YOMEDIA

Dàn ý So sánh hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài

Tải về
 
NONE

Dàn ý So sánh hai nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời của hai người phụ nữ nghèo. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích vấn đề, tình huống trong một tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức về truyện ngắn này, các em có thểm tham khảo thêm bài giảng Chiếc thuyền ngoài xa.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, “một nhà văn viết ít nhưng ngày càng được khâm phục nhiều”. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, rút từ tập “Con chó xấu xí” (1962)
  • Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam sau 1975. Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm xuất sắc của ông ở giai đoạn này.
  • Nêu ý kiến cần bàn luận.

2. Thân bài

Giải thích ý kiến:

  • Ý kiến chỉ ra sự giống nhau của hai nhân vật: đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời; đồng thời chỉ ra sự khác nhau: tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan; còn tình yêu thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục. Đó là những nét riêng của tình mẫu tử trong hai tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.

Chứng minh:

  • Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời.
    • Bà cụ Tứ:
      • Khi biết người phụ nữ theo không con mình về làm vợ, bà cụ Tứ lặng người, cúi đầu nín lặng, khóc, vừa xót xa cho số kiếp con trai, vừa tủi thân, tủi phận cho chính mình vì nghèo mà không lấy nổi vợ cho con.
      • Đồng cảm với người vợ nhặt “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình”, đồng cảm với con trai “…Mà con mình mới có được vợ”, vun vén cho hạnh phúc của đôi trẻ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”…
    • Người đàn bà hàng chài:
      • Tình yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời khiến chị phải nhẫn nhục, chịu đựng sự đày ải tàn nhẫn của người chồng để con thuyền có người đàn ông khỏe mạnh “chèo chống khi phong ba” và “để cùng làm ăn nuôi nấng một sấp con”.
      • Khi đối thoại với Phùng và Đẩu ở Tòa án huyện, chị đã nói “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.
  • Sự khác biệt:
    • Tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan.
      • Thấu hiểu việc vượt quyền cha mẹ của Tràng.
      • Cảm thông, xót thương cho tính cách và trân trọng giá trị của người vợ nhặt.
      • Suy nghĩ, hành động, lời nói luôn lạc quan, hướng về tương lai trong những ngày đói.
        • Bà truyền cho con cái niềm hi vọng “không ai khó ba đời”
        • Hành động xăm xắm thu dọn, quét tước nhà cửa.
        • Dự định ngăn buồng cho đôi trẻ, mua đôi gà, bữa cơm mừng dâu mới với “chè khoán”…
    • Tình yêu thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục:
      • Người đàn bà hàng chài chịu đựng, hi sinh xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh khi các con đã lớn vì sợ các con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bạo lực đau lòng.
      • Vì lo những phản ứng dữ dội của thằng Phác có thể làm điều dại dột với ba nó mà chị phải cắn răng gửi thằng con chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại đã nửa năm nay.
      • Khi chồng đánh đập đau đớn chị lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục như một người câm nhưng khi thằng Phác lao vào đánh bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi đau đớn. Chị “mếu máo” gọi con, “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra”, “chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy”. Đó là nỗi đau của người mẹ khi không che chắn nổi cho tuổi thơ của các con được trong sáng, nỗi sợ hãi cho sự phát triển tính cách của con trong môi trường tăm tối, bạo lực…
    • Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến:
      • Chỉ ra được những khác biệt trong tình yêu thương con của hai nhân vật. Từ đó giúp người đọc nhận ra được những nét độc đáo của mỗi hình tượng, những khám phá riêng trong cách thể hiện, xuất phát từ cái nhìn khác nhau về con người của hai nhà văn trong hai giai đoạn văn học khác nhau.
      • Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự gặp gỡ trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn và những tư tưởng, tình cảm mà họ gửi gắm.

3. Kết bài

  • Đánh giá và khẳng định lại vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân) là sự vị tha, bao dung, lạc quan thì ở người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục. Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Gợi ý làm bài:

Kim Lân là nhà văn viết nhiều và viết khá hay về đời sống nông thôn cũng như những người nông dân hiền lành chất phác. Viết về cuộc sống, số phận, cảnh ngộ của những con người trong những năm xảy ra nạn đói năm Ất Dậu, “Vợ nhặt” là một tác phẩm tiêu biểu cho những khám phá của nhà văn về vẻ đẹp của người nông dân mà nổi bật là hình ảnh người vợ nhặt với khát vọng sống mãnh liệt.

Nguyễn Minh Châu là một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam sau năm 1975. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được kể lại từ điểm nhìn trần thuật của người nghệ sĩ mang tên Phùng - một nghệ sĩ trên hành trình khai phá nghệ thuật đồng thời tác phẩm cũng góp phần thể hiện những khám phá mới mẻ của nhà văn về hiện thực và về con người. Một thành công nổi bật của tác phẩm là những phát hiện về vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài.

Người vợ nhặt xuất hiện trong bối cảnh ngày đói quay quắt, ý chí bám lấy sự sống vấn rất mạnh mẽ trong nhân vật (bỏ qua ý thức về danh dự, chấp nhận theo không Tràng). Khi trở thành vợ của Tràng, ở chị không còn vẻ “chao chát”, “chỏng lỏn” mà thay vào đó là sự “hiền hậu đúng mực”, sự “ý tứ” với hành động “ngồi mớm ở mép giường”, “điềm nhiên và vào miệng”, “miếng cám nghẹn bứ, đắng chát”, cách đối xử chân tình với người chồng mới, ý thức tu sửa và dọn dẹp mái ấm gia đình.

Đồng thời người vợ nhặt cũng là một người có khao khát chân chính: mơ ước về tổ ấm gia đình, về hạnh phúc.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Mọi sự cam chịu đến nhẫn nhục của nhân vật đều xuất phát từ tình yêu thương con tha thiết, từ trái tim hồn hậu, vị tha của một người mẹ. Chị cũng là một người phụ nữ giàu đức hi sinh. Đặc điểm này cũng xuất phát từ tình mẫu tử, lòng yêu con tha thiết.Không những thế, người đàn bà tưởng như “khép nép”, “sợ sệt” lại là một người thấu hiểu lẽ đời, tình người. Trong khi Phùng và Điểu kết tội gã đàn ông là kẻ độc ác nhất thế gian thì chị lại lí giải những trận đòn kia bằng nỗi khổ vật chất đè nặng lên vai người đàn ông. Qua câu chuyện đời tự kể của chị, Phùng và Đẩu mới dần cảm nhận được lẽ đời và nhân tình thế thái một cách chân thực.Sử dụng biện pháp đối lập (giữa hình thức và tâm hồn), đặt nhân vật trong tình huống nhận thức độc đáo, Nguyễn Minh Châu giúp người đọc khám phá “… ẩn giấu” trong “bể sâu tâm hồn” người đàn bà hàng chài.

Viết về hai người đàn bà trong hai bối cảnh khác nhau nhưng các nhà văn đều dồn tâm sức khai phá vẻ đẹp tiềm ẩn, khó thấy, khuất lấp của người phụ nữ bên cạnh số phận đau khổ, cảnh sống khốn cùng.Người vợ nhặt hay người đàn bà hàng chài đều là những nhân vật không tên tuổi, trở thành những khái quát nghệ thuật đặc sắc. Họ mang những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.Khám phá vẻ đẹp của người phụ nữ, cả hai nhà văn đều thể hiện niềm tin vào phẩm chất của con người dù trong hoàn cảnh khốn cùng nhất.

Đặt nhân vật trong bối cảnh nạn đói nên tâm điểm nghệ thuật của Kim Lân là khát vọng sống mãnh liệt, là những căn tích tốt đẹp bây lâu bị cái đói làm cho chìm khuất. Nguyễn Minh Châu lại xây dựng hình tượng người đàn bà trong bối cảnh xã hội sau năm 1975, khi chiến tranh đã đi qua nhưng cái nghèo, cái lạc hậu vẫn chưa hết, vì vậy nhân vật của ông được khám phá ở vẻ đẹp của nhận thức của sự thấu trải lẽ đời, tình người.

Trên đây là bài văn mẫu So sánh hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chàiNgoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

---Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----- 

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF