3 vào 200 ml dung dịch HCl 3M. Số mol chất còn dư sau phản ứng là:
A. 0,4 mol
B. 0,2 mol
C. 0,3 mol
D. 0,25 mol
Câu 20: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
A. Cho Al vào dung dịch HCl
B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3
C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3
D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4
Câu 21: Chất phản ứng được với CaCO3 là:
A. HCl
B. NaOH
C. KNO3
D. Mg
Câu 22: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Na2CO3, CaSO3, Ba(OH)2
B. NaHCO3, Na2SO4, KCl
C. NaCl, Ca(OH)2, BaCO3
D. AgNO3, K2CO3, Na2SO4
Câu 23: Cho 10,6 g Na2CO3 vào 200 g dung dịch HCl (vừa đủ). Nồng độ % của dung dịch HCl cần dùng là:
A. 36,5 %
B. 3,65 %
C. 1,825 %
D. 18,25 %
Câu 24: Cho 1,84 gam hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lít CO2 ở đktc và dung dịch X. khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 1,17 gam
B. 3,17 gam
C. 2,17 gam
D. 4,17 gam
Câu 25: Cho 17,1 gam Ba(OH)2 vào 200 gam dung dịch H2SO4 loãng dư. Khối lượng dung dịch sau phản ứng khi lọc bỏ kết tủa là:
A. 193,8 gam
B. 19,3 gam
C. 18,3 gam
D. 183,9 gam
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải bài tập khi cho hai dung dịch muối tác dụng với nhau môn Hóa học 9 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!