YOMEDIA

Phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Tải về
 
NONE

Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã giúp người đọc khái quát hiện thực về cuộc sống con người thời kì đổi mới đất nước. Xã hội phát triển đi lên chủ nghĩa nhưng vẫn còn tồn động nhiều vấn nạn và bi kịch dư âm của chiến tranh. Tài liệu Phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu sẽ giúp các em có thêm kiến thức về bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời hiểu hơn về quan niệm sáng tác của nhà văn. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề: giá trị hiện thực của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

2.2. Thân bài

a. Giải thích giá trị hiện thực

– “Giá trị hiện thực” là hiện thực trong đời sống, được các tác giả phản ánh vào tác phẩm của mình. Được biểu hiện thông thường qua các khía cạnh:

+ Phơi bày cuộc sống cơ cực của con người với số phận bất hạnh.

+ Chỉ ra những nguyên nhân trực tiếp gián tiếp gây nên những nỗi đau khổ cho con người.

+ Miêu tả vẻ đẹp tiềm tàng ẩn sau mỗi con người bất hạnh đó.

b. Giá trị hiện thực trong tác phẩm

* Chiếc thuyền ngoài xa phản ánh hiện thực cuộc sống sau bức ảnh:

– Bức ảnh của Phùng chụp là một bức ảnh đẹp hoàn mỹ về một chiếc thuyền đang dần đi vào bờ: Đó là “một cảnh “đắt” trời cho, “như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Anh tưởng rằng mình đã tìm thấy được “cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

– Sự thật đằng sau bức ảnh:

+ Từ trong khung cảnh đẹp như mơ ấy lại xuất hiện “một người đàn ông và một người đàn bà”

+ Khi đến gần chỗ Phùng đứng, lão đàn ông “rút thắt lưng” “đánh tới tấp vào lưng người đàn bà”. Còn người đàn bà thì hoàn toàn cam chịu, chấp nhận.

→ Sự ngang trái trong gia đình hàng chài chính là hiện thực cuộc sống, được Nguyễn Minh Châu đưa vào trong tác phẩm của mình.

* Những nguyên nhân gây ra đau khổ cho người đàn bà hàng chài:

– Thói vũ phu, gia trưởng:

+ Xuất phát từ xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”.

+ Đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của những người dân nghèo, ít học.

– Đói nghèo:

+ Đói nghèo gây nên những uất ức, những áp lực không thể giải toả, chính vì vậy mới gây nên cảnh bạo hành gia đình.

+ Đói nghèo khiến những người phụ nữ cam chịu cuộc sống bị bạo hành, chấp nhận số phận đau thương để có thể nuôi nấng con cái của mình.

c. Đánh giá

– Nguyễn Minh Châu không chỉ đưa vào trong truyện chất liệu hiện thực mà còn cả những trăn trở của ông về cuộc đời nữa.

– Ông còn rút ra bài học cho những nghệ sĩ rằng khi nhìn nhận cuộc sống, con người phải có cái nhìn đa diện đa chiều, phải biết đi sâu khám phá những bản chất đằng sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

2.3. Kết bài

– Khẳng định giá trị của tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Gợi ý làm bài

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một minh chứng tiêu biểu, thể hiện những đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong cách nhìn hiện thực. Tác phẩm được viết trong giai đoạn sáng tác thứ hai của nhà văn (những năm 80).

Giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện rõ nét qua khung cảnh những người dân nghèo đang gồng mình chống chọi với những lo âu cuộc sống về cơm áo, gạo tiền. Nguyễn Minh Châu nổi lên nhà một nhà văn tiên phong trong sự nghiệp đổi mới nền văn xuôi Việt Nam. Chất khai thác tác phẩm của ông đã không còn đi vào những hình tượng con người với vẻ đẹp lí tưởng. Mà là con người mang đậm chất hiện thực đời sống cá nhân và mang tính khái quát cao.

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, hiện thực được phơi bày rõ nét. Quá trình vận động về tư tưởng, tình cảm cũng như trăn trở, tìm tòi đổi mới cách tiếp cận cuộc sống là bút pháp sáng tạo với những đóng góp đáng trân trọng. Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca có phần lí tưởng một thời mà cả nước hướng ra mặt trận, khi hòa bình lập lại, mọi người mới có điều kiện bình tâm để nhìn rõ hơn những góc khuất của đời thường, những phức tạp mới nảy sinh trong đời sống con người.

Đằng sau bức ảnh chụp con thuyền rất đẹp, cái đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh mà người phóng viên thu được ẩn chứa một cuộc sống vật lộn với những luồng tư tưởng khác nhau mà không gì thỏa hiệp hay giải quyết một cách dễ dàng. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là người phụ nữ. Đó là một cảnh tượng “trớ trêu và bất ngờ”, có ai ngờ phía sau một khoảnh khắc đẹp vô ngần của tạo hóa, một cảnh tượng được xem là “đắt trời cho như vậy” đã mang đến một trong những điều vô cùng tuyệt diệu cho Phùng. Nhưng, chính anh cũng không ngờ, phía sau một điều tưởng như hoàn mĩ, lại bước ra từ đó hình ảnh mang tính chất tàn độc của thói vũ phu và bạo lực trong gia đình. Đó chính là cách mang tình huống ý nghĩa bất ngờ, có ý nghĩa và tính chất khám phá đời sống. Đó là hình ảnh mang tính sự thật, lúc này ta đều cùng mang chung một câu hỏi? Vì sao người đàn ông đó lại có thói vũ phu như vậy? Và tại sao người đàn bà hàng chài kia lại nhẫn nhục, cúi đầu chịu những vết roi vọt quá sức kinh hãi và tàn độc của gã đàn ông đó.

Những nguyên nhân gây ra đau khổ cho người đàn bà hàng chài chính là một trong những chất liệu hiện thực mà tác giả đưa vào truyện. Trong con người xấu xí, lầm lụi cam chịu của người phụ nữ làng chài còn có một con người khác mà ta không hay biết. Chị có cái nhìn mà chỉ người trong cuộc mới thấy, cái nhìn đó gắn với thực tế: lo lắng cho số phận của đứa con cho cuộc lênh đênh trên biển. Như vậy, sau chiến tranh trở về, quan tâm hơn đến đời sống cá nhân của con người, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những bão tố của cuộc sống gia đình. Nhưng sự giải quyết những mâu thuẫn của cuộc sống thực tại (gia đình người dân chài) không hề dễ dàng. Bởi vì sự việc, con người tôn trọng những mối quan hệ đa chiều, hết sức phức tạp.

Ông đã thu nhỏ ống kính quay của mình trong phạm vi cuộc sống gia đình, một nội diện hẹp hơn nhưng lại mở ra nhiều điều lớn lao, sâu sắc. Trong bức tranh nhỏ, chứa đựng tất cả các vấn đề xã hội. So sánh với Mảnh trăng cuối rừng - truyện ngắn viết trong thời kì đấu tranh chống Mĩ ở miền Bắc 1970, lúc này con người, cuộc sống mang vẻ đẹp lí tưởng vì yêu cầu của thời đại. Nhà văn cần khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái cao cả với cái xấu xa, thấp hèn... Trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là một con người suốt đời đi săn tìm cái đẹp, tìm cái "hạt ngọc" ẩn sâu trong tâm hồn con người đó là "mảnh trăng cuối rừng", là "chiếc thuyền ở ngoài xa", song đã có sự đổi thay trong cách nhìn về hiện thực vì cuộc sống và tâm thế sáng tạo.

Về nghệ thuật, sự sáng tạo tình huống để nhân vật va chạm với suy nghĩ của các nhân vật khác, cũng giống như bức tranh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiếp tục sự khám phá cuộc sống ở cách nhìn đa diện, phức tạp về con người. Về những số phận, những cảnh đời.

Từ thiên hướng khai thác hiện thực đời sống thuận chiều, một chiều trước 1975, với những tác phẩm đậm đà chất lãng mạn cách mạng và sử thi, những tác phẩm ở chặng sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu trở về với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo nhằm khám phá những phức tạp mới nảy sinh sau chiến tranh. Sự đổi mới trong cách nhìn hiện thực, khát vọng của mình về khả năng tác động kì diệu của văn học đối với đời sống và con người; đặt vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON