Phần hướng dẫn soạn bài gợi ý cách trả lời các câu hỏi cụ thể giúp các em có cái nhìn khái quát về bài thơ Sang Thu trong quá trình chuẩn bị bài, củng cố và nắm vững hơn kiến thức trọng tâm của bài học.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Từ cuối hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt, Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh quen thuộc giàu sức biểu cảm.
- Bài thơ cũng nói lên cuộc sống và con người từng trải.
1.2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ, gần với các nàn điệu dân ca.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát và cảm xúc.
- Câu từ chặt chẽ, sự thay đổi tự nhiên của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu với các phép tu từ đặc sắc.
2. Soạn bài Sang thu
Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhờ thơ cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh hiện tượng nào?
- Sự biến đổi của đắt trời sang thu được nhà thơ chợt nhận qua tín hiệu giao mùa... từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang đỏ chín) với tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, thể hiện qua các từ: bỗng, hình như.
Câu 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ và sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
- Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ và biến chuyển trong không gian được thể hiện qua giác quan với sự rung động thật tinh tế:
- Hương ổi phả vào trong gió thu.
- Sương đầu thu chuyển động chầm chậm và nhẹ nhàng nơi thôn xóm.
- Dòng sông như bức tranh thiên nhiên- dòng nước trôi thanh thản gợi lên vẻ êm dịu, cánh chim bay vội vả buổi hoàng hôn.
- Cảm giác ngẫu hứng về không gian lúc giao mình được diễn tả thú vị qu hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”
- Nắng vẫn nồng nhưng những cơn mưa và sấm chớp mùa hạ đã bớt dần một cách bất ngờ.
- Sự cảm nhận tình tế đó được thể hiện đặc biệt qua những từ ngữ diễn tả cảm giác trạng thái như: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng.
Câu 3. Theo em nét riêng của thời điểm giao mùa hạ thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai câu thơ cuối bài?
- Nét riêng của thời điểm giao mùa được nhà thơ thể hiện đặc sắc nhất qua đoạn:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vả
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
- Hai dòng thơ cuối bài có hai tầng ý nghĩa:
- Nghĩa thực: Lúc sang thu sẽ bớt đi tiếng sấm, hàng cây cũng không còn giật mình bất ngờ vì tiếng sấm nữa
- Nghĩa bóng: Nhà thơ muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: khi con người đã từng trải thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của cuộc đời.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sang thu - Hữu Thỉnh để nắm vững kiến thuecs cần đạt hơn.
3. Một số bài văn mẫu về bài Sang thu
Mùa thu là một mùa mang trong mình bao nhiêu xúc cảm. Đó chính là nguồn cảm hứng vô tận dành cho các văn nghệ sĩ trong đó có nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh được ra đời năm 1978 sau khi đất nước ta giải phóng được 2 năm…Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa. Bài thơ rút trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” (1991). Toàn bài gồm ba khổ thơ, diễn tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời, những nghĩ suy của lòng người qua những cảm nhận tinh tế, những hình ảnh đẹp và giàu sức gợi cảm. Để nắm được nội dung bài học cũng như viết được bài văn viết liên quan đến tác phẩm này đạt kết quả cao, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về bài Sang thu
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Cảm nhận khổ 1, 2 bài Sang thu
Cảm nhận của em về khổ 1 ,2 của bài thơ "Sang Thu" của Hữu Thỉnh
Thanks!
-
Cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Sang Thu
Cảm nhận của em về 2 khổ thơ cuối bài thơ Sang Thu
-
Phân tích bức tranh thiên nhiên qua bài Sang thu
phân tích bức tranh thiên nhiên qua bài sang thu
-
Hướng dẫn soạn bài " Sang thu" - Nguyễn Hữu Thỉnh - Văn lớp 9