Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp cho các em có thêm tư liệu để tham khảo khi viết văn phân tích đoạn trích này. Đồng thời, với bài văn mẫu này, các em sẽ cảm nhận được con người sống có tình có nghĩa, luôn giàu lòng thương người, vị tha của Thúy Kiều. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:
A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765 – 1820), quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là một người có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú.
- Trong Truyện Kiều, cảnh báo ân báo oán là một tình huống giàu kịch tính, thể hiện ưóc mơ công lí ở đời. Cảnh báo ân báo oán được kể trong một đoạn thơ dài 162 câu thơ (từ câu 2289 đến câu 2450), Thúc Sinh, mụ quản gia, vãi Giác Duyên được báo ân. Hoạn Thư cùng 7 tên khác bị báo oán.
2. Thân bài
- Giới thiệu về đoạn trích:
- Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán được trích từ phần sau đoạn “Kiều gặp Từ Hải”.
- Thúy Kiều báo ân
- Thúc Sinh được mời đến trong cảnh oai nghiêm nơi Kiều xử án.
- Kiều biết ơn Thúc Sinh
- Đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh.
- Cho nàng về làm vợ lẽ (dù phải chịu nhiều đau đớn hơn phận tôi đòi).
- Trân trọng Thúc Sinh.
- Kiều đền ơn Thúc Sinh: “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân”.
- Nhắc đến những việc mà Hoạn Thư đã gây ra cho mình.
⇒ Cách cư xử tế nhị, khôn khéo của Thúy Kiều khi báo ân Thúc Sinh.
⇒ Kiều là người có bản chất vị tha, thông minh, sáng suốt và sống có tình nghĩa.
- Thúy Kiều báo oán
- Vị thế của Thúy Kiều:
- Lúc ở nhà Hoạn Thư: Kiều là nô tì, vợ lẽ.
- Giờ Kiều đã là phu nhân quan tòa.
- Vị thế của Hoạn Thư:
- Lúc trước là chủ nhà.
- Bây giờ là bị cáo, bị xét xử bởi Kiều.
- Cách xưng hô “Tiểu thư”: thể hiện thái độ mỉa mai, đe dọa những hình phạt khủng khiếp đối với Hoạn Thư và danh gia nhà họ Hoạn.
- Thái độ của Hoạn Thư: tuy sợ nhưng vẫn tỏ ra là người khôn ngoan, gian xảo.
- Đầu tiên, dựa vào cớ mình là phụ nữ hay ghen để gỡ tội.
- Khôn khéo gợi lại những việc làm nhân nghĩa đối với Kiều: cho chép kinh ở Quan Âm Các, không bắt giữ khi Kiều bỏ trốn.
- Tự nhận lỗi về mình.
- ⇒ Hoạn Thư là một người khôn ngoan, quỷ quyệt, biết biến nguy thì an.
- Trước lí lẽ sắc bén của Hoạn Thư, Kiều đã:
- Khâm phục tài trí, miệng lưỡi của Hoạn Thư.
- Phân vân, khó xử.
- Răn đe và tha bổng cho Hoạn Thư.
- Vị thế của Thúy Kiều:
⇒ Kiều là người độ lượng, khoan dung, vị tha và nhân hậu.
⇒ Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ mang tính ước lệ và ngôn ngữ nôm na, bình dân, thành ngữ dân gian.
3. Kết bài
- Nội dung:
- Tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư được làm nổi bật.
- Đoạn trích thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân.
- Nghệ thuật:
- Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
- Ngôn ngữ đối thoại được sử dụng để khắc họa, miêu tả và xây dựng nhân vật.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
Gợi ý làm bài:
Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi chốn thanh lâu, Kiều trở thành một mệnh phụ phu nhân. Chẳng bao lâu sau, Từ Hải đã có binh cường tướng mạnh:
Trong tay mười vạn tinh binh,
Kéo về đóng chật một thành Lâm Tri.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Sự việc diễn ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Vốn là một phụ nữ trung hậu, đã từng nếm trải bao cay đắng và ngang trái trong cuộc đời, vả lại Kiều cũng tự biết rằng mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác, tha tội Hoạn Thư, Thúy Kiều càng tỏ ra vô cùng cao thượng. Ai đã từng đọc bản dịch Kim Vân Kiều truyện, đem đối chiếu với Truyện Kiều, ta mới thấy hết tài sáng tạo của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du, nhất là trong cảnh báo ân báo oán. Cảnh pháp trường thời trung cổ được miêu tả ước lệ mà không kém phần uy nghiêm! Lời thoại rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lí, tính cách nhân vật Thúc Sinh lành mà nhát sợ, Hoạn Thư thì khôn ngoan, sắc sảo, Kiều rất trung hậu, cao thượng, bao dung.
Nguyễn Du đã sáng tạo nên những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện ân oán, cái lẽ đời xưa nay, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----