YOMEDIA

Phương pháp giải bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa 12 năm 2020 Trường THPT Phú Quốc

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo bộ tài liệu Phương pháp giải bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa 12 năm 2020 Trường THPT Phú Quốc. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng làm bài, giải các bài tập khó. Hy vọng tài liệu này sẽ góp phần nhỏ bé giúp các em chinh phục kì thi sắp tới!

ATNETWORK
YOMEDIA

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG DUNG DỊCH MUỐI NĂM 2020 TRƯỜNG THPT PHÚ QUỐC

 

1. Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó:

nM(r) + mXn+ (dd) → nMm+ (dd) + mX(r)

- Kim loại M phải đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn.

- Cả M và X đều không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

- Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan đề thu chất rắn sau phản ứng chỉ chứa kim loại.

- Khối lượng chất rắn tăng : ∆m tăng = mX tạo ra – mM tan. Khối lượng chất rắn giảm : ∆m giảm = mM tan – mX tạo ra. Khối lượng chất rắn tăng bằng khối lượng dung dịch giảm.

- Những trường hợp đặc biệt:

+ Nếu M là kim loại kiềm, kiềm thổ (Ca, Ba, Sr) thì kim loại M sẽ tác dụng với nước trước (khử H+ của nước) tạo H2 và dung dịch bazơ kiềm, sau đó là phản ứng trao đổi giữa muối và dung dịch kiềm.

VD: Khi cho từ từ kim loại Ba vào dung dịch Cu(NO3)2: kim loại Ba sẽ tác dụng với nước trước, sau đó Ba(OH)2 tác dụng dung dịch muối. Lúc đó ta sẽ không thu được kim loại tự do.

Ba  +  2H2O  →  Ba(OH)2   + H2 

Ba(OH)2  + Cu(NO3)2  →  Ba(NO3)2  + Cu(OH)2

+ Khi hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp dung dịch muối thì phản ứng xảy ra theo thứ tự ưu tiên: kim loại có tính khử mạnh nhất tác dụng với ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất…

2. Các dạng bài tập

Dạng I: Một kim loại đẩy một ion kim loại khác.

Điều kiện để kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi dung dịch muối của Y:

X là kim loại không tác dụng với nước ở điều kiện thường.

X phải đứng trước Y trong dãy điện hóa.

Muối của kim loại Y phải tan trong nước.

Ví dụ: Xét phản ứng khi cho bột Cu vào dung dịch AgNO3:    Cu    +    2Ag+    →    Cu2+    +     2Ag   Phản ứng trên luôn xảy ra vì: Cu có tính  khử  mạnh  hơn  Ag và  Ag+ có  tính  oxi  hóa  mạnh  hơn  Cu2+. Phản ứng khi  cho  bột  Fe vào dung dịch MgSO4  không xảy ra vì  Fe  đứng sau Mg trong dãy điện hóa.    Chú ý: Không được lấy các kim loại kiềm (Na, K, ...) và kiềm thổ (Ca, Sr, Ba) mặc dù chúng đứng trước nhiều kim loại nhưng khi cho vào nước thì sẽ tác dụng với nước trước tạo ra một bazơ, sau đó sẽ thực hiện phản ứng trao đổi với muối tạo hiđroxit (kết tủa).

Bài tập áp dụng

Bài 1.1: Ngâm 1 cái đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ bằng nước cất rồi sấy khô, đem cân thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8g so với trước phản ứng. Nồng độ dung dịch CuSO4 đã dùng là:

Hướng dẫn:

Khi ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO4 ta có phản ứng (giả sử Fe tham gia là x mol)

Fe  + Cu2+    →    Fe2+     +   Cu bám vào

x (mol)                                  x (mol)

m đinh sắt tăng = mCubám vào – mFetan = 0,8 gam → [CuSO4] = 0,5M.

Bài 1.2: Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng, khối lượng thanh kim loại giảm 0,24 gam. Cũng thanh kim loại đó nếu nhúng vào dung dịch AgNO3 dư thì khi phản ứng xong khối lượng thanh kim loại tăng 0,52 gam. Giả sử số mol kim loại M tác dụng ở hai phản ứng là như nhau. Xác định kim loại M đã dùng.

Hướng dẫn:

Số mol kim loại M tác dụng ở hai phản ứng là như nhau là x mol.

Phản ứng 1:

M                     + Cu2+             →        M2+                  + Cu

x (mol)                                                                         x (mol)

Khối lượng thanh M giảm: ∆m giảm = mM tan – mCu tạo ra

→ xM – 64x = 0,24 gam → x( M – 64) = 0,24 (I)

Phản ứng 2 :

M   +  2Ag+    →   M2+   + 2Ag

x (mol)                               2x (mol)

Khối lượng thanh M tăng: ∆m tăng = mAg tạo ra – mM tan.

→ 2x.108 – xM = 0,52 gam → x(216 – M) = 0,52 (II)

Ta lấy (I) : (II) → M = 112 → M là Cd

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : Cho các kim loại sau : Al, Ag, Cu, Zn và Ni. Số kim loại đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối Fe(III):

A. 2                             B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 2 : Cho c mol Mg vào dung dịch chứa đồng thời a mol Zn(NO3)2 và b mol AgNO3. Điều kiện cần và đủ để dung dịch sau phản ứng chỉ chứa một muối :

A. 2c > b + 2a             B. 2c ≥ a + 2b                   C. c ≥ b/2 + a                    D. c ≥ a + b

Câu 3: Cho m gam Fe vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 thì nồng độ của Cu2+ còn lại trong dung dịch bằng ½ nồng độ Cu2+ ban đầu và thu được chất rắn A có khối lượng bằng (m + 0,16) gam. Tính nồng độ ban đầu của Cu(NO3)2 (phản ứng hoàn toàn)

A. 0,4M                       B. 0,2M.                            C. 0,3M.                            D. 0,15M.

Câu 4 : Ngâm 1 lá Zn trong dung dịch có hòa tan 4.16g CdSO4. Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2.35%, hỏi khối lượng lá Zn trước phản ứng là bao nhiêu

A. 20g.                        B. 40g.                              C. 25g.                              D. 50g.

Câu 5: Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp 3,2g CuSO4 và 6,24g CdSO4. Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm tăng hay giảm bao nhiêu gam.

A. tăng 2,54g.             B. giảm 2,54g.                  C. tăng 1,39g.                   D. giảm 1,39g.

Câu 6 : Nhúng 2 thanh kim loại R hoá trị II có khối lượng bằng nhau vào dung dịch CuSO4, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra thấy Khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau 1 thời gian thấy khối lượng tăng 7,1% . Số mol R tham gia ở 2 trường hợp là như nhau. R là:

A. Cd.                         B. Mg.                               C. Fe.                                D. Zn.

Câu 7 : Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II nặng m gam vào dung dịch Fe(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại giảm 6% so với ban đầu, còn nếu nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch AgNO3 thì khối lượng thanh kim loại tăng 25% so với ban đầu. Biết số mol của Fe(NO3)2 gấp đôi số mol của AgNO3 và kim loại sinh ra bám hết vào thanh kim loại M. M là:

A. Pb.                          B. Ni.                                C. Cd.                               D. Zn.

Câu 8 : Hòa tan hỗn hợp hai muối CuCl2 và AgCl vào 121,5 gam nước thì thu được dung dịch A có C% = 10%. Nhúng Al vào dd A sau phản ứng lấy thanh nhôm ra cân thấy chênh lệch 2% so với lúc đầu. Tìm m của thanh nhôm tăng sau phản ứng :

A. 4,6 g.                      B. 2,3 g.                            C. Fe3O4.                          D. B và C đúng.

Câu 9 : Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước thu được dung dịch X. Cho thanh Mg vào dung dịch X đến khi màu xanh biến mất hoàn toàn lấy thanh Mg ra, rửa nhẹ và sấy khô thấy khối lượng thanh Mg tăng 0,8 gam. Cô cạn dung dịch thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 2,56 gam.                B. 4,48 gam.                      C. 2,44 gam.                      D. 2,48 gam.

Câu 10 : Cho m gam Mg vào 100ml dung dịch chứa CuSO4 0,1M và FeSO4 0,1M sau khi phản ứng kết thúc ta thu được dung dch A (chứa 2 ion kim loại ).Sau khi thêm dung dịch NaOH dư vào dung dch A thu được kết tủa B. Nung B ngoài không khí đến khi khối lượng không đổi thu 1,2 gam .Tính m

A. 0,24 gam.                B. 0,36 gam.                      C. 0,12 gam.                      D. 0,48 gam.

Câu 11: Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4 x (mol/l) khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88g. Giá trị của x là

A. 0,04.                       B. 0,06.                             C. 0,1                                D. 0,025

Câu 12 : Nhúng 2 bản Zn và Fe vào cùng một dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy 2 bản kim loại ra thì thấy nồng độ mol của ZnSO4 = 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4 đồng thời thấy khối lượng dung dịch giảm 0,11 gam. Khối lượng Cu bám vào 2 bản kim loại Zn và Fe lần lượt là

A. 3,2 gam ; 1,28 gam.                                         B. 1,6 gam; 6,64gam.

C. 1,28 gam ; 3,2 gam                                           D. 0,64 gam; 1,6 gam.

Câu 13 : Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Mg và FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hoà tan m gam bằng HCl thì thu được 2,688 lít H2 (đktc). Dung dịch Y có thể hoà tan vừa hết 1,12 gam bột sắt. m có giá trị là:

A. 46,82gam.               B. 56,42gam.                     C. 41,88gam.                    D. 48,38gam.

Câu 14 : Cho m(gam) hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư.Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại.Mặt khác cũng cho m(gam) hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4 đu,khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc ,thu được kim loại có khối lượng bằng (m+0,5) gam.Gía trị của m là:

A. 15,5 gam.                B. 16 gam.                         C. 12,5 gam.                      D. 18,5 gam.

Câu 15: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2 M VÀ H2SO4 0,25M.Sau khi các phản ứng xãy ra hoàn toàn thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí N0 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc).Gía trị m và V lần lượt là:

A. 17,8 và 4,48           B. 17,8 và 2,24                  C. 10,8 và 4,48                 D. 10,8 và 2,24

Câu 16 : Cho 0,387 gam hỗn hợp A gồm Zn và Cu vào dung dịch Ag2SO4 có số mol là 0,005 mol. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được 1,144gam chất rắn. Tính khối lượng Zn có trong hỗn hợp trên.

A. 0,195 gam.              B. 0,2925 gam.                  C. 0,1625 gam.                  D. 0,2535 gam.

Câu 17 : Cho 4,15 gam hỗn hợp Fe, Al phản ứng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc kết tủa (A) gồm hai kim loại nặng 7,84 gam và dung dịch nước lọc (B). Để hòa tan kết tủa (A) cần ít nhất bao nhiêu mililit dung dịch HNO3 2M, biết phản ứng tạo NO?

0,18 lit.                    0,36 lit.                          0,42 lit.                          D. 0,21 lit.

Câu 18: Cho hỗn hợp (Y) gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch (C) chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch (D) và 8,12 gam chất rắn (E) gồm ba kim loại. Cho (E) tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol/l AgNO3, Cu(NO3)2 trước khi phản ứng lần lượt là:

A. 0,15M và 0,25M. 

B. 0,12M và 0,26M. 

C. 0,35M và 0,42M 

D. 0,75M và 0,9M

Câu 19: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là:

A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.                                   B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. AgNO3 và ZnN(NO3)2.                                    D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

Câu 20: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:

A. 12,80.                     B. 12,00.                           C. 6,40.                             D. 16,53.

Câu 21: Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (nFe = nAl) vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ CM của Cu(NO3)2 và của AgNO3 lần lượt là:

A. 2 M và 1 M.            B. 1 M và 2 M.                  C. 0,2 M và 0,1 M.           D. Kết quả khác.

Câu 22: Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 có cùng nồng độ. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al, 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ của hai muối là:

A. 0,3 M.                     B. 0,4 M.                           C. 0,42 M.                         D. 0,45 M.

Câu 23: Cho Al tác dụng với dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian thu được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là:

A. Al.                          B. Cu(NO3)2.                    C. AgNO3.                        D. Al và AgNO3.

Câu 24: Tiến hành hai thí nghiệm sau :

- TN 1: Cho m gam bột sắt dư vào V1 lit dung dịch Cu(NO3)2 1M.

- TN 2: Cho m gam bột sắt vào V2 lít dung dịch AgNO3 1M.

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm là bằng nhau. Giá trị V1 so với V2 là :

A. V1 = V2.                  B. V1 = 10V2.                    C. V1 = 5V2.                     D. V1 = 2V2.

Câu 25 : Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch ban đầu. Xác đnh công thức muối XCl3:

A. InCl3.                     B. GaCl3.                          C. FeCl3.                           D. CrCl3.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa 12 năm 2020 Trường THPT Phú Quốc. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON