YOMEDIA

Bài tập chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối, phản ứng khử oxit kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT An Khánh

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu Bài tập chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối, phản ứng khử oxit kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 được biên soạn và tổng hợp từ Trường THPT An Khánh gồm 2 phần lý thuyết và các câu trắc nghiệm sẽ giúp các em củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả, mới các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT AN KHÁNH

TỔ HÓA HỌC

TÀI LIỆU ÔN THI THPT QG

NĂM HỌC 2019-2020

CHỦ ĐỀ 4: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI; PHẢN ỨNG KHỬ OXIT KIM LOẠI

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.

1. Kim loại tác dụng với dung dịch muối.

- Phản ứng xảy ra theo quy tắc α, tức là trong dãy điện hóa của kim loại (từ KL kiềm và kiềm thổ) thì kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi muối

\(\begin{array}{l}
Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu \downarrow \\
{\rm{Dang ion: Fe  +  C}}{{\rm{u}}^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Cu \downarrow \\
Cu + 2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag \downarrow \\
{\rm{Dang ion: Cu  +  2A}}{{\rm{g}}^ + } \to C{u^{2 + }} + 2Ag \downarrow 
\end{array}\)

Ở dạng bài tập này ta lưu ý có 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nhúng vật kim loại vào dung dịch muối, sau một thời gian lấy vật kim loại ra, cân lại thấy khối lượng tăng lên so với ban đầu, nguyên nhân là do kim loại được giải phóng ra bám vào kim loại tham gia phản ứng và nó có khối lượng lớn hơn khối lượng của kim loại tham gia phản ứng.

Ví dụ:

\(\begin{array}{l}
Fe + C{u^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Cu{\rm{          }}\Delta {\rm{m}} \uparrow \\
56g{\rm{                         64 g          8 g}}\\
{\rm{x mol                      x mol        a g}}\\
x = \frac{a}{8}
\end{array}\)

Trường hợp 2: Nhúng vật kim loại vào dung dịch muối, sau một thời gian lấy vật kim loại ra, cân lại thấy khối lượng giảm đi so với ban đầu, nguyên nhân là do kim loại được giải phóng ra bám vào kim loại tham gia phản ứng và nó có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của kim loại tham gia phản ứng.

Ví dụ:

\(\begin{array}{l}
Zn + C{u^{2 + }} \to Z{n^{2 + }} + Cu{\rm{          }}\Delta {\rm{m}} \downarrow \\
65g{\rm{                          64 g          1 g}}\\
{\rm{x mol                       x mol        a g}}\\
x = \frac{a}{1}
\end{array}\)

2. Khử oxit kim loại bằng chất khử CO, H2, Al ở nhiệt độ cao.

Ở nhiệt độ cao, các chất khử như CO, H2, Al khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa kim loại.

Ví dụ

\(\begin{array}{l}
F{e_2}{O_3} + 3CO \to 2Fe + 3C{O_2}.\\
CuO + {H_2} \to Cu + {H_2}O.\\
8Al + 3F{e_3}{O_4} \to 9Fe + 4A{l_2}{O_3}.
\end{array}\)

B. CÂU HỎI ÔN TẬP.

I. KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI.

Câu 1: Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 16,0

B. 18,0

C. 16,8

D. 11,2

Câu 2: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol   và 0,05 mol . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là

A. 1,44.

B. 3,60.

C. 5,36.

D. 2,00.

Câu 3: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa thu được lớn nhất là 6,67 gam. Giá trị của m là

A. 3,6.

B. 2,86.

C. 2,02.

D. 4,05.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn  m gam Fe cần 200 ml dung dịch FeCl3 0,5M. Giá trị của m là

A. 1,12.

B. 5,60.

C. 2,80.

D. 2,24.

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A. 1,2.

B. 2,0.

C. 1,5.

D. 1,8.

Câu 6: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. 64,8.

B. 59,4.

C. 54,0.

D. 32,4.

Câu 7: Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 6,8.

B. 12,4.

C. 6,4.

D. 7,0.

Câu 8: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 2,80.

B. 0,64.

C. 2,16.

D. 4,08.

Câu 9: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 19,2 gam Cu. Giá trị của m là

A. 8,4.

B. 11,2.

C. 16,8.

D. 14.

Câu 10: Cho 2,24 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 5,12.

B. 6,40.

C. 2,56.

D. 3,20.

Câu 11: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2  gam chất rắn X. Nếu cho m2  gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là

A. 0,54 và 5,16.

B. 8,10 và 5,43.

C. 1,08 và 5,43.

D. 1,08 và 5,16.

Câu 12: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,44.

B. 47,4.

C. 30,18.

D. 12,96.

Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là

A. 8,64.

B. 3,24.

C. 6,48.

D. 9,72.

Câu 14: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 4,72.

B. 3,20.

C. 4,08.

D. 4,48.

Câu 15: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

A. 2,16 gam.

B. 1,40 gam.

C. 0,84 gam.

D. 1,72 gam.

 

ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

D

C

A

B

A

D

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

A

B

 

 

 

 

 

 

II. PHẢN ỨNG NHIỆT LUYỆN.

Câu 1: Trộn 6,48 gam Al với 16 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

A. 100%.

B. 85%.

C. 80%.

D. 75%.

Câu 2: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam bột CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5.

B. 12.

C. 8.

D. 10.

Câu 3: Nung hỗn hợp gồm m1 gam Fe2O3 và m2 gam Al trong điều kiện không có không khí, thu được 11,78 gam chất rắn. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m2

A. 2,43.

B. 1,95.

C. 3,78.

D. 2,56.

Câu 4: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là

A. 32,58.

B. 31,97.

C. 33,39.

D. 34,1.

Câu 5: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 150.

B. 300.

C. 200.

D. 100.

Câu 6: Tiến hành nhiệt nhôm m gam rắn X gồm m gam Al và 34,8 gam Fe3O4 (trong điều kiện không có không khí) được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y vào dung dịch HCl (dư) thấy có 0,525 mol H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 12,15.

B. 16,2.

C. 9,45.

D. 10,08.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm m1 gam Al và m2 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đem Y tan hết trong dung dịch H2SO4 thu được 7,84 lít H2 (đktc). Nếu cho Y tác dụng NaOH dư  thấy có 3,36 lít H2(đktc). Giá trị m1

A. 2,7.

B. 8,1.

C. 10,8.

D. 5,4.

Câu 8: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

A. 3,36 gam.

B. 1,44 gam.

C. 1,68 gam.

D. 2,52 gam.

Câu 9: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là

A. 60%.

B. 20%.

C. 40%.

D. 80%.

Câu 10: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là

A. 7,2.

B. 6,4.

C. 5,6.

D. 3,2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối, phản ứng khử oxit kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT An Khánh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Bài tập trắc nghiệm chuyên đề hợp chất khử tác dụng với dung dịch HNO3

Bài tập trắc nghiệm về axit HNO3 tác dụng với đơn chất

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON