Thúy Kiều báo ân báo oán là một trong những đoạn trích thành công của Nguyễn Du khi sử dụng ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách và con người nhân vật. Với bài văn mẫu Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Học247 hi vọng cung cấp cho các thêm tư liệu tham khảo bổ ích khi học đoạn trích này. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765 – 1820), là Đại thi hào của Việt Nam.
- Sự nghiệp văn học rất phong phú và đồ sộ.
- Giới thiệu đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
- Đoạn trích được trích từ tác phẩm Truyện Kiều.
- Nằm ở cuối phần II sau đoạn “Kiều gặp Từ Hải”
- Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều
- Thúy Kiều báo ân Kim Trọng và báo oán Hoạn Thư
2. Thân bài
- Đúng với phẩm chất nhân hậu của vốn có, Thúy Kiều nghĩ tới việc báo ân trước khi báo oán.
- Đầu tiên, Kiều mời Thúc Sinh đến:
- Trước cảnh uy nghiêm “gươm lớn, giáo dài”, chàng Thúc hoảng sợ, mất cả thân sắc, bước đi không vững.
- Lời nói của Kiều chứng tỏ nàng thật sự trân trọng hành động nghĩa hiệp mag Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn.
- Thúc Sinh chuộc nàng ra khỏi chốn lầu xanh.
- Cứu thoát nàng ra khỏi cảnh đời ô nhục.
- Kiều đã có những tháng ngày tạm thời yên ổn trong cuộc sống chung với Thúc Sinh.
⇒ Kiều gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non” và nàng không bao giờ quên.
- Kiều ân cần, hỏi han Thúc Sinh để trấn an chàng.
- Cách sử dụng ngôn từ khi nói chuyện với Thúc Sinh: cho thấy Thúy Kiều rất biết ơn và tôn trọng Thúc Sinh.
- Khi trò chuyện với Thúc Sinh, Kiều đã nhắc tới HoạnThư. Việc nhắc tới Hoạn Thư cho thấy vết thương là mà họ Hoạn gây ra cho nàng vẫn còn âm ỉ rỉ máu, làm cho nàng đau đớn về mặt thể xác và tinh thần.
- Khi nhắc đến Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều đã chuyển qua ngôn ngữ nôm na, bình dân. Những thành ngữ: kẻ cắp gặp bà già, kiến bò miệng chén và câu nói “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn một cuộc báo oán theo quan điểm của dân gian “ác giả ác bào”.
- Hành động báo ân Thúc Sinh cho thấy Kiều là một người nhân hậu, nghĩa tình.
- Đến đoạn báo oán, Kiều càng tỏ ra mình là một người thông minh, giàu lòng vị tha và nhân hậu.
3. Kết bài
- Nội dung: tấm lòng nhân hậu, biết ơn, trân trọng của Kiều với những ân nghĩa; giàu vị tha đối với những oán thù.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc cho thấy chính nghĩa luôn thắng ác tà.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
Gợi ý trả lời
Trải qua hết nạn nọ đến nạn kia, Kiều đã nếm đủ mọi điều cay đắng. Có lúc tưởng chừng nàng buông xuôi trước số phận:
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
Trong khi Kiều chới với, tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện. Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của cô gái tài sắc họ Vương. Người anh hùng đội trời đạp đất chẳng những cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp mà còn đưa nàng từ thân phận con ong cái kiến bước lên địa vị một phu nhân quyền quý, cao hơn nữa là địa vị của một quan tòa.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Qua những lí lẽ để gỡ tội của Hoạn Thư, chúng ta thấy ả là loại người sâu sắc nước đời và quỷ quái tinh ma. Tuy nhiên, việc Hoạn Thư được tha bổng không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự bào chữa của ả mà chủ yếu là do tấm lòng độ lượng của Kiều. Đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán một lần nữa đã chứng minh tấm lòng vị tha, nhân hậu đáng quý của người con gái tài sắc họ Vương và cũng là của tác giả Truyện Kiều.
Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thuý Kiều đã trở thành vị quan toà thực hiện công lí. Đoạn thơ phản ánh khát vọng và ước mơ công lí chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân thời đại Nguyễn Du.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----